Thứ bảy 19/04/2025 18:58

Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ năm 2019: Thúc đẩy nông sản các địa phương phát triển

Diễn ra từ ngày 5 - 11/11, Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ năm 2019 mở ra cơ hội hợp tác cho nhà nông, doanh nghiệp, nhà quản lý trong việc định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế.    

Tối ngày 5/11, tại Công viên Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, UBND tỉnh, Sở Công Thương Thái Bình tổ chức khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ năm 2019. Đây là sự kiện nằm trong chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia năm 2019, được tổ chức với quy mô lớn và có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thương hiệu mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Với quy mô 400 gian hàng thu hút gần 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia, Hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ năm nay diễn ra từ ngày 5 - 11/11. Các sản phẩm đưa tới hội chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá gồm: máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ nông nghiệp, sản phẩm lúa gạo, cây trồng, vật nuôi, các loại rau củ quả, nông sản chế biến, sản phẩm làng nghề và một số mặt hàng công nghiệp may mặc, da giày, mỹ phẩm, dược phẩm, đồ trang sức, đá quý, sản phẩm OCOP. Trong khuôn khổ hội chợ sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa ẩm thực, triển lãm sinh vật cảnh, hội thảo, hội nghị tập huấn, xúc tiến thương mại, giao lưu văn nghệ.

Cắt băng khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ năm 2019

Phát biểu khai mạc hội chợ, ông Nguyễn Hoàng Giang - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình - Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức hội chợ - cho biết, đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao. Qua đó giúp các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Góp phần giúp các địa phương triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp.

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Giang, Hội chợ là điểm đến kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, qua đó quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác, ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Hội chợ sẽ góp phần giúp nông dân có định hướng và tư duy mới về phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa đủ sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế.

Người tiêu dùng thăm quan gian hàng tại hội chợ

Đánh giá cao công tác tổ chức Hội chợ, đại diện Công ty TNHH Thủy sản Hải Minh Đăng (Hải Phòng) cho hay, năm nào cũng tham tham gia Hội chợ, lợi ích công ty đạt được không chỉ là những hợp đồng, bạn hàng có được ngay tại hội chợ mà còn là việc sản phẩm của doanh nghiệp được giới thiệu rộng rãi tới rất nhiều khách hàng tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, tạo ra khả năng mở rộng thị trường tốt.

Hiện sản xuất các mặt hàng nông sản còn manh mún, nhỏ lẻ, việc quản lý chất lượng sản phẩm cả trong quá trình trồng trọt và quá trình lưu thông, công tác bảo quản, sơ chế sản phẩm còn hạn chế; còn ít những doanh nghiệp lớn làm đầu mối mua hàng hóa cho bà con nông dân, đơn vị sản xuất dẫn đến đầu ra sản phẩm còn nhiều khó khăn. Các hộ, hợp tác xã sản xuất hàng hóa, nông sản vẫn theo hướng tập quán truyền thống, nhiều loại nông sản chưa đáp ứng được các yêu cầu về thủ tục giấy tờ đăng ký, kiểm định chất lượng, phương thức thanh toán, mẫu mã bao bì sản phẩm.... Sự liên kết, kết nối giữa các cơ sở, đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp phân phối chưa làm được thường xuyên... Do đó, việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt thông qua việc tổ chức hội chợ sẽ tiếp tục là nơi giao lưu giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối, từ đó góp phần định hướng hoạt động sản xuất chuyển dịch từ “sản xuất cái mình có” sang “sản xuất cái người tiêu dùng cần”, sự kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất và phân phối sẽ giúp hàng Việt lan tỏa.

Diễn ra từ năm 2005 tới nay, Hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ là sự kiện được tổ chức thường niên tại Thái Bình. Qua mỗi kỳ tổ chức, quy mô, chất lượng của hội chợ được nâng lên rõ rệt và thu hút sự tham gia ngày một đông đảo của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Năm 2018, theo thống kê của Ban tổ chức, trong 7 ngày diễn ra, Hội chợ đã thu hút khoảng gần 7 vạn lượt khách đến tham quan, mua sắm (trung bình mỗi ngày khoảng trên 9.000 lượt). Doanh số bán hàng trực tiếp tại hội chợ đạt trên 60 tỷ đồng.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Thêm 6 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Nước mắm Lê Gia đạt chứng nhận OCOP 5 sao quốc gia

Đà Nẵng: Người lao động háo hức đi Chợ Tết Công đoàn

Lan toả tinh thần sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Tập trung đầu tư để sản phẩm OCOP Quảng Bình khẳng định được thương hiệu

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam