Hiệp định thương mại tự do giúp “trợ lực” xuất khẩu cà phê
Xuất nhập khẩu 22/08/2022 09:56 Theo dõi Congthuong.vn trên
Xuất khẩu cà phê có về đích 4 tỷ USD trong năm 2022? Xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc: Giảm lượng, tăng giá trị |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,13 triệu tấn, trị giá 2,56 tỷ USD, tăng 17,3% về lượng và tăng 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.261 USD/tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2021.
![]() |
Hiệp định thương mại tự do giúp “trợ lực” xuất khẩu cà phê Việt |
Xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Philippines, Algeria giảm. Trong đó, xuất khẩu cà phê sang Bỉ và Anh tăng trưởng 3 con số; xuất khẩu sang Tây Ban Nha, Nga, Anh tăng trưởng 2 con số.
Đáng chú ý, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan, chế biến đạt khoảng 345 triệu USD, chiếm 14-15% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê. Việc doanh nghiệp xuất khẩu gia tăng các sản phẩm cà phê chế biến sâu cũng đang giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc. Mặt khác, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm cà phê chế biến đang được nâng lên đáng kể, điều này chứng tỏ doanh nghiệp Việt không còn quá quan trọng đến số lượng mà quan tâm đến chất lượng và giá trị gia tăng.
Vicofa cũng nhận định, giá cà phê xuất khẩu trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục đi lên vì nguồn cung trong dân đã cạn, các doanh nghiệp chỉ còn chưa đến 500.000 tấn cho xuất khẩu. Đến tháng 11-12 mới có thể thu hoạch cà phê niên vụ 2022-2023. Nếu giá cà phê xuất khẩu giữ nguyên ở mức cao như nửa đầu năm, thì cả năm 2022 ngành cà phê vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.
Ở góc độ doanh nghiệp xuất khẩu, ông Phan Minh Thông - CEO Phúc Sinh Group - nhận định, ngành cà phê năm 2022 sẽ tăng trưởng 30 - 40% vì cả thế giới đang thích ứng với Covid-19, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm. Và giá xuất khẩu cà phê có thể cán mốc 2.400 - 2.600 USD/tấn trong năm 2022 và đà tăng có thể kéo dài sang năm 2023.
Cùng với việc chú trong chất lượng, gia tăng các sản phẩm cà phê chế biến sâu, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp “trợ lực” cho ngành hàng này. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), EU hiện đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta. Trong Top 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã có 5 nước thuộc khối EU, chiếm 35,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê, trong đó xuất khẩu cà phê sang Bỉ và Anh ghi nhận tăng trưởng ba con số.
Ngoài yếu tố cung - cầu, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng đóng góp không nhỏ giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU.
“Bất chấp lạm phát chạm đỉnh 20 năm, xuất khẩu cà phê sang EU vẫn tăng trưởng tốt. Bởi, cà phê là mặt hàng thiết yếu, thức uống không thể thiếu của các nước phương Tây. Mặt khác, lợi thế thuế quan từ Hiệp định EVFTA cũng mang lại động lực lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường này”, Vicofa đánh giá.
Cà phê là một trong 13 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600.000 hộ nông dân. Riêng với thị trường Anh, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực mang lại nhiều triển vọng cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường này.
Bộ Công Thương cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại. Bởi theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp ngành cà phê nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường này, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Anh và Ireland.
Hiện, cà phê nhân từ Việt Nam đa phần là Robusta có chất lượng thấp, việc cạnh tranh về giá rẻ không còn phù hợp. Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người Anh, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao từ những vùng trồng quy mô nhỏ hơn, có khả năng quản trị tốt hơn, có khả năng truy xuất và phát triển bền vững hơn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc tăng 10 lần nhờ Nghị định thư

Nguồn cung tiếp tục được bổ sung, giá xuất khẩu cà phê giảm mạnh

Xuất khẩu tuần 4-10/12: Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD,xuất khẩu cà phê đạt 5 tỷ USD năm 2024

Triển vọng xuất khẩu điều trong năm 2024

Năm 2023, xuất khẩu viên nén gỗ dự kiến sụt giảm 17% so với năm ngoái
Tin cùng chuyên mục

Tháng 11/2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ chạm mức cao nhất trong 1 năm qua

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tăng trưởng trở lại

Giá tăng cao, xuất khẩu cà phê có thể đạt 4,5 - 5 tỷ USD trong năm 2024

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cua ghẹ mang về 161 triệu USD

11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 4,5 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ vượt mốc 100 tỷ USD

Giá xuất khẩu cà phê được dự báo sẽ tăng đến tháng 4/2024

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc vượt mốc 150 tỷ USD

“Vết sẹo” của ngành lúa gạo Việt

Thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam

Sản lượng giảm, giá cà phê dự báo sẽ tiếp tục tăng cao

Điểm tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 11 tháng

Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Giá cao su xuất khẩu tháng 11/2023 tăng nhẹ

Tháng 11/2023, xuất khẩu rau quả giảm 17,9% so với tháng trước

Xuất khẩu cà phê chế biến tăng 46%

11 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều thu về 3,31 tỷ USD

Giá cà phê Arabica tăng sốc gần 10%, xuất khẩu cà phê có được lợi?
