Chủ nhật 04/05/2025 00:23

Hòa Bình: Chính thức khai hội chùa Tiên năm 2024

Ngày 13/2, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Lễ khai hội chùa Tiên (huyện Lạc Thủy) năm 2024 với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc sắc.

Lễ khai hội chùa Tiên năm nay diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 - 14/2/2024 (tức mùng 3, 4, 5 tháng Giêng). Trước khi diễn ra lễ khai hội chính thức, Ban Tổ chức Lễ hội đã tiến hành lễ rước kiệu Tam vị Đức Ông từ đền Trình; rước kiệu Thánh Mẫu từ đền Mẫu; rước kiệu của vị thần thờ trong đình từ đình Trung rước về chùa Tiên.

Lễ khai hội chùa Tiên 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 - 14/2/2024 (tức mùng 3, 4, 5 tháng Giêng)

Phát biểu tại lễ hội, ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết, Lễ hội Chùa Tiên năm 2024 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh cùng nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, trò chơi dân gian phong phú. Thông qua các hoạt động của lễ hội, chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc về sự lan tỏa mạnh mẽ của giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống tinh thần của nhân dân.

Ban Tổ chức Lễ hội đã tiến hành lễ rước kiệu Tam vị Đức Ông từ đền Trình; rước kiệu Thánh Mẫu từ đền Mẫu; rước kiệu của vị thần thờ trong đình từ đình Trung rước về chùa Tiên

Lễ hội chùa Tiên được tổ chức thường niên sẽ góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Chương trình múa lân rộn ràng dịp đầu xuân năm mới tại Lễ hội

Đồng thời, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội chùa Tiên đem đến cho chúng ta những dấu ấn đặc biệt, tạo dựng một tâm thế tốt trong dịp đầu xuân mới, cổ vũ các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, học tập để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc diễn ra tại Lễ hội

Theo Thượng tọa Thích Đức Nguyên, Chủ tịch Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Chùa Tiên là ngôi chùa lớn của tỉnh. Dân tộc Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới tổ chức Tết cổ truyền. Nhưng dân tộc Việt Nam chọn Tết, mùa Xuân là dịp mở lễ hội để tôn vinh văn hóa, truyền thống, cội nguồn, tổ tiên, dân tộc. Người dân về với lễ hội để tạo sức mạnh đoàn kết, góp sức xây dựng quê hương, đất nước.

Thông tin từ Ban tổ chức lễ hội, các đại biểu và du khách sẽ được chiêm bái, tham gia nhiều hoạt động đa dạng, đặc sắc như: Múa lân, rồng; thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ tại các điểm di tích đền Trình, đền Mẫu, chùa Tiên; trình diễn nhạc cụ dân tộc; trình diễn nghệ thuật chiêng Mường, múa hát dân ca, chầu văn.

Đông đảo người dân và du khách đến khai hội chùa Tiên năm 2024

Ngoài ra, du khách có thể tham quan tại các điểm di tích, các gian hàng hội chợ xuân tại khu chợ chùa Tiên với 46 gian hàng của các huyện: Yên Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc; các xã, thị trấn của huyện Lạc Thủy và Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, Viễn thông Lạc Thủy, các tiểu thương… Các gian trưng bày nhiều sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm OCOP, ẩm thực… Đặc biệt, tại Lễ hội năm nay sẽ diễn ra màn bắn pháo hoa tại khu di tích chùa Tiên.

Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống, có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân, là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng hấp dẫn. Lễ hội có nguồn gốc từ xa xưa, được phục dựng và duy trì tổ chức hằng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; góp phần phát huy tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương và tỉnh Hòa Bình.

Lễ hội chùa Tiên sẽ diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 4/1 âm lịch đến hết tháng 3 Âm lịch. Các hoạt động Lễ hội chùa Tiên được tổ chức tại Di tích Quốc gia Quần thể hang động khu vực chùa Tiên với 21 điểm di tích thuộc nhiều loại hình như: Di tích lịch sử văn hóa, di tích danh thắng và di tích khảo cổ học. Mỗi loại hình đều mang giá trị lịch sử và bản sắc riêng.

Dần Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Tết cổ truyền

Tin cùng chuyên mục

Nút giao Liêm Tuyền hướng về Cầu Giẽ ùn tắc nghiêm trọng

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Người trẻ hôm nay vẫn thổi bùng 'ngọn lửa', sẵn sàng viết tiếp nên câu chuyện hòa bình

Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Du lịch hay ‘trốn phố’ về quê: Người Việt chọn gì?

Thời tiết hôm nay 3/5: Bắc Bộ ngày nắng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 3/5/2025: Biển Đông có lốc xoáy

Từ lời nhắn ‘thế hệ các cháu đừng có huân chương’ đến hiệu triệu ‘đôi cánh mới’ của Tổng Bí thư

Bộ đội Biên phòng Lai Châu cứu bé gái lạc trong rừng

Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Tai nạn giao thông trong 2 ngày lễ đầu tháng 5 giảm cả hai tiêu chí

Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 3: Từ 'mạch máu' thép đến 'huyết quản' số

Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng

Thời tiết biển hôm nay 2/5/2025: Hầu hết vùng biển mưa, dông

Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa

Rộn ràng sắc màu ngày 1/5 trên khắp phố phường Hà Nội