Thứ tư 06/11/2024 04:41

Hàng Việt làm gì để vào được kệ hàng của các kênh phân phối lớn trong nước?

Để vào được kệ hàng của kênh phân phối lớn trong nước, hàng Việt phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, tính minh bạch về nguồn gốc xuất xứ.

Tại Phiên thảo luận về kết nối tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua kênh phân phối trong nước trong khuôn khổ Hội nghị Kết nối giao thương giữa nhà cung ứng khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với các doanh nghiệp xuất khẩu, tổ chức xúc tiến thương mại, bà Nguyễn Thị Mai Phương – Quản lý Thu mua ngành hàng thực phẩm tươi sống – Central Retail Vietnam chia sẻ, ngay từ khi vào thị trường Việt Nam, Central Retail Vietnam đã đồng hành hỗ trợ các hộ nông dân, nhất là ưu tiên hộ nông dân vùng sâu, vùng xa, đồng bào miền núi để hướng dẫn họ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bắt đầu từ khâu gieo giống đến đóng gói, bao bì qua đó làm sao sản phẩm của họ được vào kênh bán lẻ. Nhờ đó, đến nay đã có nhiều hộ nông dân, hợp tác xã đã trở thành nhà cung ứng lớn của Central Retail Vietnam.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Phương, cũng giống như các hệ thống bán lẻ khác, ngoài việc bắt buộc đáp ứng các yêu cầu, quy định của cơ quan quản lý Nhà nước, thì Central Retail luôn quan tâm đến chất lượng và tính minh bạch của sản phẩm. "Về chất lượng, hiện Central Retail còn đưa ra mức tiêu chuẩn thấp nhất đó là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn VietGap, nhằm đảm bảo có sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan quản lý. Còn việc đặt tiêu chí về tính minh bạch là nhằm tạo sự yên tâm cho người tiêu dùng khi họ mua một bó rau hay cân thịt tại hệ thống"- bà Phương cho hay.

Đồng quan điểm, ông Trần Trọng Hùng – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Bán lẻ tiêu dùng Hà Nội (HCRC) – Công ty cổ phần Tập đoàn BRG cũng nhấn mạnh, sau đại dịch có hai thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam, đó là hướng tới sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp và tính minh bạch về nguồn gốc xứ của sản phẩm. Vì thế, các hệ thống phân phối, trong đó có BRG luôn quan tâm và đặt các tiêu chí này lên hàng đầu đối với sản phẩm trong nước.

Còn ông Nguyễn Anh Phương – Trưởng điều hành Vùng miền Bắc – Công ty MM Mega Market Việt Nam thông tin, MM Mega Market luôn mong muốn sản phẩm nằm trong chuỗi khép kín đó là đưa sản phẩm từ vùng trồng, vùng nuôi đến bàn ăn của người tiêu dùng. Và để đạt tiêu chí đó, nguồn cung ứng trong nước là ưu tiên hàng đầu bởi sự thuận lợi trong lưu trữ và đa dạng nguồn cung. Vì vậy, theo ông Phương, đây cũng là lý do mà có tới 90% sản phẩm bán tại MM Mega Market là hàng sản xuất trong nước.

Về việc sản phẩm lên kệ của MM Mega Market có gặp khó khăn gì không? ông Nguyễn Anh Phương cho rằng, cũng như các chuỗi bán lẻ khác để đạt tiêu chí của người tiêu dùng đơn vị này luôn yêu cầu sản phẩm phải đảm bảo các quy định của cơ quan nhà nước, như phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và phải đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng đến tận khâu cuối cùng.

Thông tin ông Phương cho biết, hiện MM Mega Market còn có một lượng khách hàng chuyên nghiệp là các khách sạn, nhà hàng luôn quan tâm việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ đến vùng trồng, vùng nuôi. Vì vậy, hàng hoá của các hợp tác xã, nông dân đều nỗ lực kết nối tới được các đơn vị phân phối. “Chúng ta cần tiếp tục nuôi dưỡng, kết nối này. Vì ngoài việc có mặt trên kệ nhà phân phối rồi, phải làm sao để người tiêu dùng mua sản phẩm qua đó siêu thị mới tiếp tục đặt hàng và tạo thành chuỗi cung ứng, tránh sự mất kết nối”- ông Phương nói.

Trong bối cảnh cạnh tranh hiện này, ngoài hỗ trợ từ kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm, ông Phương nêu thêm rằng, phía nhà sản xuất phải có chính sách về marketing, chính sách tiêu thụ làm sao người tiêu dùng thấy được tính ưu việt, lợi thế của sản phẩm đó, để họ tiêu dùng sản phẩm một cách bền vững hơn.

