Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Thay đổi tư duy, năng lực để “bắt nhịp” với doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa phần lớn là vừa và nhỏ, chưa tham gia sâu được vào chuỗi giá trị sản xuất của các doanh nghiệp FDI.
Công nghiệp hỗ trợ: Làm gì để "cất cánh"? Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam khó tiếp cận được ưu đãi? Công nghiệp hỗ trợ: Hình thành “sếu đầu đàn”

Trong bối cảnh bình thường mới, nhiều doanh nghiệp FDI tại nước ta hiện đang tăng cường tìm kiếm các nhà cung ứng nội địa để phục hồi lại các nhà sản xuất để tiết kiệm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh... Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu còn rất hạn chế. Vậy làm thế nào để tiếp sức cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bắt nhịp cung ứng cho doanh nghiệp FDI, PV Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền về vấn đề này.

Nhiều nhận định cho rằng, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, hiện nay phần lớn là vừa và nhỏ, khả năng cung ứng sản xuất cho các doanh nghiệp FDI còn rất thấp. Ông nghĩ gì về điều này?

Trước đây khi nói tới doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thì thường là những doanh nghiệp nhỏ, sẽ sản xuất những linh kiện phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn. Nhưng trong những năm gần đây, xu hướng bây giờ hội nhập, chuỗi giá trị phân công trên toàn thế giới. Để mà một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đầu cuối thì họ sẽ cần rất nhiều các sản phẩm chi tiết, trung gian, những dịch vụ phụ trợ và những sản phẩm này được bố trí và phân bố trên toàn cầu. Cho nên bây giờ các doanh nghiệp phụ trợ không còn là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nữa, mà có thể là doanh nghiệp rất là lớn.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ làm những sản phẩm kiểu nhỏ và vừa. Còn những doanh nghiệp lớn thì sẽ tham gia vào những sản phẩm mà có khả năng tích hợp vào những công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm đầu cuối có chất lượng cao.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Thay đổi tư duy, năng lực để “bắt nhịp” với doanh nghiệp FDI
Hiện Việt Nam có khoảng 300 doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phụ trợ cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam

Tại Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp phụ trợ đơn giản chứ chưa có sản phẩm đầu cuối chất lượng cao. Ô tô thì chỉ có Trường Hải, VinFast …. Một số sản phẩm là đầu cuối thôi, đa phần còn lại chúng ta làm phụ trợ hết. Thì cái phụ trợ của chúng ta ở công đoạn quá đơn giản, vì vậy nên chủ yếu là phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn ở trong nước, còn sản xuất khẩu ra nước ngoài thì còn rất hạn chế.

Đâu là những thách thức khiến các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ khó tham gia vào chuỗi cung ứng này, thưa ông?

Khó khăn thì có rất nhiều. Thứ nhất tại vì doanh nghiệp nước ngoài họ không tin tưởng đặt hàng các doanh nghiệp của mình. Nguyên nhân là do doanh nghiệp trong nước cũng chưa đủ mạnh dạn đầu tư công nghệ để làm sản phẩm của người ta. Ở TP. Hồ Chí Minh có những doanh nghiệp mà khách hàng họ đến họ bảo doanh nghiệp đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị, họ sẽ hướng dẫn sản xuất, nhưng doanh nghiệp không dám đầu tư. Nhiều doanh nghiệp sợ là nếu đầu tư máy móc thiết bị, mà mai mốt ông doanh nghiệp này không đặt hàng của mình nữa thì mình sản xuất ra rồi bán cho ai.

Thứ hai là khả năng tương tác với doanh nghiệp đầu cuối rất là hạn chế. Ví dụ như doanh nghiệp đầu cuối đặt hàng, họ thay đổi liên tục. Anh muốn sản xuất thì phải lên một kế hoạch sản xuất rất bài bản và người ta mới theo dõi được cái đó, cho nên mình không đáp ứng được nhu cầu, cho nên người ta cũng ngại đặt.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Thay đổi tư duy, năng lực để “bắt nhịp” với doanh nghiệp FDI
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền

Thứ ba là các doanh nghiệp FDI khi họ qua đây thì họ đã có các doanh nghiệp cung cấp phụ trợ cho họ từ trước rồi. Đây là những bạn hàng đã hợp tác lâu năm và có chiến lược, cho nên họ cũng không dễ dàng thay đổi những đối tác đó. Cho nên rất là nhiều công ty họ vào Việt Nam, họ cũng đặt hàng phụ trợ nhưng lại đặt ở các doanh nghiệp nước ngoài; hay là họ đi qua đây thì họ kéo theo các doanh nghiệp phụ trợ đi theo, cho nên cơ hội của mình bị thu hẹp lại, thì đấy là cái khó khăn.

Để bắt nhịp cung ứng cho các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần phải làm gì?

Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội nhờ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, để nắm bắt được cơ hội này, doanh nghiệp phải có kế hoạch dài hạn, mạnh dạn đầu tư công nghệ. Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp FDI sẵn sàng chia sẻ kiến thức, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cải tiến kỹ thuật trong 1-2 năm đầu hợp tác. Tuy nhiên doanh nghiệp hiện đang có tư duy muốn có đơn hàng luôn mà không đầu tư, nâng cấp trình độ kĩ thuật, chỉ nhìn nhận lợi ích trước mắt mà chưa tính con đường lâu dài trong khi các doanh nghiệp FDI vốn có yêu cầu rất cao về mặt kỹ thuật. Thứ hai, muốn đầu tư thì phải có vốn, nên doanh nghiệp cũng cần tiềm lực tài chính mạnh.

Theo ông Thành phố cần có những chính sách hỗ trợ gì để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI?

Định hướng của TP. Hồ Chí Minh là phát triển công nghiệp phụ trợ. Do vậy, một trong những cách giúp doanh nghiệp mạnh dạn thì chúng ta phải hỗ trợ về mặt tín dụng. Chẳng hạn như TP. Hồ Chí Minh mình có gói kích cầu, thì những doanh nghiệp nào đầu tư vào công nghiệp phụ trợ, thì khi vay ngân hàng, Thành phố sẽ hỗ trợ bao nhiêu % lãi suất, thí dụ lãi suất 12% thì thành phố hỗ trợ 100% hay 50% trên cái số đó. Thì nếu mà mình có cái nguồn hộ trợ như vậy thì doanh nghiệp họ mạnh dạn đầu tư lên, đỡ ngại rủi ro hơn.

Thứ hai là cho doanh nghiệp thấy được nếu mà không bán cho doanh nghiệp này thì mình vẫn còn có thể bán cho những doanh nghiệp khác được. Cho nên về mặt công nghệ, công nghiệp phụ trợ phải là công nghệ tích hợp hay còn gọi là công nghệ linh hoạt. Ví dụ như mình đầu tư công nghệ lõi này thì mình dù không sản xuất chi tiết sản phẩm này thì mình vẫn sản xuất được chi tiết cho sản phẩm khác, để mình đa dạng rủi ro.

Xin cảm ơn ông!

Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Doanh nghiệp nước ngoài

Tin mới nhất

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp.
Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Nóng: Toyota

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Tại Triển lãm SEMA ở Mỹ diễn ra từ ngày 5/11, Toyota hứa hẹn gây chú ý khi trưng bày phiên bản bán tải cho mẫu xe Toyota Land Cruiser.
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động