Hà Tĩnh: Xuất khẩu tăng trưởng 107% trong 7 tháng đầu năm

Xuất khẩu hàng hóa trong 7 tháng đầu năm 2021 ở Hà Tĩnh đạt 1.108,95 triệu USD, tăng 107,4% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 85,3% kế hoạch năm. Đáng chú ý, tăng trưởng xuất khẩu đồng đều ở cả hai nhóm hàng chính là công nghiệp khai khoáng, chế biến và thủy sản…

Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 107%

Theo báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 7 tháng đầu năm 2021 vừa được Sở Công Thương Hà Tĩnh công bố, dự báo hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong những tháng tới khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn.

Hà Tĩnh: Xuất khẩu tăng trưởng 107% trong 7 tháng đầu năm
Nửa đầu năm 2021, xuất nhập khẩu đạt hơn 1.108,95 triệu USD

Trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến và nhóm hàng thủy sản tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, trong tháng 7/2021, kim ngạch xuất khẩu của Hà Tĩnh đạt 180,56 triệu USD, tăng 3,63% so với tháng 6/2021 và tăng 76,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.108,95 triệu USD, tăng 107,4% so với cùng kỳ năm trước (trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt 534,7 triệu USD).

Nhìn chung hầu hết các mặt hàng đều ghi nhận sự tăng trưởng. Nhóm bền vững nhất vẫn là công nghiệp chế biến thép và phôi thép đạt 997,58 triệu USD, tăng 141,7%. Trong đó, xuất khẩu từ Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh chiếm 93,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Hà Tĩnh. Các mặt hàng thuộc nhóm thủy sản đều ghi nhận sự tăng trưởng trong những tháng đầu năm nay đạt 2,82 triệu USD, tăng 33%. Kim ngạch xuất khẩu từ dăm gỗ đạt 29,74%, tăng 64%. Tương tự, hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là hàng dệt và may mặc đạt 5,25 triệu USD, tăng 39,6%; xơ, sợi dệt các loại đạt 6,35 triệu USD, tăng 120,5%. Trong khi đó chỉ có hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ là chè giảm 5,6% và gạo giảm 63,5%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá chè và gạo rớt giá mạnh trong 7 tháng đầu năm nay.

Cũng theo Sở Công Thương Hà Tĩnh, với con số đạt được tính đến hết tháng thứ 7 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 85,3% so với kế hoạch đề ra trong năm 2021 là 1,3 tỷ USD. Dự báo hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong những tháng cuối năm khi mà các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn.

Khai thác hiệu quả lợi thể từ các FTA

Theo Giám đốc Sở Công Thương Hoàng Văn Quảng, kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm đạt cao chủ yếu do nhu cầu thép thế giới tăng đột biến và giá thép xuất khẩu tăng từ 30 - 40% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu 7 tháng đầu năm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và khá bền vững dựa vào tăng trưởng đồng đều ở tất cả ngành hàng quan trọng như khai khoáng, công nghiệp chế biến, dệt may, xơ sợi dệt, thủy sản…vào các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU. Cùng đó, các doanh nghiệp xuất khẩu đã nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, vừa ổn định sản xuất kinh doanh.

Hà Tĩnh: Xuất khẩu tăng trưởng 107% trong 7 tháng đầu năm

Hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp khai khai khoáng, chế biến, thủy sản đều ghi nhận sự tăng trưởng trong nửa đầu năm nay

Các doanh nghiệp đang khai thác hiệu quả các lợi thế từ các FTA song phương và đa phương, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) đang mang lại nhiều lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu của địa phương vào các thị trường lớn. Dù khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận, mở rộng thị trường ở các quốc gia mới. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã ký đơn hàng với đối tác đến hết quý III năm 2021. Ngoài ra, sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) ký kết, 2 doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn Hà Tĩnh đã tìm hiểu để xúc tiến xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Anh Nguyễn Khắc Nam – đại diện Công ty CP Vinatex Hồng Lĩnh chia sẻ, vài năm qua, sản phẩm của công ty đã tiếp cận với thị trường mới như Hàn Quốc, Ai Cập, Nhật Bản, Bồ Đào Nha…để đa dạng sản phẩm, công ty đã cung cấp thêm sản phẩm mới ra thị trường là sợi pha. Nhờ đó, sản phẩm xuất khẩu những tháng đầu năm tăng rõ rệt, hàng hoá công ty chiếm 40% là xuất khẩu.

Đại diện Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh cho biết, dù thời gian qua dịch bệnh vẫn hoành hành nhưng nhờ áp dụng triệt để các biện pháp phòng dịch để tạo “lá chắn”, đảm bảo sức khỏe của người lao động và hoạt động của nhà xưởng…thế nên, hơn nửa năm nay hàng hoá của công ty xuất đi Nhật Bản cung cấp cho đối tác đều đặn không bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Từ nay tới cuối năm, công ty đang dồn sức tăng tốc vượt mục tiêu kế hoạch năm 2021 với 545 tấn hàng, doanh thu khoảng 134 tỷ đồng.

Dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong những tháng cuối năm khi mà các FTA đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn…sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của địa phương thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Hà Tĩnh sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu.

Để phát triển xuất khẩu những tháng cuối năm 2021 và những tháng đầu năm sau, ngoài việc bám sát và khẩn trương triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành Công Thương Hà Tĩnh cho rằng không chỉ riêng ngành Công Thương mà các ngành hữu quan cần tập trung xử lý tốt một số vấn đề ở các khu vực thị trường lớn, đặc biệt là với Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU…

"Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh cũng tập trung xây dựng phát triển thương hiệu đối với các mặt hàng có thế mạnh của mình, phối hợp với các ngành xử lý tốt vấn đề về truy xuất nguồn gốc và bảo đảm chất lượng sản phẩm nông sản của địa phương bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của các nước tham gia xuất khẩu. Tiếp đó cần tập trung ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện chính sách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics; hoàn thiện hạ tầng, phát triển sản xuất, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu; cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp về các thủ tục thông quan hàng hóa. Tiếp tục hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, tận dụng tối đa ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh…" - Ông Võ Tá Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh chia sẻ.

Theo Sở Công Thương Hà Tĩnh, giai đoạn 2020 - 2025 ngành đã đề ra chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 là 2 tỷ USD. Trong năm 2021, ngành Công Thương cũng đã đặt mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu lên 1,3 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm 2020.
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.
Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Ngày 2/4/2025, Mỹ công bố chính sách thuế quan mới. Trong đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49%.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Dự thảo Nghị định về thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng nhằm định hình lại chính sách xuất nhập khẩu theo hướng chủ động, có định hướng...
Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%; tăng trưởng quý II là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.
Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Theo Cục Thống kê – Bộ Tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ động đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% với hàng hóa từ Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Trong môi trường địa kinh tế đầy biến động, thuế quan hiện không chỉ là rào cản thương mại, mà còn là bàn đạp chiến lược trong bàn cờ quyền lực kinh tế toàn cầu
Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam quyết định thành lập Tổ phản ứng nhanh của hiệp hội để xử lý với những biến động trên thị trường.
Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chưa bàn đến điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, theo tinh thần “bình tĩnh, nhìn tổng thể và toàn diện”.
Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp cho hàng hoá nhập khẩu đã và đang mang lại cả cơ hội và thách thức đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Theo Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh, Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian để trao đổi, đàm phán về mức thuế quan để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.
Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Chiều 3/4, trong khuôn khổ Vietnam Expo 2025, đã diễn ra hội thảo kết nối với chủ đề "Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Tăng trưởng toàn cầu cùng Amazon".
Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Theo đánh giá của chuyên gia, dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược được xây dựng nhanh chóng, thể hiện sự nhanh nhạy trong phản ứng chính sách.
Mobile VerionPhiên bản di động