Đại diện Lotte Việt Nam – bà Lê Thị Hương – Giám đốc Siêu thị - Công ty Cổ phần Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam chia sẻ, nhiều nhà cung cấp đều phản ánh việc đưa hàng Lotte Việt Nam khó hơn các hệ thống phân phối khác, tuy vậy theo bà là tất cả các hồ sơ chào hàng Lotte Việt Nam đều đưa ra các quy định giống quy định của nhà nước. "Việc các nhà cung ứng thấy khó khăn hơn có thể do quy trình kiểm soát hồ sơ của Lotte Việt Nam khá chặt chẽ bởi hiện khách hàng đều quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc sản phẩm nên Lotte Việt Nam"- bà Hương cho hay.

Trong quá trình tiếp cận kênh phân phối của Lotte Việt Nam, bà Lê Thị Hương cũng lưu ý các hồ sơ của nhà sản xuất, doanh nghiệp thường không đứng phom mẫu, nên khi nộp sẽ mất nhiều thời gian và bị trả lại. Ngoài ra, bao bì sản phẩm của doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp trend (xu hướng) của thị trường, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên khó qua khâu kiểm duyệt chào hàng tại Lotte Việt Nam; mặt khác, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó đảm bảo về khâu vận chuyển cũng như sản lượng không đáp ứng đều và đủ từ yêu cầu của nhà phân phối.

Phiên thảo luận về kết nối tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua kênh phân phối trong nước

Hiện tại, việc tiêu thụ sản phẩm qua kênh thương mại điện tử đang là xu thế. Ông Nguyễn Lâm Thanh – Đại diện Tik Tok tại Việt Nam cho biết, so với các nhà phân phối khác trong nước, Tik Tok Shop còn rất trẻ (1 năm ra đời) nhưng trung bình một ngày Tik Tok Shop có hơn 1 triệu đơn hàng được bán và mua ở Việt Nam. “Điều đặc biệt của người mua hàng trên Tik Tok là vì sự vui vẻ, hạnh phúc khi mua được sản phẩm. Người tiêu dùng mua sản phẩm vì yêu thích người bán hàng hay là câu chuyện sản xuất ra sản phẩm đó. Từ xu thế này đang tạo ra cơ hội công bằng cho tất cả nhà sản xuất nhỏ như hộ gia đình, nông trại và người mua cũng công bằng”- ông Thanh cho hay.

Nhằm hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá qua các nền tảng số, cũng như đưa các doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh tế trực tuyến, mới đây, theo ông Thanh Tik Tok đã ký kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chương hỗ trợ cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các nhóm tiêu dùng trực tuyến mới thông qua các khoản trợ cấp tiền mặt, chương trình đào tạo kỹ năng số và tín dụng quảng cáo.

Đồng thời, thời gian qua, Tik Tok cũng đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các chương trình tập huấn đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, bán hàng qua livestream trên nền tảng Tik Tok cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất địa phương… Với sự hợp tác đã và đang triển khai, Tik Tok kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội tiêu thụ cho hàng hoá trong nước trong thời gian tới.

Bên cạnh chia sẻ của các đại diện kênh phân phối, từ phía cơ quan cơ quản lý, bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho hay, qua theo dõi tiêu thụ hàng hoá ở thị trường trong nước, Vụ Thị trường trong nước nhận thấy, các nhà sản xuất, doanh nghiệp cần phải đánh giá được thị của người tiêu dùng, trên cơ sở đó để biết đưa hàng vào đâu; đồng thời cần nắm bắt được nhu cầu của nhà phân phối, để biết hàng đưa vào đây có phù hợp không, liệu các “ông lớn” họ có chọn doanh nghiệp hay hợp tác xã mới lớn chưa hoàn thiện về cách làm marketing, cách sản xuất, bao bì hay không?

Đại diện Vụ Thị trường trong nước cũng khuyến nghị tới các nhà sản xuất, doanh nghiệp trong nước đó là hiện người tiêu dùng đang quan tâm đến sản phẩm đảm bảo sức khoẻ, giá cả hợp lý nhất; cũng như tính văn hoá, câu chuyện vùng miền chứa đựng trong mỗi sản phẩm.

Đây cũng là những điều mà các Trung tâm Xúc tiến thương mại, các Sở Công Thương địa phương trong nước cần quan để hỗ trợ các hộ nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hoá:- bà Nga nhấn mạnh.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch