Hát “Sắc bùa” - Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh

Hát Sắc bùa là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian của người Mường. Tại Ngọc Lặc, hát Sắc bùa có những đặc trưng mang đậm sắc thái người Mường xứ Thanh.
Tiếng khèn - nét văn hóa đặc sắc dân tộc Mông Khám phá nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Xơ Đăng

Tục lệ hát “Sắc bùa” là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian của người Mường được duy trì và phát triển ở nhiều tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Trong tiếng Mường hai từ “Sắc bùa” có nghĩa là “xách cồng”. Tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, tục lệ hát “Sắc bùa” người dân địa phương hay gọi là hát Phường chúc có những đặc trưng riêng mang đậm sắc thái của người Mường ở xứ Thanh. Hát “Sắc bùa” là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường huyện Ngọc Lặc. Từ lâu đời tục lệ hát “Sắc bùa” đã được gìn giữ, phát huy, được tổ tiên truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo ông Phạm Đình Cường, Trưởng phòng Dân tộc huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa: Nghệ thuật trình diễn “Sắc bùa” của người Mường là phương tiện giao tiếp, bày tỏ lòng tôn kính của một cộng đồng đối với mỗi con người, với thiên nhiên, vũ trụ với sự cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người, mọi nhà an khang thịnh vượng.

Trong tục lệ hát “Sắc bùa” tại Ngọc Lặc có hệ thống nhạc khí, nhạc cụ đa dạng như: Cồng, chiêng, trống, chuông, khánh, sáo ôi, mõ, tỉnh tang, đâm đuống, tam bu. Cồng chiêng là nhạc cụ tiêu biểu nhất, đồng thời còn là bảo vật của mỗi gia đình, mỗi làng, mỗi vùng Mường kể cả về mặt chế tác, tài sản vật chất, tinh thần; được tổ chức dưới hình thức là đội nghệ thuật quần chúng tự nguyện tập hợp thành một phường với tinh thần đoàn kết thống nhất cao.

Hát “Sắc bùa” - Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh
Hát “Sắc bùa” là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa từ bao đời nay.

Nghệ thuật trình diễn của hát "Sắc bùa" là một tập thể gồm những người tài năng, có khả năng sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật truyền thống dân tộc và yêu thích hát Xường và đánh cồng chiêng.

Trong các ngày lễ tết, mừng nhà mới Phường chúc xách cồng chiêng đi hết nhà này đến nhà khác, qua Mường này đến Mường kia để đánh chiêng, hát chúc. Nghệ thuật trình diễn được thực hiện như sau: Cồng 1: Cồng lệnh (nếu kèm trống, kèn, ụi, nhị là cồng dùng trong đám hiếu); Cồng 2 (cồng đôi) dùng trong lễ hội Pồn pôông (nhịp nhanh phục vụ cho việc diễn trò và nhảy múa); Cồng 3, cồng 4, cồng 7 (cồng dàn) là cồng mừng: Mừng năm mới, mừng đám cưới (rước dâu), mừng nhà mới, mừng mùa, mừng khách đến nhà, mừng hội xuống đồng (khai hạ)…tiêu biểu là cồng bùa (dán bùa). Phường chúc với sự huy động và tập hợp số lượng cồng không hạn chế nhưng ít nhất phải đủ 12 cồng, trong đó có bộ “cồng tiết tấu” và bộ cồng “khầm”.

Hát Sắc bùa gồm nhiều chủ đề khác nhau và được phân chia thành các phân đoạn (Đi đường. Vào cổng. Hát chúc và hòa tấu dưới chân cầu thang. Ra về). Ở mỗi phân đoạn, các bài hát có nội dung riêng. Khi đi đường thì có bài hát đi đường. Khi đến nhà, Phường chúc gióng chiêng ngoài cổng và bài hát bài mở cổng. Vào sân, đến chân cầu thang thì dừng lại hòa tấu cồng chiêng (bài Sắc bùa) và hát Xường chúc Tết. Khi ra về Phường chúc có bài chào về và bài hát đóng cổng.

Lời của bài hát “Chúc Tết”, “Chúc mừng năm mới” có khuôn mẫu chung nhưng đến nhà nào thì Phường chúc phải vận lời vào cảnh nhà ấy mà hát chúc cho phù hợp. Khi Phường chúc hát bài đóng cổng, nhà chủ thường tặng cho họ (có thể là bánh chưng, gạo, rượu hoặc tiền) gọi là mừng tuổi nhân dịp năm mới hay thay lời cảm ơn mừng dâu, mừng rể.

Hát “Sắc bùa” - Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh
Hát “Sắc bùa” hay còn gọi là Phường chúc của huyện Ngọc Lặc vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Trên quãng đường đi từ nhà này sang nhà khác, từ Mường này sang Mường khác, Phường chúc diễn tấu các bài Xường chúc và hòa tấu cồng chiêng các bài hát: đi đường, đùn đim, bông trắng bông vàng, rước đuốc, cà rồng…với những làn điệu khác nhau, theo nhịp cồng chiêng điêu luyện, tài hoa của cả Phường, đặc biệt là vai trò của người đội trưởng (trưởng Phường).

Tùy nghệ thuật trình diễn (khả năng diễn tấu) và thẩm âm của từng vùng Mường mà giai điệu cú khác nhau, nhưng cơ bản vẫn có chung một giai điệu hát “Xường khoát rác” và đánh cồng chiêng theo tiết tấu phổ biến nhất là:

Người Mường quan niệm đối với dàn Phường chúc thì càng nhiều cồng “khầm” (vài chục, vài trăm) là phường đại, tiếng “khầm” càng to thì niềm vui càng lớn, hạnh phúc càng đầy, “dưới sân lắm trâu, nhiều bò. Trên nhà nhiều cơm, nhiều lúa, nhiều ngô khoai, sắn…”.

Những bài có hợp âm “khầm” cuối câu nghe có tiếng vang lớn, vang xa như đất rung, rừng chuyển, như sấm dậy, mưa nguồn. Những bài có hợp âm “khô” cuối câu nghe như có luồng gió mát thoảng qua, như đám mây lững lờ trôi đi, cũng có thể là vật gì đó đang bồng bềnh trên sông, làm người nghe có cảm giác lâng lâng khó tả.

Đặc biệt, trong các bài đi đường như rước đuốc, đùm đi, cà rồng, với nghệ thuật đảo chiêng rặt đùi chiêng ở âm cao ghe lách tách, rào rào như ngựa chạy, lửa cháy và những tiếng ấy như quẩn quanh, uốn lượn, leo lên, tụt xuống như người đang tiến trên đường đèo dốc. Trang phục của Phường bùa Ngọc Lặc cũng không cầu kỳ: nữ mặc trang phục truyền thống của người Mường tại địa phương, nam mặc quần áo nâu, chít khăn nâu.

Với giá trị văn hóa hiện hữu, hát “Sắc bùa” của huyện Ngọc Lặc vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Từ vỏ cây rừng, qua đôi tay tài hoa của người Xơ Đăng (Kon Tum) đã trở thành những bộ trang phục độc đáo, được người dân gìn giữ và xem như báu vật truyền đời.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Tín dụng chính sách đã trở thành “chủ công” hỗ trợ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bố Trạch vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV năm 2024.
Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Ngày 20/4, Craft Link đã tổ chức buổi trình diễn nghề “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô".
Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Tết Chôl Chnăm Thmây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động