Phiên chợ Đưa hàng Việt về vùng nông thôn xã Tử Nê huyện Tân Lạc |
Theo đó, Phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa đầu tiên trong năm 2018 đã diễn ra tại xã Pà Cò (huyện Mai Châu) từ ngày 10 - 12/8; phiên chợ thứ 2 diễn ra từ ngày 14 - 16/8, tại xã Noong Luông (huyện Mai Châu) và phiên chợ thứ 3 diễn ra tại xã Phong Phú (huyện Tân Lạc) từ ngày 16 -18/8.
Mỗi phiên chợ có sự tham gia của 15 doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh với quy mô 25 gian hàng. 100% sản phẩm là hàng Việt Nam gồm dệt may, da giày, đồ nhôm, nhựa, hóa mỹ phẩm… Tất cả các mặt hàng đều của các doanh nghiệp trong nước sản xuất, có chất lượng, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng vùng nông thôn, miền núi, phiên chợ là cơ hội để người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận nhiều hơn với những sản phẩm đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, có giá cả hợp lý. Các phiên chợ giúp doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu hình ảnh đến người tiêu dùng, mở rộng lưới phân phối tại địa phương. Đồng thời, thực hiện tốt mục tiêu của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ).
Theo Sở Công Thương Hòa Bình, việc thực hiện các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa là một trong những hoạt động trọng tâm thuộc khuôn khổ CVĐ. Bởi ở các khu vực này, hệ thống phân phối hàng hóa kém phát triển, nhu cầu hàng Việt Nam chất lượng cao rất lớn. Hàng năm, vào các dịp cuối năm, lễ, Tết, Sở Công Thương rất chú trọng tổ chức các phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Các doanh nghiệp tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn chủ động mang đến bán các sản phẩm, hàng hóa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân địa phương, góp phần bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu. Đội ngũ bán hàng với cung cách phục vụ nhiệt tình, ngoài buôn bán còn giới thiệu, tư vấn cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết khi chọn mua hàng Việt. Đáng chú ý, sau các phiên chợ này, tổng doanh số của các doanh nghiệp đạt đến gần 1 tỷ đồng, cho thấy nhu cầu mua sắm của người dân tương đối cao. Đặc biệt, từ chỗ chưa biết đến hàng Việt Nam, người tiêu dùng đã chú trọng, ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam cho nhu cầu mua sắm hàng ngày. Đây cũng là khu vực thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khó khăn trong việc triển khai các phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa là do kinh phí của địa phương dành cho các chương trình còn hạn chế nên chưa hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp tham gia. Bên cạnh đó, việc hàng hóa nhập lậu qua biên giới vào thị trường tương đối nhiều, cạnh tranh trực tiếp gây khó khăn cho các doanh nghiệp và sản phẩm hàng Việt Nam. Do đó, bên cạnh việc tiếp tục tuyên truyền về hàng hóa Việt ở khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, Sở Công Thương Hòa Bình kiến nghị, đẩy mạnh các hoạt động quản lý thị trường để bảo vệ hàng hóa Việt Nam, nâng cao hơn nữa hiệu quả đưa hàng Việt về nông thôn.
Bên cạnh việc đẩy mạnh đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, Sở Công Thương Hòa Bình sẽ tiếp tục xây dựng các Điểm bán hàng Việt Nam ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đặt mục tiêu đến năm 2020, xây dựng ít nhất 1 Điểm bán hàng Việt trên địa bàn mỗi huyện, thành phố để hàng hóa do Việt Nam sản xuất ngày càng đến gần với người tiêu dùng. |
Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi và KCN ở Thái Nguyên- Thành công hơn mong đợi Chuỗi sự kiện Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi và khu công nghiệp năm 2018 được Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ ... |
Chuyển biến nhận thức về hàng Việt Bằng nhiều hoạt động thiết thực như: đưa hàng Việt về nông thôn, xây dựng điểm bán hàng Việt, kết nối cung - cầu hàng ... |
Tích cực đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng Là huyện miền núi thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, những năm qua, huyện Tam Đảo luôn được đánh giá là một trong những điểm sáng của ... |