Thứ hai 12/05/2025 14:00

Hàng thủy sản trở lại Ả rập Xê út

Sau hơn 2 năm “cấm cửa” thủy sản Việt Nam, Ả rập Xê út đã quyết định cho phép 12 DN của Việt Nam được xuất khẩu (XK) trở lại một số mặt hàng thủy sản đánh bắt vào thị trường này.

“Cửa sáng” cho xuất khẩu

Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương), Đại sứ quán Ả rập Xê út tại Việt Nam đã có công hàm gửi các cơ quan chức năng phía Việt Nam, thông báo ý kiến của Tổng cục Thực phẩm và Dược phẩm Ả rập Xê út (SFDA), cho phép 12 DN của Việt Nam được XK trở lại một số mặt hàng thủy sản đánh bắt vào thị trường Ả rập Xê út.

Bộ Công Thương đánh giá, đây là một tín hiệu đáng mừng với các DN XK thủy sản của Việt Nam, mở ra hướng đi mới cho đầu ra, nhất là trong bối cảnh hoạt động XK thủy sản sang nhiều thị trường gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Trước đó, Ả rập Xê út áp dụng lệnh tạm ngừng NK thủy sản có xuất xứ từ Việt Nam sau khi đoàn thanh tra thực tế của SFDA đến Việt Nam làm việc và kết luận một số cơ sở sản xuất, chế biến tôm và cá tra của Việt Nam không đảm bảo được các yêu cầu về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và an toàn dịch bệnh.

Doanh nghiệp cần chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm

Liên quan vấn đề này, vào thời điểm xảy ra sự việc Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - thông tin, việc để xảy ra lệnh cấm của Ả rập Xê út là do DN chủ quan. Cụ thể, nhiều DN đã không có sự chuẩn bị, nên khi đoàn tham quan của Ả rập Xê út phát hiện các lỗi trong quy trình chế biến, họ ra quyết định tạm dừng nhập thủy sản Việt Nam, trong đó có mặt hàng cá tra.

Về phía Bộ Công Thương, thông tin từ Vụ Thị trường châu Á- châu Phi - cho biết, các DN XK thủy sản Việt Nam cũng cần lưu ý, Ả rập Xê út là thị trường có yêu cầu, đòi hỏi cao về chất lượng VSATTP. Đây cũng là thị trường có vai trò đầu tàu tại khu vực Trung Đông, do đó các động thái chính sách của quốc gia này có thể tạo ảnh hưởng đến các thị trường khác trong khu vực. Không chỉ với thị trường Ả rập Xê út, giới chuyên gia cho rằng, 2 mặt hàng XK chủ lực của thủy sản Việt Nam là cá tra và tôm vẫn đang vấp phải những đòi hỏi ngặt nghèo của các quốc gia NK về vấn đề môi trường, an toàn dịch bệnh.

Thúc đẩy đàm phán, gỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm

Ả rập Xê út được đánh giá là thị trường thủy sản tiềm năng, theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), mỗi năm thị trường này NK khoảng 60 triệu USD thủy sản Việt Nam, trong đó cá tra là mặt hàng chủ lực. Theo đó, Bộ Công Thương nhấn mạnh, các DN thủy sản cần rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát môi trường nuôi trồng, sản xuất, chế biến để đảm bảo chất lượng VSATTP đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tránh ảnh hưởng đến quá trình đánh giá hồ sơ của SFDA đối với các DN khác. Đồng thời, hạn chế khả năng Ả rập Xê út xem xét áp dụng lại lệnh cấm NK đối với các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam trong tương lai.

Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan liên quan làm việc, đề nghị SFDA bổ sung thêm các DN Việt Nam khác được phép XK thủy sản trở lại vào thị trường Ả rập Xê út, tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn lệnh tạm ngừng NK thủy sản từ Việt Nam.

Để mở rộng cơ hội XK thủy sản, DN cần lưu ý đến chất lượng VSATTP cho hàng hóa. Đây là con đường tất yếu trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Đặc biệt, để không đánh mất cơ hội XK, yêu cầu các lô hàng XK của DN phải đồng đều, không được trồi sụt về “phong độ”.
Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt