Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam ra mắt Sáng kiến mạng lưới doanh nghiệp chuyển đổi LEAN
Công nghiệp Hỗ trợ Thứ năm, 16/06/2022 - 11:48 Theo dõi Congthuong.vn trên
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Thay đổi tư duy, năng lực để “bắt nhịp” với doanh nghiệp FDI Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Khơi thông nguồn lực |
Năng suất lao động, hiệu suất và sự linh hoạt của vận hành đang được xem là rào cản lớn nhất cho các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tham gia hiệu quả trong các chuỗi cung ứng toàn cầu trong môi trường kinh doanh dẫn dắt bởi khách hàng, sản phẩm đa dạng chủng loại với sản lượng nhỏ và vòng đời ngắn.
Vấn đề cơ bản này của sản xuất cần được nhanh chóng giải quyết một cách căn bản và hiệu quả để sẵn sàng cho những làn sóng thách thức mới trong tương lai gần về môi trường, xã hội và quản trị nội bộ (ESG). Bên cạnh đó, tối ưu hóa trong vận hành sản xuất còn là tiền đề quan trọng cho thành công của các nỗ lực số hóa, chuyển đổi số của các doanh nghiệp sản xuất trong tương lai.
Với xu hướng tăng trưởng cao được dự báo cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo những năm tới các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất tốt cho phát triển. Tuy nhiên, các thách thức ở trên cũng tạo ra xu hướng phân hóa mạnh mẽ mà ở đó sẽ có các doanh nghiệp phát triển vượt bậc nhờ giải quyết hiệu quả các thách thức ở trên và nắm bắt tốt các cơ hội; nhiều doanh nghiệp không bắt kịp xu thế sẽ không phát triển được và bị đào thải.
Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu các chương trình cải tiến theo hướng quản trị tinh gọn nhưng còn rời rạc, thiếu đi tiếp cận tổng thể với một chiến lược nhất quán về cải tiến vận hành hướng đến mục tiêu tăng năng suất hằng năm ở mức 2 con số.
Nhằm cải thiện những điều này, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam ngày 15/6 vừa qua đã chính thức ra mắt “Sáng kiến mạng lưới doanh nghiệp chuyển đổi LEAN”.
![]() |
Lễ ra mắt "Sáng kiến mạng lưới doanh nghiệp chuyển đổi LEAN” |
Mục đích của sáng kiến là hình thành một mạng lưới nhỏ (7 - 10) doanh nghiệp có năng lực chuyển đổi LEAN mạnh mẽ để đạt được tăng năng suất hằng năm ở mức 2 con số, phát triển năng lực quản trị - cải tiến vận hành bền vững cùng với đội ngũ nhân sự ổn định, có khả năng thích nghi và dẫn dắt thay đổi. Các thành viên của mạng lưới sẽ đóng vai trò như là những hạt nhân, dẫn dắt phát triển năng lực các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản xuất.
Các thành viên tham gia đều thuộc khối tư nhân, 100% vốn Việt Nam với quy mô nhân sự nhỏ hơn 1.000 người và doanh số không vượt quá 1.000 tỷ VND/năm. Các doanh nghiệp thành viên sẽ hoạch định và thực hiện chương trình chuyển đổi Lean và các chuyên án cải tiến thành phần dưới sự hướng dẫn của các Cố vấn thuộc chương trình, tham gia cuộc họp hằng tháng để chia sẻ kết quả, kinh nghiệm và thảo luận các vấn đề phát sinh, tham gia buổi hội thảo hằng tháng về các chủ để liên quan đến quản trị vận hành sản xuất và phát triển năng lực cạnh tranh doanh nghiệp sản xuất.
Các doanh nghiệp thành viên cũng sẽ tổ thức và tham gia các cuộc thăm nhà máy và trao đổi kinh nghiệm tại hiện trường của các doanh nghiệp thành viên và doanh nghiệp điển hình khác.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Đề xuất quy định quản lý chặt xe ô tô nhập khẩu không vì mục đích thương mại
Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp

Vietnam ETE & Enertec Expo 2022: Góp phần phát triển công nghệ thiết bị điện và năng lượng xanh

Tỉnh Vĩnh Phúc: Phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương - Samsung: Hợp tác đào tạo chuyên gia khuôn mẫu

Bộ Công Thương - Toyota hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Vật liệu nhán dãn bền vững thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Thành phố Hải Dương: Bước đầu tham gia chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Thay đổi tư duy, năng lực để “bắt nhịp” với doanh nghiệp FDI

Quảng Bình: 16 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Công nghiệp hỗ trợ: Hình thành “sếu đầu đàn”

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam khó tiếp cận được ưu đãi?

Ngành cơ khí: Giải pháp để tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu

Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Thái Bình: Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Triển lãm quốc tế lần thứ 15 về công nghệ và thiết bị điện – Vietnam ETE 2022

Hậu Giang: Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu

Phát triển ngành cơ khí Việt Nam: Kiến nghị cần sớm có Luật Cơ khí

Doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước: Liệu có nắm được cơ hội vàng?

Phú Thọ: Xác định công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá
