Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nhật Bản-Hải Phòng
Công nghiệp 16/02/2023 21:12 Theo dõi Congthuong.vn trên
TP. Hải Phòng: Nhiều khó khăn trong triển khai xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp TP. Hải Phòng: Khu công nghiệp Nomura đổi tên thành Khu công nghiệp Nhật Bản - Hải Phòng |
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023), ngày 16/2, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phối hợp cùng Công ty Phát triển khu công nghiệp Nhật Bản-Hải Phòng (trước đây là Công ty Phát triển khu công nghiệp Nomura-Hải Phòng) tổ chức Hội nghị gặp gỡ và đối thoại doanh nghiệp tại khu công nghiệp Nhật Bản-Hải Phòng.
Hội nghị đã công bố Quyết định của UBND TP Hải Phòng về việc thay đổi tên gọi khu công nghiệp Nomura-Hải Phòng thành khu công nghiệp Nhật Bản-Hải Phòng.
Theo đánh giá của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, khu công nghiệp Nhật Bản-Hải Phòng là một trong những khu công nghiệp kiểu mẫu với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, thương hiệu và hình ảnh của khu công nghiệp Nhật Bản-Hải Phòng ngày càng được khẳng định và có hiệu ứng tích cực đối với quá trình phát triển các khu công nghiệp không chỉ tại Hải Phòng mà còn lan toả đến nhiều địa phương trên cả nước.
![]() |
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cam kết sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án (Ảnh: Cổng TTĐT Hải Phòng) |
Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty phát triển khu công nghiệp Nhật Bản-Hải Phòng cho biết, thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục duy trì các hạ tầng phục vụ và các dịch vụ tại khu công nghiệp một cách tốt nhất; đẩy nhanh tiến độ lắp hệ thống pin mặt trời trong khu công nghiệp; triển khai ứng dụng một số phần mềm thông minh trong Chuyển đổi số, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Liên quan các các thủ tục pháp lý khi đổi tên khu công nghiệp Nomura Hải Phòng thành khu công nghiệp Nhật Bản-Hải Phòng, ông Trịnh Văn Tuấn khẳng định: Công ty phát triển khu công nghiệp Nhật Bản-Hải Phòng (NHIZ) sẽ có trách nhiệm hỗ trợ các doanh nghiệp. Đây chỉ là thủ tục pháp lý bình thường, không làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. NHIZ đã cử cán bộ làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng và Sở Kế hoạch và Đầu tư, sẽ có tương tác, hỗ trợ thuận tiện nhất cho các doanh nghiệp.
![]() |
Đại diện các doanh nghiệp phát biểu ý kiến tại Hội nghị (Ảnh: Cổng TTĐT Hải Phòng) |
Tại Hội nghị, ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã trao đổi, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án tại Hải Phòng, tạo môi trường đầu tư thân thiện, minh bạch. Ông cho biết, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của thành phố Hải Phòng, là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai với 146 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt 3,9 tỷ đô la Mỹ.
Tính riêng trong khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố, đến ngày 15/2/2023 có 88 dự án của các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư đạt gần 3,3 tỷ đô la Mỹ. Các dự án của Nhật Bản có mặt ở nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thành phố Hải Phòng, như: sản xuất thiết bị điện-điện tử, sản xuất các linh kiện, phụ tùng ô tô, máy móc, thiết bị, logistics,… Các dự án hầu hết hiện đang hoạt động hiệu quả và có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Trong thời gian tới, thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 của khu công nghiệp Nhật Bản-Hải Phòng với diện tích khoảng 200 ha tại địa bàn các xã An Hưng, An Hồng, Đại Bản (huyện An Dương) nhằm tạo mặt bằng để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp tháng 3 tăng 7,09%

Bắc Ninh sẽ phát triển những ngành công nghiệp nào đến năm 2030?

Gỡ “nút thắt” để phát triển ngành công nghiệp tái chế

Hiệu quả từ chương trình tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội kỳ vọng mở rộng thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không
Tin cùng chuyên mục

Tạo vị thế cho ngành công nghiệp điện tử

Triển lãm quốc tế về công nghiệp hàng không - Hà Nội 2023

Năm 2030, Nghệ An xác định phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là then chốt

VCCI góp ý Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Năm 2030, Quảng Ngãi đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại Bình Thuận: Đề xuất điều chỉnh một số nội dung

Những "điểm nghẽn” khiến giá xe ô tô Việt Nam khó giảm

Hà Nội: Kết nối nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ bứt phá

Bộ Công Thương tạo thuận lợi cho doanh nghiệp liên kết phát triển công nghiệp chế tạo

Phát triển liên kết doanh nghiệp Việt với công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo

Ngành sản xuất lấy lại đà tăng trưởng

Quảng Bình: Sản xuất công nghiệp và thương mại có chiều hướng ổn định

Tìm đầu ra cho sản phẩm chế biến từ bã thải thạch cao PG

Đắk Nông: Vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khai thác bô xít

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Kỳ 2: Tăng “lực” để công nghiệp hỗ trợ ô tô thăng hạng

Tồn trữ 12,7 triệu tấn bã thải gyps: Cấp thiết sử dụng chất thải làm vật liệu xây dựng

Kỳ 1: “Câu chuyện ốc vít”… và cái nhìn thấu đáo về ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô
