Hiệp định EVFTA: Vận hội cho nông nghiệp Việt Nam

EU - Việt Nam, hai nền kinh tế ở hai vùng khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, nên nông sản đặc thù và nền văn hóa ẩm thực cũng rất khác biệt. Nhờ vậy, hai bên bắt tay hợp tác sẽ mang tính bổ trợ, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. 
Hiệp định EVFTA: Vận hội cho nông nghiệp Việt Nam
Thủy sản - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Kim ngạch thương mại tăng nhanh

Những năm qua, thương mại Việt Nam - EU liên tục tăng trưởng. Cơ cấu hàng hóa giao thương đan xen, nhưng nhìn chung, Việt Nam liên tục xuất siêu, trong đó có mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Năm 2015, xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang EU đạt 3,8 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 2,3 tỷ USD, gấp 6,3 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng XK của Việt Nam sang EU đạt 14,5%/năm. Gần đây, Việt Nam đã nhập khẩu thịt, sữa, hoa quả… từ Hoa Kỳ, New Zealand, song hàng EU vẫn chiếm đáng kể trong thị phần nông sản.

Ngân hàng Thế giới dự báo, đến năm 2030, thương mại Việt Nam - EU sẽ tăng hơn 11 lần so với 2016.

Tương lai rộng mở

Sau hơn 30 năm Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng nông nghiệp chỉ chiếm 3,22% tổng số dự án và 1,47% tổng số vốn FDI. Vì vậy, sự kỳ vọng FDI từ EU là hoàn toàn có cơ sở.

Theo Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), EU sẽ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đầy tiềm năng không chỉ là vốn mà còn vì cơ hội đẩy mạnh chuyển giao giải pháp công nghệ cao từ sản xuất, chế biến nông phẩm… Sự dồi dào về vốn, cộng với trình độ công nghệ tiên tiến của EU, nếu Việt Nam "hấp thụ" được, sẽ là cơ hội "kép" cho ngành nông nghiệp, nhất là khi đầu ra của nhiều nông phẩm đã, đang và còn phụ thuộc vào thị trường láng giềng khổng lồ có tiếng là "thị trường dễ tính", song đổi lại là muôn kiểu rủi ro.

Cơ hội lớn

Nhu cầu của EU về nông phẩm nhiệt đới lớn nhưng Việt Nam chưa đáp ứng được nhiều. Vì vậy, cơ hội sẽ mở ra khi EVFTA có hiệu lực. Trước hết, nhiều mức thuế nhập khẩu các loại nông phẩm vào EU sẽ giảm, đơn cử như thuế mật ong vào EU hiện là 17,3% sẽ được đưa về 0%. Hàng hóa chế biến từ nông phẩm có nguồn gốc từ hai bên cũng sẽ được ưu đãi thuế quan so với các sản phẩm khác nguồn nguyên liệu ngoài khối. "Khoảng trống" thị phần cùng với giảm thuế sẽ nhân lên cơ hội cho xuất khẩu nông phẩm vào EU.

Hiệp định EVFTA: Vận hội cho nông nghiệp Việt Nam
EU có nhu cầu nhập khẩu rau, quả rất lớn

Hai bên cần thực hiện nghiêm ngặt minh bạch hóa thông tin về chính sách của mình. Giảm can thiệp của nhà nước thay vào đó là hỗ trợ, thuận lợi hóa môi trường kinh doanh bằng cơ chế minh bạch.

So với hàng hóa của các ngành khác, nhiều nông phẩm của Việt Nam chưa có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, có khi sản phẩm xuất khẩu phải "núp bóng" thương hiệu ngoại bị cảnh báo, thậm chí trả về. Vì vậy, cam kết về thương hiệu, chỉ dẫn địa lý trong EVFTA là điểm nhấn đối với nông nghiệp. Việc Dự án EU – MUTRAP giúp xây dựng thương hiệu "Nước mắm Phú Quốc" là "trái chín sớm" về sự hỗ trợ thiết thực của EVFTA.

Đáng chú ý, ưu tiên tăng cường thương mại EU - Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt trong EVFTA. Điều này được thể hiện qua một số cam kết trong Hiệp định:

Tạo điều kiện cho hai bên tham gia, mở rộng thương mại, không áp dụng hạn chế liên quan đến: (1) số lượng doanh nghiệp tham gia; (2) trị giá giao dịch; (3) tần suất hoạt động; (4) vốn góp của nước ngoài; (5) hình thức của pháp nhân; (6) số lượng thể nhân được tuyển dụng.

EVFTA quy định trước khi đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, đặc biệt là trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, các bên phải cung cấp các thông tin đầy đủ đã được sử dụng. Thời gian phải đủ để đối tác giải trình khi bị điều tra.

Về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động, thực vật ( SPS), hai bên không tạo ra những quy định cản trở thương mại song phương và công nhận hiệu lực các biện pháp SPS của nhau.

Với mục đích vừa tạo thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát hàng hóa thông quan, hai bên phải đăng tải công khai các thủ tục hải quan về xuất nhập khẩu, có đầu mối thông tin để thông báo; xử lý những tranh chấp, phí phải tương xứng với chất lượng dịch vụ...

"Cửa" sẽ mở, song với hành trang hiện hữu, doanh nghiệp Việt Nam không thể chủ quan. Nếu không "nhanh chân, sải bước" thì cơ hội sẽ dịch xa, thách thức sẽ càng lớn.

Vượt qua thách thức

Do nền nông nghiệp nước ta ở vạch xuất phát thấp, muốn xuất khẩu nông phẩm đạt tiêu chuẩn EU, là khó. Đơn cử như mật ong Việt Nam thường vướng quy định về mức glycerinne, chỉ số HMF, tạp chất 9, đặc biệt là dư lượng carbendazim. Nguồn sữa nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp được 20- 25% nhu cầu chế biến, còn lại phải nhập khẩu, khó kiểm soát đầu vào. Bao bì gỗ, pallet hay vành đệm giá kệ, các vật liệu đóng gói khác đều phải được xử lý nghiêm ngặt.

Đáp lại việc EU giảm thuế đối với hàng Việt Nam, Việt Nam cũng cần có các cam kết tương ứng. Khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam xóa bỏ ngay các dòng thuế hiện hành theo lộ trình từ 3-5 năm. Dù dư địa do giảm thuế không nhiều, song cũng đủ khích lệ các nhà nhập khẩu Việt Nam "khuân hàng về".

Không cách nào khác, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt, đầu tư, cải tiến mẫu mã, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả cạnh tranh.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần nắm vững các quy định về phòng vệ thương mại, thông tin có liên quan đến hàng hóa để giải trình, phản biện. Các cơ quan quản lý không chỉ tăng cường phổ biến, mà còn tích cực kiểm tra, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và tạo môi trường thông thoáng nhất để cùng đạt mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững nông sản vào EU.

Việt Nam có nền nông nghiệp đa dạng, nhưng vẫn còn khó khăn về đầu ra. Nếu sản phẩm nông nghiệp rộng đường vào thị trường EU, cơ hội phát triển của ngành sẽ rất tươi sáng.
Nguyễn Duy Nghĩa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến? Ukraine tích cực xây dựng hệ thống phòng thủ đề phòng Nga tấn công
Vụ sập cầu Baltimore gây lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu

Vụ sập cầu Baltimore gây lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu

Người ta lo ngại về hiệu ứng lan tỏa đối với chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi một tàu container đâm vào một cây cầu ở thành phố Baltimore của Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea.
Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Chiều 28/3, tại TP.HCM, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam và Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo “Hướng tới mục tiêu Net Zezo: Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam – Canada".
Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas thiệt mạng

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas thiệt mạng

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas đã thiệt mạng trong một đợt không kích của IDF đầu tháng 3/2024.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km? Điều này phụ thuộc vào các loại vũ khí tấn công của AFU.
WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

Ngày 27/3, WTO dự đoán thuế hải quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số như phim trực tuyến và tải phần mềm sẽ đánh vào người tiêu dùng và DN vào năm 2026.
Tân Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là ai?

Tân Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là ai?

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố tân Chủ tịch là ông Dominik Meichle, Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân.
Boeing gặp khó khi tìm người kế nhiệm xử lý chuỗi khủng hoảng

Boeing gặp khó khi tìm người kế nhiệm xử lý chuỗi khủng hoảng

CEO Dave Calhoun quyết định rời đi khi Boeing lún sâu vào khủng hoảng. Điều này gây sức ép cho Hội đồng quản trị phải tìm người kế nhiệm đưa công ty vượt khó.
Thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tăng cường đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như: Văn hóa - du lịch, kinh tế thương mại, hợp tác đầu tư...
Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Tại thị trường Philippines, gạo Việt Nam có nhiều lợi thế, song các doanh nghiệp phải bám sát thị trường, tổ chức kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới

Bộ KH&ĐT phối hợp cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các cơ quan liên quan khởi động Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê bỏ chạy

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê bỏ chạy

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê nước ngoài bỏ chạy do chịu nhiều tổn thất và nguy cơ ở tiền tuyến.
Khủng hoảng Biển Đỏ: Nhiều châu lục phải đối mặt với sự gián đoạn

Khủng hoảng Biển Đỏ: Nhiều châu lục phải đối mặt với sự gián đoạn

Cuộc khủng hoảng vận tải Biển Đỏ đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến các tuyến đường qua Kênh đào Suez.
Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư

Tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư.
Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với vấn đề nan giải về nhiên liệu

Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với vấn đề nan giải về nhiên liệu

Vận tải biển chiếm khoảng 90% thương mại thế giới và chịu trách nhiệm cho gần 3% lượng khí thải carbon dioxide trên thế giới.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực.
Infographics: Phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada

Infographics: Phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada

Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada không ngừng được phát triển, củng cố trên nhiều lĩnh vực thông qua những cơ chế, chính sách của Chính phủ hai nước.
Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, nước này có khả năng sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ các nước do nguồn cung nội địa tăng.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza sau khi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết liên quan.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát khi Quân đội Nga tiến vào phía Bắc Berdychi.
Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Kênh đào Suez - Biển Đỏ là tuyến đường vận chuyển quan trọng kết nối châu Á và châu Âu với gần 14% lượng thương mại đường biển của thế giới đi qua.
Infographics: Nhiều kỳ vọng trong hợp tác thương mại Việt Nam và Phần Lan

Infographics: Nhiều kỳ vọng trong hợp tác thương mại Việt Nam và Phần Lan

Những năm qua, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Phần Lan có những bước tăng trưởng ấn tượng, trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực.
Nga bắt thêm nghi phạm, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố

Nga bắt thêm nghi phạm, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố

Tòa án quận Basmanny của Moscow đã phê chuẩn lệnh bắt giữ thêm 3 nghi phạm được cho là có liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở nhà hát Crocus City Hall.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động