Hậu Giang: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp

Phát triển công nghiệp nói chung và phát triển cụm công nghiệp nói riêng là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế tỉnh Hậu Giang.
Khởi động dự án tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp lớn Họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023

Tập trung phát triển cụm công nghiệp

Trong những năm qua, ngành công nghiệp Hậu Giang luôn khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những trụ cột, có vai trò là động lực trình phát triển kinh tế của tỉnh, với giá trị sản xuất có tốc độ tăng trưởng bình quân cao qua từng năm và chiếm cơ cấu lớn. GRDP tăng bình quân 17,27%/năm với giá trị sản xuất tăng từ 4.575 tỷ đồng năm 2015 lên 7.765 tỷ đồng năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp.

Phát triển công nghiệp nói chung và phát triển cụm công nghiệp nói riêng là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế tỉnh Hậu Giang
Phát triển công nghiệp nói chung và phát triển cụm công nghiệp nói riêng là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế tỉnh Hậu Giang

Theo đó, phát triển công nghiệp nói chung và phát triển cụm công nghiệp nói riêng là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế tỉnh Hậu Giang. Thực tế thời gian qua cho thấy, với 7 cụm công nghiệp đang hoạt động, diện tích 486,55 ha đã thu hút được 51 dự án đầu tư, vốn đầu tư gần 19 ngàn tỷ đồng và 390 triệu USD, giải quyết việc làm cho gần 9.000 lao động; giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao hàng năm. Việc phát triển các cụm công nghiệp trong thời gian qua đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hạn chế tình trạng sản xuất phân tán không theo quy hoạch và tình trạng ô nhiễm môi trường, giải quyết vấn đề lao động, việc làm, đóng góp vào ngân sách và làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.

Bên cạnh những mặt thuận lợi còn những khó khăn, hạn chế như: Các cụm công nghiệp chưa thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụng đất tiết kiệm, doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp còn ít...; giao thông kết nối một số cụm công nghiệp của Tỉnh chưa đồng bộ kịp thời, chưa thuận lợi cho lưu thông hàng hóa gắn kết với sản xuất…

Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/11/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp đã xác định “Phát triển công nghiệp là một trong những khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội”. Phát triển cụm công nghiệp là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với vùng, với cả nước, phù hợp với quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang.

Trên cơ sở đó ngành Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về phê duyệt Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 22/12/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về triển khai Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/11/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo. Về Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã được Bộ Công Thương thống nhất tại Công văn số 1112/BCT-CTĐP ngày 07/3/2023.

Triển khai 4 nhiệm vụ hiện thực hoá mục tiêu

Mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025, tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 10 cụm, với tổng diện tích đất là 548 ha; Phấn đấu thu hút đầu tư đạt tỷ lệ lấp đầy trên 80% diện tích; đóng góp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng bình quân 12,95%/năm, đến năm 2025 quy mô đạt trên 4.000 tỷ đồng; cơ cấu lao động trong các cụm công nghiệp chiếm 16% trong tổng số lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh; giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động.

Giai đoạn từ 2026 - 2030, đưa tỷ lệ đóng góp vào tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%; giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động.

Định hướng phát triển đến 2050: Giữ nguyên và nâng cao hiệu quả sử dụng đất; phát triển thêm 5 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 15 cụm, với tổng số diện tích đất là 907,63 ha. Hình thành hệ thống các cụm công nghiệp có quy mô hợp lý nhằm phát huy tiềm năng theo từng địa bàn; định hướng phát triển các cụm công nghiệp chuyên ngành, liên kết ngành ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Chú trọng phát triển chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Tập trung thu hút các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện môi trường, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp nhiều vào ngân sách.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, tỉnh Hậu Giang cần tập trung triển khai các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư, phát triển hạ tầng cụm công nghiệp đến với Hậu Giang. Thu hút các doanh nghiệp tư nhân trong nước thực sự trở thành một động lực quan trọng cho phát triển cụm công nghiệp của Tỉnh.

Thứ hai, bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển cụm công nghiệp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế khác để hình thành các cụm công nghiệp. Kết hợp hài hoà phát triển cụm công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu.

Thứ ba, phát triển các cụm công nghiệp bám sát các trục giao thông đường thủy và đường bộ, gắn với lợi thế phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương, yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển công nghiệp hợp lý và gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh trong các giai đoạn phát triển.

Thứ tư, tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải trong việc chuẩn bị tốt các thủ tục đầu tư 2 tuyến cao tốc đi qua địa bàn tỉnh, đề xuất các điểm kết nối nhằm khai thác hiệu quả dự án đầu tư, phát triển các lĩnh vực tiềm năng lợi thế của tỉnh. Đồng thời nâng cấp, mở rộng các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn, trong đó tập trung triển khai đầu tư nâng cấp một số tuyến đường tỉnh đảm bảo kết nối hệ thống cao tốc, hệ thống quốc lộ. Tiếp tục phát triển giao thông đường thủy, góp phần phát triển vận tải đa phương thức; phát triển cụm cảng Hậu Giang theo quy hoạch để hỗ trợ và phát triển dịch vụ logistics.

Minh Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động