Chủ nhật 20/04/2025 23:00

Hiện thực hóa khát vọng phát triển

Chỉ có Đoàn kết, Quy tụ cùng với hành động quyết liệt giúp chúng ta thực hiện mục tiêu phát triển KTXH năm 2023. Chào năm mới 2023, vững tin tiến về phía trước.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội ngày càng dựa nhiều hơn vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; là phương thức quan trọng để Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

(Trích phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng).

Chúng ta đã trải qua những thời khắc cuối cùng của năm cũ, một năm đầy biến động và thử thách, cam go.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Năm vừa qua, dù gặp nhiều khó khăn nhưng dự kiến, 14/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quốc hội giao trong năm 2022 đạt và vượt mức đề ra. Chính phủ dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt chỉ tiêu. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 700 tỷ USD - lập mức kỷ lục mới; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm ước tăng 21%; vốn FDI thực hiện gần 20 tỷ USD, là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua; thu ngân sách nhà nước tăng gần 8% so với năm 2021; kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát, an ninh lương thực, năng lượng được đảm bảo... Đời sống người dân được cải thiện; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được tập trung chỉ đạo và đã xử lý nghiêm minh hàng loạt sai phạm theo đúng quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai”; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Đặc biệt, thành công của các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế đã một lần nữa nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế…

Những thành công ấy là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát thực tiễn của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự quản lý, điều hành hiệu quả của Chính phủ, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, quân và dân cả nước, cùng sự ủng hộ, sát cánh của bạn bè quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, bức tranh kinh tế - xã hội năm qua vẫn còn những tồn tại chưa khắc phục được hoàn toàn. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại; sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi cung ứng toàn cầu chưa cao; năng lực sản xuất công nghiệp chậm được cải thiện, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có tính nền tảng, then chốt. Mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế; liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu. Xuất khẩu mặc dù tăng cao nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI vẫn còn lớn (kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI kể cả dầu thô chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu). Giá trị gia tăng trong xuất khẩu chưa được như mong muốn. Đa dạng hoá thị trường ở một số sản phẩm còn chậm nên chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường để tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã ký kết. Việc chuyển từ hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch còn nhiều hạn chế. Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ chậm cải thiện.

Ngoài ra, mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao nhưng quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 chỉ đạt khoảng 82% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay. Hệ thống hạ tầng thương mại như: chợ đầu mối, trung tâm logistics, kho chứa hàng hóa chưa theo kịp nhu cầu phát triển làm gia tăng chi phí thương mại, hạn chế cạnh tranh; hạ tầng thương mại nông thôn chậm phát triển. Còn thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng hóa, nhất là đối với hàng thực phẩm thiết yếu, nên thị trường dễ bị biến động do tác động của tâm lý người tiêu dùng. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, găm hàng chờ tăng giá trên thị trường nội địa, vi phạm cạnh tranh… còn diễn biến phức tạp.

Năm 2023, dự báo tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp cũng đang kỳ vọng rất lớn vào các quyết sách của Nhà nước.

Kỳ vọng và tin tưởng Chính phủ chỉ đạo tập trung giải quyết, có phương án xử lý những “điểm nghẽn” của nền kinh tế; củng cố, ổn định tâm lý, niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Công tác đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục được đẩy mạnh; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt kết quả cao; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, gắn với chương trình chống biến đổi khí hậu; khẩn trương tập trung thực hiện, hoàn thành công tác quy hoạch theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả theo phương châm quy hoạch phải đi trước một bước; tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; đảm bảo ổn định giá cả; đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...

Để thực hiện được những mong ước đẹp đẽ ấy, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi một quyết tâm chính trị lớn, sự đồng lòng của toàn đảng, toàn quân, toàn dân.

Phải xác định, càng khó khăn,chúng ta càng cần phải Đoàn kết và Quy tụ.

Mỗi người đều xung phong chung tay gánh vác chăm lo, bồi đắp nhân cách, góp phần xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam, hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới, tích cực bồi đắp trình độ chuyên môn cao, tôi luyện qua lửa thực tế để tự tin hội nhập sâu rộng với thế giới. Tình nguyện trong việc thực hành trách nhiệm công dân yêu nước, sẵn sàng làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần; sẵn sàng sẻ chia, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì cộng đồng…

Chỉ có Đoàn kết, Quy tụ, cùng với hành động quyết liệt mới giúp chúng ta quyết tâm vượt qua thách thức, chủ động, tích cực, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2021-2025, đưa đất nước ta vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển. Chào năm mới 2023, vững tin tiến về phía trước, hiện thực hóa khát vọng phát triển.

Công Thương
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự cấp tỉnh, xã khi sáp nhập sẽ được chỉ định, bổ nhiệm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Sau 30/6 chính quyền cấp xã đi vào vận hành

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ định vị hình ảnh, thương hiệu Việt Nam

Thủ tướng đề nghị nhân rộng việc đi máy bay không cần mang giấy tờ

Khởi công Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Vingroup

Thủ tướng dự lễ khánh thành Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Bình Thuận khánh thành 2 dự án giao thông chiến lược

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công, khánh thành công trình trọng điểm

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 3 - Người nổi tiếng và trách nhiệm khi quảng cáo

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2