Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Việt Nam

Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics đặc biệt là kho lạnh, kho mát để bảo quản nông sản là cần thiết nhằm giúp giữ được chất lượng cũng như giá trị của sản phẩm.
Dự án mở rộng cảng Chu Lai: Nâng cao năng lực chuỗi dịch vụ logistics

Việc xây trung tâm logistics đặc biệt là các kho lạnh, kho mát để bảo quản các sản phẩm thủy sản, trái cây là cần thiết nhằm giúp giữ được chất lượng cũng như là đảm bảo được giá trị của sản phẩm.

Hoan thien chuoi dich vu logistics cho nong san Viet Nam hinh anh 1
Bốc xếp hàng hóa container. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Mặc dù là ngành dịch vụ quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối nhưng cho đến nay, hoạt động logistics trong lĩnh vực nông nghiệp mới trong giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa phát huy đầy đủ vai trò để góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.

Không những vậy, tại nhiều địa phương doanh nghiệp nông nghiệp vẫn đang phải tự cung cấp hạ tầng logistics cho sản phẩm của mình, chính điều này đã làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề logistisc trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và logistics cho nông sản nói riêng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, phóng viên đã phỏng vấn ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương.

Ông có đánh giá thế nào về hạ tầng logistics Việt Nam hiện nay, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long?

Phó Cục trưởng Trần Thanh Hải: Trong những năm gần đây hạ tầng logistics Việt Nam đã cải thiện đáng kể, đặc biệt là về hạ tầng giao thông với mạng lưới các tuyến đường bộ; trong đó đường cao tốc được mở rộng nhanh, hạ tầng cảng biển đáp ứng đủ năng lực để phục vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Hạ tầng về hàng không, sân bay cũng có sự mở rộng, đường sắt phát triển chậm hơn tuy nhiên cũng đang có sự cố gắng để kết nối với các loại hình khác.

Bên cạnh hạ tầng về vận tải, hạ tầng về kho bãi và các cơ sở về sơ chế, bảo quản cũng có sự phát triển tương ứng. Riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc thù của khu vực này là địa hình về sông ngòi chia cắt nên thời gian qua, việc phát triển hạ tầng còn gặp khó khăn, đặc biệt là hạ tầng về đường bộ, đường sắt.

Cho đến thời điểm này, Việt Nam cũng có các tuyến cao tốc, kết nối từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Bình Thuận, tuyến Lộ Tẻ-Rạch Sỏi... còn các tuyến đường khác vẫn chỉ là các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ. Trong thời gian sắp tới, dự kiến Chính phủ cũng sẽ tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và bên cạnh đường bộ, hạ tầng đường thủy, đường biển ở khu vực này cũng sẽ được nâng cấp đáng kể.

Nói về xuất nhập khẩu, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu và 3,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Song số lượng doanh nghiệp logistics tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chiếm chưa tới 5% số lượng doanh nghiệp logistics cả nước. Ông có thể cho biết nguyên nhân của vấn đề này?

Phó Cục trưởng Trần Thanh Hải: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long trong tỷ trọng chung của cả nước chưa phải là cao. Tuy nhiên, nếu nhìn vào một số mặt hàng đặc thù, chúng ta thấy tỷ trọng khác hẳn.

Như đối với sản phẩm gạo, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm đến 95% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, đối với trái cây thì đây cũng là khu vực chiếm đến 70% xuất khẩu trái cây. Tương tự như vậy đối với thủy sản thì Đồng bằng sông Cửu Long cũng chiếm đến 65% khối lượng xuất khẩu thủy sản. Như vậy, mặc dù giá trị của các sản phẩm không lớn, không cao như các sản phẩm công nghiệp nhưng xét về mặt khối lượng rất lớn.

Do vậy nhu cầu vận chuyển, nhu cầu bảo quản, nhu cầu sơ chế cho các sản phẩm để duy trì được chất lượng cũng như đảm bảo giá thành là quan trọng.

Phần lớn các sản phẩm xuất khẩu này phải thông qua các cảng để vận chuyển, với hạ tầng vẫn còn hạn chế như hiện nay cũng là yếu tố làm đẩy giá thành và chi phí về logistics lên, do vậy giảm hiệu quả về xuất nhập khẩu.

Hoan thien chuoi dich vu logistics cho nong san Viet Nam hinh anh 2
Container chứa hàng hóa tại Tân Cảng Cát Lái. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Việc thiếu hụt các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh, thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng... ảnh hưởng thế nào đến sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam, thưa ông?

