Thứ năm 15/05/2025 01:45
Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Xuân Hòa

Tạo việc làm cho hàng trăm lao động người DTTS

Từ một xí nghiệp nhỏ, vốn ban đầu chỉ khoảng 100 triệu đồng, sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Xuân Hòa đã phát triển thành doanh nghiệp mạnh, với đa số công nhân là người dân tộc thiểu số (DTTS).
Giám đốc Bùi Xuân Cộng (bên phải) luôn sâu sát với công việc của người lao động

Đến xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, không khó để hỏi thăm về Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Xuân Hòa, đặc biệt là Giám đốc công ty – ông Bùi Xuân Cộng.

Tuổi thơ sớm chịu nhiều vất vả nên ông Cộng luôn có ý chí và bản lĩnh vươn lên. Năm 1974, với tuổi đời còn khá trẻ, nhưng nhờ tinh thần cố gắng, ông Cộng đã được tín nhiệm cử làm Đội trưởng Đội thủy lợi 202 Hợp tác xã Thạch Bình. Nhờ sự dẫn dắt của ông, Đội thủy lợi 202 nhanh chóng trở thành lá cờ đầu, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Năm 1993, đứng trước nhu cầu của thị trường, ông Bùi Xuân Cộng mạnh dạn thành lập Xí nghiệp tư doanh Xây dựng và dịch vụ than Xuân Hòa. “Lúc ấy mong muốn là có một cơ sở để tạo công ăn việc làm cho con cháu trong gia đình và một số người trong thôn, bản. Tuổi thơ mình khó khăn, vất vả nên muốn con cháu có công việc ổn định để đời sống tốt đẹp hơn” - ông Cộng chia sẻ.

Công việc bước đầu tiến triển tốt, năm 1997, ông Cộng mua lại Nhà máy gạch Phú Sơn và đầu tư 10 tỷ đồng để xây dựng thành Nhà máy Gạch Tuynel, đồng thời tiến hành bố trí, sắp xếp lại nguồn lao động để bắt đầu đi vào sản xuất. Sau một thời gian hoạt động, đến nay sản phẩm của nhà máy đã có chỗ đứng ổn định trên thị trường, tạo thu nhập ổn định cho gần 100 công nhân.

Không dừng lại ở đó, năm 2001, khi nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch của Ninh Bình, ông Cộng tiếp tục đầu tư 20 tỷ đồng để xây dựng Khu du lịch tắm ngâm nước khoáng nóng Cúc Phương. Với 2 bể tắm, 20 bồn sục, 25 phòng nghỉ và khu nhà ăn khang trang, rộng rãi có sức chứa hơn 300 người, mỗi năm Khu tắm ngâm nước khoáng nóng Cúc Phương đón tiếp khoảng 300.000 lượt khách đến tắm, ăn, nghỉ và được xem là điểm đến ấn tượng với du khách khi đến du lịch tại Ninh Bình.

Không chỉ có mức doanh thu hàng năm tăng trưởng ổn định, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 1 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Xuân Hòa còn được biết đến là doanh nghiệp có trách nhiệm với công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Mới đây, công ty đã xây tặng toàn bộ 2 nhà văn hóa cho 2 thôn: Thôn Lải (xã Thạch Bình) và thôn 1 (xã Phú Sơn) với tổng số tiền là trên 1 tỷ đồng. Đây đều là 2 xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Nho Quan.

Trao đổi về việc làm sao để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào vùng DTTS và miền núi, Giám đốc Bùi Xuân Cộng cho rằng: Mặc dù có khá nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này, nhưng mức ưu đãi vẫn còn thấp hoặc chưa phù hợp với những đặc thù khó khăn của vùng miền núi. Do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn e ngại không muốn bỏ vốn đầu tư.

Bên cạnh đề xuất được giảm tiền thuê đất đối với các dự án thuê đất đầu tư ở vùng sâu, vùng xa, ông Cộng mong muốn nhà nước đầu tư hơn nữa cho hệ thống kết cấu hạ tầng để giảm chi phí sản xuất, vận chuyển cho doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên, thế mạnh của vùng DTTS và miền núi.

Là doanh nghiệp trưởng thành và phát triển ở một huyện miền núi của Ninh Bình, nên ông Cộng cũng kỳ vọng sẽ có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tạo được nhiều việc làm cho đồng bào dân tộc tại chỗ. Đây có lẽ cũng là lý do để ông tuyển rất nhiều công nhân là đồng bào DTTS, luôn gắn kết và đào tạo họ để trở thành lao động tay nghề cao.

Với những thành tích trong trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều năm liền Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Xuân Hoà đã được các cấp, các ngành tặng thưởng Bằng khen, cá nhân Giám đốc Bùi Xuân Cộng đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện công tác, chính sách dân tộc. Mới đây, ông Bùi Xuân Cộng cũng vinh dự được tham dự Lễ tuyên dương người có uy tín, nhân sĩ trí thức năm 2017 do UBDT tổ chức.

Hoàng Mai
Bài viết cùng chủ đề: Việc làm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao