|
Trong đó, Sở Công Thương Tiền Giang đã hỗ trợ Công ty TNHH đông trùng hạ thảo Thiên Ân (có sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu vực phía Nam năm 2020) thực hiện đề án xây dựng mô hình trình diễn sản xuất sản phẩm mới bột dinh dưỡng từ đông trùng hạ thảo với kinh phí 392 triệu đồng; tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố, qua đó, tạo điều kiện cho 2 đơn vị có sản phẩm CNNT tiêu biểu ký kết Biên bản ghi nhớ với các nhà phân phối.
Nguồn vốn khuyến công đã giúp nhiều cơ sở phát triển sản xuất, mở rộng thị trường |
Với Bình Định, năm 2020, Sở Công Thương tỉnh đã hỗ trợ 11 cơ sở có sản phẩm CNNT tiêu biểu, tổng kinh phí trên 1,164 tỷ đồng, tập trung vào nội dung ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất và hỗ trợ thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm. Cùng đó, Sở Công Thương cũng dành một phần kinh phí thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại giúp các cơ sở giới thiệu, quảng bá và đưa sản phẩm CNNT tiêu biểu tới tay người tiêu dùng trên cả nước.
Dù các hoạt động hỗ trợ đã bước đầu phát huy hiệu quả, giúp sản phẩm CNNT tiêu biểu cũng như doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sản phẩm CNNT tiêu biểu được phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều địa phương, công tác hỗ trợ nói chung đang gặp nhiều khó khăn, chưa nhiều sản phẩm và doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách khuyến công. Nguyên nhân phần lớn là do các cơ sở CNNT gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang bị máy móc, mở rộng sản xuất; khả năng tìm kiếm mở rộng thị trường còn hạn chế, hầu hết phát triển theo hướng tự phát nên việc đáp ứng các điều kiện và xây dựng đề án hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công còn hạn chế. Mặt khác, nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu chủ yếu từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được nguồn lực tài chính từ các tổ chức khác nên còn eo hẹp.
Tại một số địa phương, sản phẩm CNNT tiêu biểu chưa có vùng nguyên liệu ổn định, chưa đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, các cơ sở CNNT sản xuất chủ yếu quy mô hộ gia đình nên nhỏ lẻ, tính liên kết thấp.
Để tăng hiệu quả của công tác hỗ trợ cũng như tạo chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm CNNT tiêu biểu trên thị trường, nhiều địa phương đề xuất: Bộ Công Thương quan tâm bố trí nguồn vốn khuyến công quốc gia để hỗ trợ các chương trình, đề án phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu, nhất là các sản phẩm đạt cấp khu vực, cấp quốc gia; có cơ chế hỗ trợ triển khai hoạt động xúc tiến thương mại từ nguồn kinh phí quốc gia cho các cơ sở có sản phẩm CNNT tiêu biểu; xây dựng chương trình truyền thông, quảng bá sản phẩm CNNT tiêu biểu mang tầm chiến lược; chủ động nghiên cứu, xây dựng tên gọi sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp dễ nhớ, dễ gọi và dễ lan tỏa.
Bộ Công Thương xem xét bãi bỏ quy định thủ tục hành chính đối với việc cấp Giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp tại Quyết định số 9489/QĐ-BCT của Bộ Công Thương; thống nhất việc gửi hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực và cấp quốc gia bằng hồ sơ điện tử, không dùng bản giấy; xem xét giãn khoảng cách thời gian tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu định kỳ 3 năm 1 lần để nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị của Giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp.
Sáu nội dung được hỗ trợ theo Kế hoạch số 1480 gồm: Tư vấn hướng dẫn cách tiếp cận chính sách ưu đãi của nhà nước, hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, giới thiệu về sản phẩm qua một số kênh, hỗ trợ kết nối vào các hệ thống phân phối, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ triển khai thương mại điện tử. |