Phó Cục trưởng Trần Thanh Hải: Nông sản là mặt hàng đặc thù, yêu cầu phải được bảo quản ngay sau khi thu hoạch. Việc xây dựng trung tâm logistics đặc biệt là các kho lạnh, kho mát để bảo quản các sản phẩm như thủy sản, trái cây là cần thiết để giúp cho giữ được chất lượng cũng như là đảm bảo được giá trị của sản phẩm.

Hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long có một số trung tâm logistics, kho lạnh, kho mát tập trung ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Trong khi đó, các khu vực khác như Đồng Tháp, An Giang hay Cà Mau, Bạc Liêu vẫn còn thiếu.

Việc hình thành các trung tâm logistics và bên cạnh đó là các hoạt động bổ trợ như chiếu xạ, sơ chế sẽ hình thành một chuỗi liên hoàn của trung tâm logistics phục vụ cho nông sản. Đây là mục tiêu của các doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang hướng tới.

Thưa ông, một số doanh nghiệp nông nghiệp vẫn đang phải tự cung cấp hạ tầng logistics cho chính sản phẩm của mình. Vậy theo ông, cần có giải pháp cũng như chính sách nào để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hoàn thiện mạng lưới chuỗi dịch vụ logistics?

Phó Cục trưởng Trần Thanh Hải: Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn có điều kiện về quy mô vốn cũng như hạ tầng về mặt đất đai có thể là xây dựng một số hạ tầng phục vụ riêng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, với đa số các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ điều này khó khả thi. Vì vậy, cần có các doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp cùng bắt tay với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hình thành mạng lưới hoàn chỉnh.

Do vậy, sự đầu tư của các doanh nghiệp logistics, đặc biệt là đầu tư về hạ tầng như trung tâm logistics, kho lạnh, kho mát, cơ sở chiếu xạ hoặc là trung tâm sơ chế là mắt xích thiết yếu trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nông sản. Bởi thế, cần thiết có cơ chế đặc thù để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Vừa qua, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 45/2022/QH15 Hà Nội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ với mong muốn đưa Cần Thơ trở thành trung tâm liên kết, chế biến, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Đây cũng sẽ là động lực, là cú huých để hiện thực hóa mục tiêu mà chúng ta đã đề cập ở trên./.

Xin cảm ơn ông!

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Điểm lại những phát biểu của các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công Thương trong năm 2024 về thúc đẩy công nghiệp, thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế...
Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng trên 20%, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ có những chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kích thích hoạt động tiêu dùng trong nước phát triển.
Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc đào tạo kỹ năng và kiến thức kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Gia Lai được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển.
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Ngay khi Temu vừa tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương thì sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn cũng đã chính thức ra mắt.
Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Tại Hải Phòng diễn ra hội thảo ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm hỗ trợ hơn 100 doanh nghiệp tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến.
Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Bình quân mỗi 1 người dành ra tới 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng và rút “hầu bao” mua hàng, người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online.
TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TikTok Việt Nam vừa tổ chức sự kiện TET to the TOP 2025 – khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok cho một mùa Tết bùng nổ tại TP. Hồ Chí Minh.
80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Trong năm 2024, có tới 80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

10 tháng năm 2024, tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam đã đạt 18-20%, hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao.
Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Nhóm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... giữ khoảng 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin, Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký.
Online Friday 2024 ghi nhận sự

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hơn 900 phiên livestream bán hàng; 1,8 tỷ lượt xem gắn hashtag #OnlineFriday; bùng nổ đơn hàng Việt... là những con số ấn tượng trong Online Friday 2024.
Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Với sự góp mặt của hàng nghìn nhà sáng tạo nội dung và hàng trăm nhãn hàng Việt Nam, đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024.
CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Online Friday 2024 là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm, minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định được vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đã chính thức khai mạc tối ngày 29/11/2024, tại Cung thiếu nhi Hà Nội.
Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Tối 29/11 tại Cung thiếu nhi Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024.
Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử đang là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có Quyết định số 367/QĐ-TMĐT ban hành Quy chế dành cho các đối tác tham gia Online Friday 2024.
Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... sẽ tham gia Online Friday 2024

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... sẽ tham gia Online Friday 2024

Online Friday 2024 sẽ tập trung quảng bá hàng Việt thông qua hợp tác với các KOL, KOC như Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... và các sàn thương mại điện tử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động