Thứ tư 30/04/2025 04:56

Hấp dẫn tháng Ba “Mùa xuân và Tuổi trẻ” tại Làng Văn hóa

“Mùa xuân và Tuổi trẻ” là chủ đề hoạt động tháng Ba được tổ chức từ ngày 1 - 31/3/2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Mùa xuân và Tuổi trẻ” với các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa gắn với tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hoá dân tộc tại Làng Văn hóa, “Ngôi nhà chung” của ̀54 dân tộc Việt Nam.

“Mùa xuân và Tuổi trẻ” gắn tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hoá dân tộc

Tháng Ba “Mùa xuân và Tuổi trẻ” với sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 15 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) của 12 địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Đồng thời huy động khoảng 50 nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 18,19/3/2023. Huy động khoảng 25 nghệ nhân, thanh niên đồng bào dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai ngày 25,26/3/2023.

Hoạt động điểm nhấn “Mùa xuân và Tuổi trẻ” là “Ngày hội thanh niên với văn hoá truyền thống của các cộng đồng dân tộc tại Làng Văn hóa”. Có thể thấy, bản sắc văn hóa Việt Nam là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, sức mạnh của dân tộc được hun đúc, bồi đắp qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đồng thời là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thanh niên là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mọi mặt trận; trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng đang đặt ra nhiều yêu cầu mới, đòi hỏi thanh niên có bản lĩnh chính trị vững vàng, kế thừa, phát huy cao độ bản sắc văn hóa dân tộc.

Tháng Ba “Mùa xuân và Tuổi trẻ” sẽ là cuộc gặp gỡ của các bạn trẻ yêu văn hoá dân tộc

Tại Làng Văn hóa, tháng Ba “Mùa xuân và Tuổi trẻ” sẽ là cuộc gặp gỡ của các bạn trẻ yêu văn hoá dân tộc, là những người con của đồng bào các dân tộc chia sẻ, đề xuất các giải pháp, cách làm hay để cùng bảo tồn phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc mình.

Trình diễn cồng chiêng của các bạn trẻ Tây Nguyên

Đến với “Mùa xuân và Tuổi trẻ” thời điểm này, du khách được thưởng thức những tiết mục trình diễn cồng chiêng của các bạn trẻ Tây Nguyên. Đối với đồng bào Tây Nguyên, tiếng cồng chiêng theo suốt cuộc đời của họ từ khi sinh ra đến khi về với đất. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của cồng chiêng, ngoài sự truyền thụ của những lớp người lớn tuổi thì không thể không nhắc tới vai trò giữ lửa của lớp trẻ - những thanh niên đồng bào hôm nay. Những thanh niên trẻ đồng bào Ba Na cùng với những bạn trẻ Tây Nguyên tại Làng Văn hóa cùng nhau biểu diễn cồng chiêng, giao lưu học hỏi kinh nghiệm truyền dạy cồng chiêng của các già làng, những người có kinh nghiệm và thế hệ trẻ.

Không gian văn hoá Tây Nguyên

Tháng Ba mùa con ong đi lấy mật, đây là thời điểm du khách được chiêm ngưỡng tháng Ba Tây Nguyên tại Làng Văn hóa. Bên cạnh sắc màu trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên còn có sắc hoa cà phê trắng tinh khôi, hình ảnh của những cây Pơ Lang vươn mình trong nắng tháng Ba. Tây Nguyên bình dị qua cảnh vật, qua lòng người và qua cuộc sống chân thực của mỗi đồng bào Tây Nguyên nơi đây. Đồng bào Ê Đê bên cạnh những người anh em Xơ Đăng, Cơ Tu, Tà Ôi, Ba Na, Gia Rai cùng giới thiệu về cây cà phê, hoa cà phê, kỹ thuật rang xay cà phê và cùng với du khách thưởng thức những ly cà phê đượm chất Tây Nguyên cùng với đó là âm nhạc, là cồng chiêng, là vòng xoang Tây Nguyên.

Tại mỗi không gian văn hoá Tây Nguyên đồng bào các dân tộc Ê Đê, Xơ Đăng, Cơ Tu, Gia Rai, Tà Ôi, Ba Na giới thiệu tới du khách nét văn hoá đặc trưng của dân tộc mình, mời du khách trải nghiệm cồng chiêng, vòng xoang, tương tác âm nhạc từ tre nứa... và nghề thủ công truyền thống gắn với không gian văn hoá buôn làng.

Đặc biệt hoạt động tháng Ba “Mùa xuân và Tuổi trẻ” còn đem đến cho du khách chương trình biểu diễn nghệ thuật “Mùa xuân yêu thương” của các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Với các bài về mùa xuân dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người khi tháng Ba về, về mùa xuân về đất nước với một sức sống mới, niềm cảm hứng mới.

Mùa xuân và Tuổi trẻ” nhằm tăng cường giao lưu giữa các dân tộc

Bên cạnh đó, hoạt động “Mùa xuân và Tuổi trẻ” cuối tuần là hội xuân, chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Mùa xuân và Tuổi trẻ

Tin cùng chuyên mục

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh