Hà Tĩnh quyết liệt chung tay gỡ “thẻ vàng” thủy sản
Địa phương 22/11/2022 10:51 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nỗ lực gỡ “thẻ vàng” của ngư dân Nghệ An vẫn gặp khó |
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, địa phương này hiện có 2.201/2.809 tàu cá được cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định (đạt trên 78,36% kế hoạch), góp phần gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với Việt Nam.
Đại diện Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thông tin, sau thời gian tập trung vào cuộc kiểm tra, kiểm soát, tỷ lệ cấp giấy phép khai thác của Hà Tĩnh đã cao hơn trung bình chung của cả nước (cả nước là hơn 50%).
![]() |
Hà Tĩnh hiện có 2.172/3.361 tàu cá được cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định, góp phần gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với Việt Nam |
Hà Tĩnh đã có 105/114 tàu cá (chiều dài từ 15m trở lên) đang hoạt động khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS), còn 9 tàu hiện hư hỏng không hoạt động khai thác hải sản trên biển và đã có cam kết sẽ lắp đặt thiết bị VMS trước khi hoạt động trở lại.
Tuy nhiên, hiện Hà Tĩnh vẫn còn trên 1.200 tàu cá chưa thực hiện theo quy định của pháp luật. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này là do ý thức chấp hành pháp luật của một số ngư dân chưa cao. Bên cạnh đó, số lượng tàu cá của Hà Tĩnh nhỏ, chủ yếu tập trung vùng bãi ngang, trong khi lực lượng chức năng mỏng, phương tiện hạn chế nên công tác tuần tra, kiểm soát còn khó khăn.
Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thông tin, “Từ địa phương có tỉ lệ cấp giấy phép khai thác thuỷ sản ở mức thấp, chỉ đạt gần 25% vào tháng 11/2021 thì đến nay, toàn tỉnh có 2.201/2.809 tàu cá đã cấp, gia hạn giấy phép khai thác thủy sản theo quy định, đạt tỷ lệ 78,36%, cao hơn mức trung bình chung của cả nước”.
Thực tế cho thấy, sự nỗ lực của ngành chuyên môn trong siết chặt công tác quản lý tàu cá và tình hình đánh bắt trên biển cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền đã từng bước nâng cao kiến thức, sự hiểu biết pháp luật cũng như ý thức đánh bắt thân thiện cho ngư dân; gắn trách nhiệm đối với chính quyền địa phương trong việc thực hiện mục tiêu gỡ “thẻ vàng” IUU.
Một trong những nội dung quan trọng trong chống khai thác IUU là kiểm tra, giám sát tàu cá và sản lượng bốc dỡ qua cảng. Để thực hiện công việc này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã bố trí nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát tàu cá và sản lượng bốc dỡ qua các cảng cá theo quy định.
![]() |
Các lực lượng trực tiếp kiểm tra, kiểm soát tàu cá. Ảnh: Chi cục Thủy sản Hà TĨnh |
Theo số liệu 9 tháng đầu năm 2022 của tỉnh Hà Tĩnh, hiện địa phương này có 9.521 lượt tàu cá cập cảng và 9.561 lượt tàu cá rời cảng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng thủy sản qua cảng là 4.172 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Văn phòng IUU tại cảng đã thực hiện kiểm tra 9.521 lượt tàu cá (rời cảng 4.287 lượt, cập cảng 4.219), đạt tỷ lệ 45% - cao hơn so với yêu cầu tại Điều 7 Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT. Qua kiểm tra, việc ghi, nộp nhật ký khai thác, báo cáo khai thác của ngư dân sau khi khai thác cũng dần được cải thiện hơn; đến nay, ngư dân đã ghi, nộp nhật ký khai thác khá kịp thời.
Ngư dân Đinh Đại Lanh, trú tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: “Nhiều năm nay, ngư dân thường xuyên được tuyên truyền về đánh bắt trên biển, nên trong quá trình khai thác, chủ tàu, thuyền trưởng đã từng bước tuân thủ nghiêm túc các quy định. Khi tàu rời cảng và cập cảng, thuyền trưởng mang theo đầy đủ các giấy tờ đăng ký, đăng kiểm, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng. Khi hoạt động trên biển, chúng tôi luôn cố gắng ghi chép nhật ký khai thác để cung cấp cho Ban quản lý cảng cá…”.
Vào trung tuần tháng 9/2022, để đẩy mạnh hơn nữa công tác tháo gỡ “án phạt” của EC, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chính thức phê duyệt Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025”. Căn cứ vào 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong đề án, tỉnh Hà Tĩnh cũng đã xây dựng kế hoạch trước mắt và lâu dài nhằm chung tay cùng cả nước thành công tháo gỡ “thẻ vàng”.
Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh thông tin thêm: “Thời gian tới, Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phối hợp với UBND các huyện, thị xã ven biển triển khai có hiệu quả các quy định liên quan tới theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá bao gồm các quy định về: đăng ký, cấp phép khai thác cho tàu cá (đảm bảo tất cả các tàu cá của địa phương phải được đăng ký, cấp giấy phép khai thác theo quy định và cập nhật đầy đủ vào cơ sở dữ liệu về đăng ký, cấp phép tàu cá của tỉnh, kết nối đồng bộ với cơ sở VNFISHBASE); vận hành và quản lý tốt thiết bị giám sát hành trình; trách nhiệm của thuyền trưởng tàu khai thác từ vùng lộng trở ra phải cập cảng chỉ định; lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU để theo dõi thường xuyên…”.
Cùng với đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng địa phường này tập trung chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng kiên quyết không cho tàu cá xuất bến khi không đủ các thủ tục, giấy tờ, trang thiết bị theo quy định; xử lý nghiêm tàu dã cào vi phạm vùng biển khai thác, các hoạt động khai thác bằng chất nổ, xung điện tại vùng biển ven bờ; kiên quyết xử phạt các hành vi khai thác IUU theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ; đặc biệt, không để tàu cá địa phương vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
Văn phòng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá, Ban quản lý các cảng cá tỉnh tăng cường công tác giám sát sản lượng, thu, nộp nhật ký khai thác, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, phải đảm bảo duy trì vệ sinh sạch sẽ, nước rửa sản phẩm khai thác phải là nước sạch nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm; sản phẩm khai thác lên bến và hàng hóa tập kết xuống tàu phải được sắp xếp gọn gàng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Dân hiến đất mở đường xây dựng nông thôn mới, nhìn từ cách làm “Dân vận khéo” ở Thanh Hóa

Khánh Hòa: Tiến độ bán đấu giá các cơ sở nhà, đất còn chậm

Thừa Thiên Huế: Hồ chứa thủy điện tiếp tục tăng lưu lượng điều tiết

11 tháng, Khánh Hòa thu hơn 30.217 tỷ đồng từ du lịch

Thừa Thiên Huế: Hơn 335 lô hàng tại chợ Khe Tre bị cháy trong đêm
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chi 10 tỷ đồng thí điểm 2 tuyến đường dành cho xe đạp

Điện Biên: Tăng cường quảng bá, kích cầu tiêu thụ nông sản

Những tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam

Đà Nẵng tính chuyện làm kinh tế đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi

Thanh Hóa: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông

Bắc Kạn: Xây dựng hệ sinh thái du lịch kích cầu tiêu thụ hàng hoá

Thừa Thiên Huế: 27 sản phẩm được bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu miền Trung – Tây Nguyên

Thu hút FDI của Hải Dương cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ

Bắc Ninh: Tháp Thần Nông được VietKings trao tặng Kỷ lục Việt Nam

Hà Nội kết nối phát triển sản phẩm du lịch Golf

Khánh Hòa gia hạn tiến độ thực hiện nút giao thông nghìn tỷ ở Nha Trang

Thanh Hoá: Quyết liệt xử lý xe ô tô vi phạm tải trọng, kích thước thùng

Công an tỉnh Thái Bình liên tục xếp top đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành năm 2023

Thiếu hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ đang “cản bước” thu hút vốn FDI vào miền Trung

Việt Nam và Trung Quốc ký 21 thỏa thuận kinh tế về thúc đẩy xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản

Quảng Ninh: Tổ chức Diễn đàn thúc đẩy du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái – Đông Hưng

Thái Bình: Hôm nay khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Độc đáo màn giao lưu hát đối Việt Nam - Trung Quốc trên sông biên giới Bắc Luân

Quảng Nam xử phạt 131 vụ vi phạm khai thác IUU trong năm 2023
