Hải Phòng: Phấn đấu trở thành trung tâm logistics quốc tế, trọng điểm du lịch cả nước

Đến năm 2030, TP. Hải Phòng phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại mang tầm quốc tế, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển.
Hải Phòng và Quảng Ninh dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài Hải Phòng đứng thứ 8 cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 phê duyệt Quy hoạch TP. Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước.

Hải Phòng: Phấn đấu trở thành trung tâm logistics quốc tế, trọng điểm du lịch cả nước

Bến cảng Tân Vũ – Đơn vị chủ lực của Cảng Hải Phòng

TP. Hải Phòng có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội to lớn với hệ thống cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất khu vực miền Bắc, với đường bờ biển dài 125km, hơn 400km đường thủy nội địa, 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình.

Hải Phòng là thành phố duy nhất tại miền Bắc hội tụ đầy đủ 5 loại hình giao thông gồm: Đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường bộ và đường thủy nội địa. Khoảng 70% hàng hoá ở Hải Phòng vận chuyển bằng đường bộ, 24% bằng đường biển, 4,5% đường thủy nội địa và 1,5% đường sắt.

Cho nên mục tiêu của TP. Hải Phòng trong thời gian tới là phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á.

Về kinh tế, tỷ trọng đóng góp tổng sản phẩm trên địa bàn của TP. Hải Phòng vào tổng sản phẩm (GDP) của cả nước đến năm 2030 đạt khoảng 6,8%. GRDP bình quân thời kỳ 2021 - 2030 tăng khoảng 13,5%/năm, trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng khoảng 15,3%/năm (công nghiệp tăng 15,8%/năm, xây dựng tăng 12,2%/năm); dịch vụ tăng khoảng 12,5%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 0,9%/năm.

Cơ cấu kinh tế: Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 51,7% (công nghiệp chiếm 46,8%); ngành dịch vụ chiếm 43,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1%; và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,1%; tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 558 triệu đồng tương đương khoảng 21.700 USD.

Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với ba trụ cột phát triển: dịch vụ cảng biển - logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế; quy mô dân số khoảng 4,5 triệu người, có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh.

Người dân được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao; hệ thống an sinh xã hội bền vững; dịch vụ trợ giúp xã hội đa dạng và chuyên nghiệp, kịp thời hỗ trợ và bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương. Các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp được giữ gìn, phát huy. Môi trường sống tốt, thân thiện với tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về phương hướng phát triển, Hải Phòng ưu tiên phát triển các ngành chủ lực có vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của thành phố, gồm: Sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin; Dịch vụ cảng biển và logistics; Thương mại. Phấn đấu 3 nhóm ngành này chiếm tỷ trọng khoảng 55 - 60% giá trị tăng thêm trên địa bàn thành phố vào năm 2030.

Khuyến khích nhóm ngành kinh tế có nhiều triển vọng phát triển như: kinh tế số; kinh doanh bất động sản; dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; dịch vụ du lịch, văn hóa, nghệ thuật; dịch vụ y tế; dịch vụ giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao; điện gió ngoài khơi; xây dựng;...

Tiếp tục duy trì hợp lý, hiệu quả và bền vững các nhóm ngành khai thác thế mạnh đặc trưng truyền thống của thành phố như: sản xuất trang phục; sản xuất thiết bị điện; sản xuất máy móc, thiết bị; cơ khí tiêu dùng và cơ khí giao thông; chế biến nhựa, cao su; đóng mới và sửa chữa tàu biển;...

TP. Hải Phòng cũng sẽ phấn đấu phát triển trở thành trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước, gắn với khai thác thế mạnh tài nguyên du lịch biển tại Cát Bà - Đồ Sơn, liên kết với các tỉnh trong Vùng đồng bằng sông Hồng hướng tới xây dựng TP. Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Ban ATGT Tuyên Quang đang tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trọng tâm tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình.
200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

Chiều 27/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo “Năng lượng xanh, Hydro xanh và Khu công nghiệp trung hòa carbon”.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Ngay sau khi kết thúc công tác tìm kiếm cứu nạn, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tới thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ lật thuyền trên sông Chanh.
Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá là vấn đề nan giải nhưng các cấp chính quyền ở Thanh Hóa đang có nhiều nỗ lực khắc phục.

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Giá vé máy bay nội địa cao ''chót vót'' khiến Nha Trang - Khánh Hoà mất lượng lớn khách phía Bắc, đặt kỳ vọng vào nhóm khách phía Nam.
Cháy rừng ở Hà Giang: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia dập lửa

Cháy rừng ở Hà Giang: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia dập lửa

Hiện đám cháy đang khống chế tuy nhiên hàng trăm cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang vẫn đang căng mình để cứu rừng.
Bạc Liêu: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4-1/5

Bạc Liêu: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4-1/5

Công an tỉnh Bạc Liêu triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Bài 2: Nan giải

Bài 2: Nan giải ''bài toán'' môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Thanh Hóa

Để giải quyết ô nhiễm môi trường, các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ phải di chuyển về các cụm công nghiệp nhưng đến nay, các cụm công nghiệp đều chậm tiến độ.
PC Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng để đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

PC Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng để đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

PC Quảng Nam đề ra mục tiêu đảm bảo cấp điện an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống người dân, đặc biệt là cấp điện mùa nắng nóng.
Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường

Nhiều làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở tỉnh Thanh Hóa phát triển tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Hải Dương: Phố ẩm thực Tuệ Tĩnh thu hút hàng nghìn du khách vào đêm khai trương

Hải Dương: Phố ẩm thực Tuệ Tĩnh thu hút hàng nghìn du khách vào đêm khai trương

Tối 26/4, TP. Hải Dương tổ chức khai trương Phố ẩm thực Tuệ Tĩnh, thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Đây là phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
An Giang: Cháy rừng ngùn ngụt tại núi Cô Tô kèm tiếng nổ như bom

An Giang: Cháy rừng ngùn ngụt tại núi Cô Tô kèm tiếng nổ như bom

Tối 26/4, một đám cháy rừng tại khu vực Kẹt Càng Đước ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, Tri Tôn, An Giang. Ngọn lửa lan rộng kèm nhiều tiếng nổ lớn gây hoang mang.
Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Một doanh nghiệp dệt may tại Khu Công nghiệp Rạng Đông, tỉnh Nam Định vừa làm thủ tục xuất lô hàng đầu tiên với khối lượng 3,5 tấn hàng, trị giá 53.000 USD.
Quảng Ninh: Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

Quảng Ninh: Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

Chiều 26/4, Lễ khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 đã diễn ra tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh.
Bạc Liêu tổ chức nhiều hoạt động tri ân dịp lễ 30/4

Bạc Liêu tổ chức nhiều hoạt động tri ân dịp lễ 30/4

Những ngày qua, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Thanh Hóa sẵn sàng đón du khách cho các sự kiện lớn diễn trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hóa sẵn sàng đón du khách cho các sự kiện lớn diễn trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Trong dịp lễ 30/4-1/5, tỉnh Thanh Hóa sẽ diễn ra các sự kiện lớn cho mùa du lịch hè 2024, hiện công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón du khách.
Quảng Ninh: Những tuyến đường sẽ bị cấm để phục vụ Carnaval Hạ Long 2024

Quảng Ninh: Những tuyến đường sẽ bị cấm để phục vụ Carnaval Hạ Long 2024

UBND TP. Hạ Long sẽ cấm các phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường để phục vụ chương trình Carnaval Hạ Long năm 2024 và các lễ hội, sự kiện dịp 30/4-1/5.
Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa Đà Nẵng và Cần Thơ

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa Đà Nẵng và Cần Thơ

Việc kết nối giao thương giữa thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Vận hành tuyến xe buýt kết nối 2 địa phương Đà Nẵng - Quảng Nam

Vận hành tuyến xe buýt kết nối 2 địa phương Đà Nẵng - Quảng Nam

Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào khai thác, vận hành 4 tuyến xe buýt liền kề không trợ giá kết nối hai địa phương.
Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Tại diễn đàn phát triển du lịch do Khánh Hoà tổ chức, nhiều giải pháp được các nhà khoa học, chuyên gia đưa ra để du lịch địa phương phát triển xanh, bền vững.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

Sáng ngày 26/4, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024.
Hải Phòng: Xử lý các vấn đề phát sinh tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Hải Phòng: Xử lý các vấn đề phát sinh tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Thời gian qua, TP. Hải Phòng đã tăng cường xử lý và triển khai thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Thiếu hụt đường bay nội địa, Đà Nẵng kỳ vọng vào khách quốc tế dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thiếu hụt đường bay nội địa, Đà Nẵng kỳ vọng vào khách quốc tế dịp Lễ 30/4 và 1/5

Với việc thiếu hụt đường bay nội địa, thành phố Đà Nẵng đã tích cực làm việc với các hãng hàng không để tăng cường chuyến bay quốc tế đến với Đà Nẵng.
Thanh Hóa: Đảm bảo cung ứng hàng hóa, xăng dầu trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thanh Hóa: Đảm bảo cung ứng hàng hóa, xăng dầu trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch sản xuất, dự trữ hàng hóa; sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động