Hiệp định UKVFTA: Điểm sáng trong hợp tác Việt Nam - Anh
Hội nhập - Quốc tế 20/11/2022 09:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hiệp định UKVFTA: Chất xúc tác đẩy nhanh cải cách thể chế Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA: Điểm “ngọt” tương đồng |
Có thể thấy, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) là điểm sáng trong hợp tác thương mại giữa hai nước, được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào quốc gia này. Đây là chia sẻ chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành với phóng viên Báo Công Thương.
Thưa ông, thị trường Vương quốc Anh có vai trò như thế nào đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam?
UKVFTA là đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường châu Âu (EU) của Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế, không bị suy giảm quá mức trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
![]() |
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành |
Với những kết quả tích cực về xuất khẩu năm 2021 và từ đầu năm 2022 đến nay đã thể hiện vai trò, ý nghĩa của thị trường Anh đối với xuất khẩu của Việt Nam, đây là quốc gia có sức mua rất lớn. Như các đối tác trong EU, mặt hàng xuất khẩu của chúng ta vào Anh trải dài, thậm chí có nhiều mặt hàng xuất khẩu bật lên rất mạnh, như sắt, thép. Ngoài ra, Anh đang mong muốn gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tiếp tục mở thêm cơ hội cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu, thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Anh cũng như các đối tác tham gia Hiệp định CPTPP.
Ông đánh giá như thế nào về năng lực của doanh nghiệp trong nước khi đứng trước các thách thức, khó khăn của thị trường quốc tế, trong đó có Vương quốc Anh?
Đầu năm 2000, trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năng lực của doanh nghiệp rất hạn chế. Nhưng kể từ đó đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã có sự va đập, trải nghiệm rất nhiều. Những vấn đề cố hữu, yếu kém dần được cải thiện và hoàn thiện; doanh nghiệp tự tin cạnh tranh dựa vào giá, chất lượng, đáp ứng đầy đủ với các yêu cầu tư đối tác phát triển hơn, như vấn đề xuất xứ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Dù vậy, thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp loay hoay trong tiếp cận, hợp tác với các đối tác quốc tế, nhất là với đối tác từ thị trường khó tính như EU, Anh. Đặc biệt, năng lực quản trị rủi ro của doanh nghiệp còn rất yếu, khó tránh được các tác động, ảnh hưởng từ những thay đổi, biến động của thị trường.
![]() |
Ảnh minh họa |
Với những yêu cầu cao của thị trường Anh, theo ông, doanh nghiệp cần cải thiện năng lực ra sao, các chính sách hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp cần được đổi mới như thế nào?
Giai đoạn hiện nay và sắp tới, doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường Anh, phải nắm bắt được xu thế của thị trường, thói quen, văn hóa tiêu dùng; lối sống... Cải thiện năng lực quản trị rủi ro, nắm được cách đàm phán, chuyển đổi thanh toán… để làm sao giảm thiểu biến động, ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, cũng như đáp ứng tốt các yêu cầu từ thị trường. Đồng thời, phải nắm rõ xu thế tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường, nhân văn của thị trường Anh; nắm rõ các quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật sản phẩm. Nếu doanh nghiệp chịu khó đáp ứng, năng lực cạnh tranh sẽ phát triển trong dài hạn. Đồng thời, không nên coi các tiêu chuẩn, quy định như rào cản, mà đây chính là thách thức để doanh nghiệp học hỏi vượt qua, vươn lên.
Ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, chúng ta cần thúc đẩy phát huy vai trò của hệ thống hiệp hội, thương vụ trong việc hỗ trợ, kết nối thị trường cho doanh nghiệp; cũng như có cách thức linh hoạt trong tiếp cận thị trường. Đặc biệt, cần chú trọng hỗ trợ về mặt pháp lý trong giao dịch thương mại quốc tế cho doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp cần xuất phát từ quan điểm “hỗ trợ để thắng cuộc chứ không phải lựa chọn người thắng cuộc để hỗ trợ”.
Xin cảm ơn ông!
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia

Cổng thông tin FTAP: Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do

RCEP: Thúc đẩy tăng trưởng thương mại Malaysia và Việt Nam

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo non-basmati sang 5 nước châu Phi

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/12/2023: Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ vũ khí thế hệ cũ cho Ukraine
Tin cùng chuyên mục

Hiệp định UKVFTA sẽ tạo thêm những động lực mới để các nhà đầu tư Anh đến Việt Nam

Tận dụng EVFTA để mở cửa thị trường cho hàng hóa giữa Việt Nam - Rumani

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ động đáp ứng quy định của thị trường EU

EVFTA giúp hàng Việt tăng sức cạnh tranh tại Đức

Hiệp định UKVFTA: Thúc đẩy thương mại, đầu tư với doanh nghiệp Anh

Đà Nẵng: Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tận dụng các FTA

Hiệp định RCEP: Thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Hàn Quốc

Vì sao Brazil gia nhập OPEC+?

Khai thác các FTA thúc đẩy thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/12/2023: Mỹ giảm quy mô viện trợ, Ukraine sẽ thiếu tài chính và đạn dược

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/12/2023: Ukraine nói đẩy lùi 85 đợt tiến công của Nga

Xuất khẩu bền vững sang EU: Doanh nghiệp phải quan tâm đến môi trường

EVFTA giúp nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu sang EU

Chủ động với Thỏa thuận Xanh của EU để xuất khẩu bền vững

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/12/2023: Israel bao vây nhà của lãnh đạo Hamas ở Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 6/12/2023: Quân đội Israel tiến vào thành phố lớn nhất phía Nam Dải Gaza

Việt Nam và Belarus: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại song phương

Xuất khẩu gỗ sang Anh: Chuyển đổi sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 6/12/2023: Văn phòng Tổng thống Ukraine thừa nhận sẽ thua Nga nếu Mỹ dừng viện trợ

Giải mã giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc
Đọc nhiều

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2023: Đã phát hiện hình ảnh của xe tăng Abrams ngoài tiền tuyến
