Nỗ lực gỡ “thẻ vàng” của ngư dân Nghệ An vẫn gặp khó

Những năm gần đây, các ngư dân Nghệ An đã ý thức cao trong việc không vi phạm vùng biển nước ngoài, góp phần gỡ “thẻ vàng” IUU.
Nghệ An: Gian nan gỡ “thẻ vàng” hải sản Nghệ An: Góp sức gỡ "thẻ vàng"

Vẫn khó kiểm soát

Những năm gần đây, ý thức của các ngư dân ở Nghệ An đã được nâng cao rõ rệt trong nỗ lực gỡ “thẻ vàng” thuỷ sản của IUU. Qua đó, số vụ tàu cá của ngư dân Nghệ An vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản giảm mạnh, góp phần gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EU) đối với Việt Nam.

Đoàn kiểm tra liên ngành xử phạt thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân khi hoạt động thủy sản trên biển
Đoàn kiểm tra liên ngành Nghệ An xử phạt thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân khi hoạt động thủy sản trên biển. Ảnh: Chi cục Thủy sản Nghệ An

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, hiện tại đã có 92,63% tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình (VBS). Đây là một trong những kết quả nổi bật của quá trình nỗ lực chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (khai thác IUU), góp phần cùng ngành thủy sản cả nước gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu.

Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Nghệ An thông tin, đến hết tháng 9, Nghệ An mới có 1.133/1.167 tàu cá đã được lắp VMS, đạt tỷ lệ 97,09%. Tuy nhiên, trên Hệ thống giám sát tàu cá quốc gia, số lượng tàu cá lắp đặt VMS của Nghệ An mới chỉ đạt 92,63% (1.081 chiếc) nên rất khó để thuyết phục EC. Ngư dân các huyện đã kiến nghị hỗ trợ bổ sung thay thế Movimar bằng thiết bị VMS mới nhưng chưa được. Ngoài số tàu ngắt tín hiệu VMS trên, tỉnh còn 34 tàu cá chưa lắp VMS, trong đó, 5 tàu đã lắp thiết bị nhưng chưa kích hoạt; 17 tàu nằm bờ nên không kích hoạt, 7 chiếc đang làm thủ tục cải hoán và chuyển chủ; 5 tàu bị kê biên, chuyển nhượng hoặc nằm bờ nhưng chủ tàu đi vắng.

Đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở dĩ tỷ lệ tàu lắp đặt VMS của Nghệ An còn chênh nhau là do địa phương có 52 thiết bị Movimar được trang bị trước đây nay bị hư hỏng và cắt dịch vụ, hiện Tổng cục Thủy sản đưa vào diện chưa lắp.

Nhiều hạn chế được nêu ra, đó là tình trạng tàu cá mất kết nối VMS trên biển ngày càng tăng. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm, có 8.403 lượt tàu, gồm 3.430 lượt tàu cá trên 15m - 24m và 4.973 lượt tàu cá có chiều dài trên 24m trở lên vi phạm mất kết nối. Đáng chú ý, có 224 tàu cá mất kết nối VMS quá 10 ngày trên biển thuộc diện phải xử lý thì có 90 lượt tàu có chiều dài từ 15m - 24m và 134 lượt tàu có chiều dài từ 24m trở lên. Cùng với đó số tàu cá vượt qua đường ranh giới cho phép trên biển là 218 lượt tàu nên rất đáng ngại.

Tổ công tác liên ngành kiểm tra các thủ tục giấy tờ cần thiết khi hoạt động trên biển
Tổ công tác liên ngành kiểm tra các thủ tục giấy tờ cần thiết khi hoạt động trên biển. Ảnh: Chi cục Thủy sản Nghệ An

Đại diện Chi cục Thủy sản Nghệ An xác nhận, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất kết nối VMS là do thiết bị cũ nát, hư hỏng, hệ thống điện cung cấp cho thiết bị VMS hoạt động bị hỏng hoặc tàu về cảng kết thúc chuyến biển nên chủ tàu tắt nguồn thiết bị, hết hạn cước thuê bao; ngư dân lấy lý do sợ chập cháy hoặc đánh bắt trái phép nên tắt nguồn... Mặt khác, một phần chất lượng dịch vụ trên VMS chưa đảm bảo nên khó để xử lý.

Hạn chế tiếp theo là về sản lượng khai thác. Theo quy định, sản lượng đánh bắt thống kê qua cảng được phép chênh lệch 20% so với thực tế. Tuy nhiên, do tỷ lệ sản lượng giám sát, sản lượng khai thác tại các cảng Nghệ An còn khá thấp và nhiều tàu cá chưa vào cảng bốc hàng nên số liệu chưa chắc chắn. Mặt khác, mặc dù EC khuyến cáo hải sản đánh bắt xuất khẩu phải có nguồn gốc, nhưng từ năm 2020 đến nay, chưa có tàu nào của tỉnh xin xác nhận truy xuất...

