Thứ bảy 26/04/2025 22:44

Hàng Việt phía Nam lên vùng biên giới phía Bắc

Năm 2016 quay lại thị trường phía Bắc thành công, Phiên chợ hàng Việt về nông thôn năm 2017 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) sẽ tiếp tục được tổ chức phục vụ người dân các tỉnh phía Bắc. 
Phiên chợ hàng Việt về nông thôn thu hút đông người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm

Theo ban tổ chức, trong tháng 4, BSA sẽ tổ chức chuỗi 6 phiên chợ tại 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Theo đó, tại tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức tại 3 huyện (huyện Trà Lĩnh, từ ngày 5-7/4; huyện Hòa An, từ ngày 9-11/4; huyện Thạch An, từ ngày 13-15/4). Tỉnh Lạng Sơn sẽ tổ chức tại các huyện Bình Gia, từ ngày 17-19/4; huyện Văn Quan từ ngày 21-23/4 và huyện Chi Lăng từ ngày 25-27/4).

Đây là 2 địa phương có đông đồng bào các dân tộc như Tày, Nùng, Dao, Hoa, Sán Chay, H’Mông sinh sống… và bà con nơi đây đang không có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng và tiêu dùng hàng Việt.

Bà con dân tộc Dao mua sắm tại phiên chợ hàng Việt về nông thôn năm 2016

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC), chương trình đưa hàng Việt về nông thôn lần này có khoảng 30 DN tham gia, trong đó đa phần là các DN phía Nam. Chương trình sẽ giúp người tiêu dùng các địa phương trên nhận diện, tin dùng các sản phẩm của những DN tại phiên chợ, những DN đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Đặc biệt phiên chợ còn có sự tham gia của những gian hàng bán các sản phẩm nông nghiệp thuộc mạng lưới Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp (SKC miền Bắc). Hay những sản phẩm của Phiên chợ xanh từ TP. Hồ Chí Minh ra phục vụ bà con miền Bắc, như: Con Tôm; HTX Eakmat Hòa Đông; Xơ mướp Vi Lâm.

Từ tháng 3/2009 đến nay, BSA cùng Hội DN HVNCLC đã tổ chức thành công 198 phiên chợ hàng Việt về nông thôn, mang đến cho người dân hàng triệu sản phẩm chất lượng, do các doanh nghiệp nội địa sản xuất.

Thanh Minh

Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía