Thứ ba 05/11/2024 16:25

Hải Phòng: Triển khai hiệu quả chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm'

Nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn ở Hải Phòng đó là triển khai hiệu quả chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (Chương trình OCOP).

Tính đến nay, TP. Hải Phòng đã có 5/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 137/137 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, 42 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 22 xã hoàn thành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Kết quả của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã thực sự làm thay da, đổi thịt cho khu vực nông thôn của thành phố; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Từ đó, khẳng định chủ trương xây dựng nông thôn mới là chủ trương của ý Đảng và lòng dân.

Một góc huyện Vĩnh Bảo. Nguồn: TTXVN

Với Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (Chương trình OCOP) tại Hải Phòng, qua 5 năm triển khai (2018 - 2023), các sản phẩm OCOP đã cơ bản phát huy được giá trị sản xuất, lợi thế của mỗi địa phương, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Đến nay, TP. Hải Phòng đã có 184 sản phẩm OCOP, trong đó, riêng giai đoạn 2018 - 2022 có 174 sản phẩm được UBND thành phố cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP.

Từ đầu năm 2023, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đã tổ chức đánh giá, phân hạng 10 sản phẩm OCOP của 8 chủ thể. Hội đồng đã trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, cấp Giấy chứng nhận cho 10 sản phẩm OCOP đạt 3 sao.

Cùng với việc chú trọng phát triển sản phẩm OCOP mới, Hải Phòng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy quảng bá thương hiệu, tạo cơ hội cho các sản phẩm OCOP vươn xa.

Việc quảng bá, xúc tiến thương mại, đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử được xem là giải pháp mang tính chiến lược để mở rộng thị trường tiêu thụ. Qua hệ thống các sàn thương mại điện tử không chỉ giúp đơn vị, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường mà còn giúp người dân tránh phụ thuộc vào thương lái, trung gian trên kênh phân phối mới hiện đại và bền vững.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hải Phòng, từ khi triển khai Chương trình OCOP đến nay, Sở đã kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất sản phẩm OCOP với các đơn vị có hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử. Đồng thời, tổ chức các hội nghị, hội chợ xúc tiến thương mại các chương trình kết nối các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Ngày 18/7/2023, HĐND TP. Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, TP. Hải Phòng phấn đấu đến năm 2023, 100% số xã (137 xã) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 4 huyện gồm Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao và tiếp tục thực hiện đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Cát Hải giữ vững kết quả đạt chuẩn huyện nông thôn mới, hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025. Huyện Bạch Long Vĩ đạt chuẩn huyện nông thôn mới theo tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù. Đến năm 2025, Hải Phòng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đặt mục tiêu cho TP. Hải Phòng đó là đến hết năm 2025 Hải Phòng hoàn thành xây dựng nông thôn mới, có 7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã đặt ra, thời gian tới, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Phát triển bền vững TP. Hải Phòng sẽ tập trung xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Đồng thời phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; dịch vụ, du lịch nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân theo hướng bền vững.

Về phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, thời gian tới, Sở tiếp tục xác định triển khai thực hiện Chương trình OCOP là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Đây cũng được xem là giải pháp để TP. Hải Phòng hoàn thành mục tiêu đặt ra về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn