Thứ sáu 09/05/2025 22:53

Hỗ trợ nhiều lao động người Việt gặp khó khăn tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã cung cấp một số thông tin về tình hình lao động người Việt gặp khó khăn tại Cộng hòa Dân chủ Congo.

Đại sứ quán Việt Nam tại Angola trước đó đã cảnh báo công dân Việt Nam tránh bị lôi kéo đi lao động ở một số nước châu Phi, sau khi nhận được nhiều lời kêu cứu từ công dân Việt Nam mắc kẹt ở Cộng hòa Dân chủ Congo.

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 20/10 về tình hình lao động người Việt tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Về việc này, chúng tôi thấy một số cơ quan báo chí đã đăng tải thông tin liên quan. Chúng tôi cũng đã trao đổi với Đại sứ quán Việt Nam tại Angola kiêm nhiệm Cộng hòa Dân chủ Congo và được biết là trong thời gian gần đây, Đại sứ quán có tiếp nhận được nhiều đề nghị giúp đỡ, đưa về nước từ công dân Việt Nam từ Cộng hòa Dân chủ Congo do có những vướng mắc với chủ sử dụng lao động trong vấn đề bố trí việc làm, sinh hoạt nợ lương hoặc trả lương".

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng

Trước tình hình đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Angola đã chủ động làm việc với các cơ quan chức năng của Cộng hòa Dân chủ Congo để cung cấp thông tin, đề nghị các cơ quan chức năng Cộng hòa Dân chủ Congo bảo đảm đời sống cho người lao động Việt Nam. Đại sứ quán cũng đã kết nối với cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Dân chủ Congo để tạo điều kiện lưu trú tạm thời cho công dân Việt Nam trong thời gian chờ giải quyết các vướng mắc, đồng thời cũng đã phát các khuyến cáo đến người lao động phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi nhận các hợp đồng lao động đi làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Đến thời điểm này, tình hình đã ổn định và được cải thiện hơn.

Người phát ngôn cũng cho biết, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Angola tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại làm việc với chủ sử dụng lao động để xứ lý các vấn đề phát sinh. Đồng thời, Bộ Ngoại giao cũng chỉ đạo Cục Lãnh sự phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Angola kịp thời có các biện pháp bảo hộ công dân khi cần thiết.

Một lần nữa, chúng tôi khuyến cáo công dân Việt Nam, người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi nhận các hợp đồng lao động ở nước ngoài, tránh bị lừa đảo hay bị môi giới lao động bất hợp pháp. Khi có vấn đề phát sinh, người lao động cần liên hệ cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc qua đường dây nóng bảo hộ công dân - Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao nhấn mạnh.

Trong trường hợp cần hỗ trợ, người lao động tại các nước trên có thể liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Angola.

Địa chỉ: số 74 đường Houari Boumediene, quận Miramar, thủ đô Luanda, Angola.

Email: vnemb.angola@mofa.gov.vn; sqvnangola@gmail.com.

Hoặc liên lạc trực tiếp với ông Nguyễn Tiến Bình, số hotline bảo hộ công dân +244 922 668 01

Thu Trang
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại Giao

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 9/5: Trinh sát Ukraine đầu hàng ở Avdeevka

Vị thế đồng USD được củng cố nhờ động thái mới của Fed

Thông tin về tàu ngầm 'điệp viên' của Israel

Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 8/5: Lính đánh thuê Ukraine tử nạn

Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/5: Nga bắt giữ sĩ quan NATO

Mời tham dự Webinar 'Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may'

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 7/5: Sĩ quan Ukraine tử nạn ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/5: Điệp viên Ukraine tử nạn ở Dnieper

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 6/5: Đặc nhiệm Ukraine rút lui ở Zaporizhia

Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/5: Lính đánh thuê NATO tử nạn ở Sumy

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 5/5: Hàng loạt lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại 'đường đua' xuất khẩu

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113