Hàng trăm hồ đập xuống cấp trước mùa mưa lũ ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh

Các tỉnh Miền trung đã bước vào mùa mưa lũ, nhưng ở khu vực các tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh vẫn đang có cả trăm hồ, đập xuống cấp, hỏng hóc, một số ít khác thì vẫn trong quá trình sửa chữa. Mỗi năm cứ đến mùa mưa bão, nỗi lo mất an toàn hồ đập tại các địa địa phương này lại hiện hữu.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An, toàn tỉnh hiện đang có 1.061 hồ đập lớn nhỏ, trong đó có hơn 963 hồ đập do địa phương quản lý, 98 hồ đập do doanh nghiệp thuỷ lợi quản lý. Trong đó, nhiều hồ, đập có dung tích lên đến hàng triệu mét khối nước, trực tiếp cấp nước tưới tiêu cho hàng nghìn hécta hoa màu của người dân.

Hàng trăm hồ đập xuống cấp trước mùa mưa lũ ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh
Trên địa bàn các tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh đang có hàng trăm hồ, đập xuống cấp, hư hỏng gây mất an toàn cho người dân trong mùa mưa bão

Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại tỉnh này đang có đến hơn có 709 hồ đập chưa kiên cố, có nguy cơ mất an toàn, trong đó có đến 252 hồ đập đã xuống cấp trầm trọng cần được nâng cấp, sửa chữa khẩn trương trong thời gian tới.

Tình trạng các hồ chứa cũng chẳng khả quan hơn là bao. Hiện nay, đáng lo nhất là các công trình hồ chứa do địa phương quản lý lâu năm nên không đồng bộ từ đâu mối đến hệ thống kênh mương. Nhiều hồ chứa hư hỏng nhưng chưa được sữa chữa nâng cấp, ảnh hưởng đến an toàn hồ chứa dẫn đến hạn chế khả năng tưới, tiêu.

Được biết, rất nhiều hồ, đập ở Nghệ An được xây dựng đã xây dựng hơn nửa thế kỷ, trải qua nhiều đơn vị thay nhau quản lý nên đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng có nguy cơ gây mất an toàn trong mùa mưa bão. Hiện có 2 hồ chứa lớn nhất ở Nghệ An, là hồ chứa nước Vực Mấu thị xã Hoàng Mai và hồ chứa Sông Sào ở huyện Nghĩa Đàn hiện nay vẫn đang còn những khó khăn trong khâu vận hành khi mùa mưa bão đến.

Hồ chứa nước Vực Mấu thị xã Hoàng Mai được đầu tư nâng cấp từ những năm 2009, có trữ lượng thiết kế 75 triệu m3 nước. Ngoài việc tưới cho trên 4.600ha đất canh tác, công trình này còn cấp nước sinh hoạt cho gần 40.000 hộ dân khu đô thị Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, cấp nước cho công nghiệp 11,388 triệu m3/năm. Trước mùa mưa lũ năm nay, hệ thống báo mực nước, đo mưa đã bị hỏng, công nhân phải thực hiện bằng thủ công.

Còn hồ chứa nước Sông Sào được khởi công xây dựng từ 1999, đạt dung tích 51,42 triệu m3 được đánh giá là công trình phục vụ đa mục tiêu. Trước mùa mưa lũ năm nay cũng gặp những khó khăn như: không có trạm quan trắc, đo mưa ở lòng hồ, vì vậy phải quan trắc, đo mưa bằng thủ công. Tại công trình chưa có máy phát điện nên khi mất điện phải sử dụng nhiều lao động để quay cửa tràn, ảnh hưởng đến khâu vận hành an toàn hồ chứa. Khi mực nước lên cao xả tràn đạt 3 cửa cũng gây ngập úng cho các hộ dân ở xã Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, thị trấn Nghĩa Đàn (Nghĩa Đàn).

Hay mới đây tại đập Bàn Vàng, xã Tiến Thành, huyện Yên Thành, được xây dựng từ năm 1963, có trữ lượng 1 triệu m3 nước, phục vụ tưới tiêu cho 38 ha/năm hoa màu và lúa. Mới đây ngày 15/9, thân đập Bàn Vàng đã bị vỡ khoảng 20 m, nước tràn xuống vùng hạ du, khiến các hộ dân nơi đây đã phải di dời để đảm bảo an toàn.

Hàng trăm hồ đập xuống cấp trước mùa mưa lũ ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh
Các hồ đập xuống cấp, hư hỏng đe dọa vùng hạ lưu

Không chỉ các hồ, đập ở Nghệ An xuống cấp, hồ, đập ở Hà Tĩnh cũng trong tình trạng thiếu an toàn. Số liệu từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh, trên địa bàn hiện có 351 hồ thủy lợi, với tổng dung tích chứa hơn 1.575 triệu m3 nước, trong đó có 324 hồ chứa có dung tích từ 50.000 m3 trở lên, hoặc có chiều cao đập từ 5m trở lên. Trong đó có gần 200 hồ, đập bị hư hỏng, xuống cấp, với nguy cơ mất an toàn đang hiện hữu tại 59 hồ, đập bị hư hỏng nặng, cần được sửa chữa. Hằng năm, hệ thống hồ đập đã cung cấp nước tưới cho hơn 29.000 ha đất trồng lúa/vụ và cây trồng cạn, cấp nước phục vụ công nghiệp, dân sinh, nuôi trồng thủy sản, cắt giảm lũ hạ du và cải tạo môi trường sinh thái.

Phần lớn các hồ chứa ở Hà Tĩnh đều được xây dựng khá lâu, đều đã sử dụng trong khoảng thời gian từ 40 đến 50 năm, lại thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng, cho nên đến nay đã xuống cấp, nguy cơ mất an toàn cao.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh - với đặc thù thường xuyên chịu tác động của thiên tai, lũ lụt, vấn đề bảo đảm an toàn hồ chứa luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, huy động nguồn lực đầu tư, nâng cấp hệ thống hồ thủy lợi. Tuy vậy, do điều kiện ngân sách địa phương còn hạn hẹp và rất khó khăn, trong khi nhu cầu đầu tư, sửa chữa hồ đập lớn, cấp bách. Do đó, địa phương mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí để khắc phục, sửa chữa các công trình hư hỏng nặng, có nguy cơ mất an toàn cao.

Ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cho biết, thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng mất an toàn hồ đập thủy lợi vào thời điểm mùa mưa lũ đến; tính mạng, tài sản của người dân và hoa màu ở các vùng hạ lưu của hồ đập vẫn tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại lớn ở các thời điểm mưa lớn kéo dài, nhất là trong các năm gần đây, mưa lũ diễn biến rất bất thường.

Hàng trăm hồ đập xuống cấp trước mùa mưa lũ ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh
Nhiều hồ chứa được làm bằng đất đắp nên rất yếu, vào mùa mưa lũ khi lượng nước trong hồ dâng lên đã dẫn đến nguy cơ vỡ đập bao rất cao

Nguyên nhân là do tỉnh Nghệ An có nhiều hồ đập được thiết kế, thi công đã từ rất lâu nên chất lượng đã xuống cấp. Do biến đổi khí hậu, lượng mưa có cường độ lớn hơn, thời gian tập trung lượng mưa cũng mạnh hơn trước nên tần suất cũng như thông số thiết kế của các hồ đập trước đây không đáp ứng được so với thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, kinh phí hàng năm phục vụ việc sửa chữa, gia cố hồ đập, đê điều cũng hạn hẹp.

"Bằng việc lồng ghép các nguồn vốn, thời gian qua Nghệ An đã nâng cấp được trên 200 hồ chứa ách yếu có quy mô từ 2-3 triệu m3 nước. Cơ bản các hồ chứa đều đảm bảo phòng, chống lũ tốt và tích nước gieo cấy các vụ lúa - ông Nguyễn Văn Đệ cho biết thêm.

Về giải pháp bảo đảm an toàn tại các hồ chứa nguy cơ mất an toàn cao, nhưng chưa có kinh phí để nâng cấp, tu bổ, lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đều cho biết, trước mắt địa phương đã tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng hiện trạng các hồ đập để xây dựng phương án mở rộng, hạ thấp tràn hoặc mở thêm tràn xả lũ phụ để tăng khả năng tháo lũ. Đối với những hồ chứa không bảo đảm an toàn, đã khuyến cáo, chỉ đạo các địa phương, đơn vị tuyệt đối không được tích nước hoặc chỉ tích nước ở mức phù hợp.

Cùng với đó, tổ chức nhân lực, vật tư dự phòng chuẩn bị tốt phương án "4 tại chỗ" để kịp thời ứng cứu khi có sự cố xảy ra. Trên cơ sở kiểm tra công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn, các địa phương đã xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du, rà soát đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn các hồ chứa; tổ chức diễn tập phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu, vùng hạ du là các thành phố, thị xã, khu công nghiệp.

Đối với các công trình hỏng hóc có nguy cơ gây nguy hiểm cho người dân thì chính quyền địa phương cũng đề nghị các chủ công trình phải cắt cử người túc trực 24/24 khi có mưa, lũ lớn xảy ra...

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Trong tuần này (từ 18/11 - 22/11), TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Thái Bình đặt mục tiêu đến năm 2030, 95% người dân trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia.
Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Tại tỉnh Lào Cai diễn ra hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động, quyết liệt đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công...
Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng-Australia nhằm thúc đẩy kết nối, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp Đà Nẵng và đối tác, chuyên gia quốc tế.
Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản khẩn yêu cầu các cơ quan, địa phương đẩy nhanh tiến độ xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

UBND TP. Hải Phòng khai trương dự án chính quyền số hướng tới mục tiêu hình thành chính quyền số minh bạch, hiệu quả và tiện ích.
Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Doanh nghiệp Quảng Ninh tích cực chuẩn bị các sản phẩm OCOP đa dạng, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp Tết Nguyên đán 2025.
Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) sẽ dành 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Sáng nay (21/11), Sở Thông tin và Truyền thông Lai Châu tổ chức Hội nghị tập huấn lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Văn bản số 6708 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.
Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, TP. Hải Phòng thực hiện điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Sau 10 năm khoác 'tấm áo' mới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành động lực phát triển kinh tế của Ninh Bình.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động