Trên cơ sở kiểm tra, giám sát, 9 tháng đầu năm 2022, cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện 83 lượt/79 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, trong đó, có 4 tàu vi phạm 2 lần; xử lý 7 tàu với tổng số tiền phạt là 175 triệu đồng về hành vi “Không duy trì thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m”, tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng 4 tháng 15 ngày với 2 tàu; tiếp tục điều tra, xác minh các trường hợp còn lại để xử lý theo quy định của pháp luật; qua 15 chuyến tuần tra, kiểm soát trên biển 116 ngày, đoàn liên ngành đã kiểm tra 1.210 lượt phương tiện, phát hiện và xử lý 62 vụ/62 đối tượng/61 phương tiện, xử phạt số tiền 211,3 triệu đồng.

“Chạy nước rút” trước kỳ kiểm tra của EC

Về thực trạng chung ở Nghệ An, ông Trần Như Long - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nghệ An thông tin, nhiều năm nay, trong khi các đội tàu đánh bắt ngày càng tăng, các quy định về đánh bắt thủy, hải sản ngày càng chặt chẽ hơn, nhưng thói quen đánh bắt của ngư dân chưa thay đổi nhiều, vẫn dựa vào truyền thống. Bên cạnh đó, hạ tầng nghề cá đang thiếu thốn, bất cập nên quản lý vô cùng khó khăn.

Trao tặng Cờ Tổ quốc cho ngư dân yên tâm vươn khới bám biển
Trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân yên tâm vươn khới bám biển. Ảnh: Chi cục Thủy sản Nghệ An

Tại Nghệ An, Vịnh Bắc bộ là ngư trường chính, nhưng do Hiệp định Phân định ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hết hiệu lực và 2 nhà nước chưa ký nên để sang vùng đánh bắt chung, các tàu phải được cấp phép, nếu không sẽ bị coi là vi phạm.

Vì vậy, thời gian qua quản lý hoạt động khai thác ngày càng áp lực hơn. Từ năm 2019 đến nay, để thực hiện các quy định về đánh bắt và chống đánh bắt không theo quy định IUU, Nghệ An đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con ngư dân, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai Luật Thủy sản.

Cùng với ban hành chính sách hỗ trợ ngư dân đi biển, địa phương này còn thành lập Tổ liên ngành kiểm soát tàu thuyền ra, vào cảng; chấn chỉnh đăng kiểm tàu cá; thành lập các đoàn liên ngành thường xuyên tuần tra tuyên truyền, nhắc nhở và xử lý các hoạt động khai thác trái phép, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Từ cuối năm 2021, tỉnh Nghệ An giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh kiểm tra, lập danh sách tàu cá vi phạm IUU và tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU để định kỳ hàng tuần, hàng tháng gửi cấp có thẩm quyền phương án xử lý.

Nhằm triển khai công việc nước rút trước khi đón đoàn của EC sang kiểm tra, tại Nghệ An, ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo IUU tỉnh yêu cầu Ban quản lý cảng cá và các huyện phối hợp rà soát lại số liệu về sản lượng khai thác; tiếp tục tuyên truyền và tăng cường kiểm tra, giám sát đối với tàu chưa lắp hoặc mất tín hiệu kết nối VMS; làm rõ tình hình các tàu cá nằm bờ, không duy trì kết nối, tàu đã chuyển nhượng thì làm thủ tục để xóa VMS trên hệ thống.

Hiện tại, để hỗ trợ ngư dân và từng bước gỡ Thẻ vàng, Nghệ An đang xây dựng chính sách riêng hỗ trợ ngư dân đánh xa bờ, theo đó, cùng với kinh phí duy trì kết nối VMS hàng tháng, các tàu cá được lắp Movimar trước đây được hỗ trợ lắp thiết bị mới.

Nghệ An có bờ biển dài trên 82km, diện tích vùng biển gần 9.000km2, tiềm năng khai thác hải sản rất lớn. Với đội tàu lên tới 3.420 chiếc, trong đó, có 2.523 tàu từ 6m trở lên nên cường lực đánh bắt khá lớn; ngành nghề khai thác hải sản lại đa dạng; hàng năm sản lượng đánh bắt xấp xỉ 200.000 tấn. Thời điểm cao nhất, toàn tỉnh có 16.982 lao động đánh bắt, trong đó, đánh bắt vùng khơi là 8.728 người, vùng lộng là 3.114 người và vùng ven bờ là 5.140 người.
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tối 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025 với hơn 250 gian hàng được quảng bá, giới thiệu.
Thái Nguyên: Người dân

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Quốc lộ 37 đoạn Km96 đến Km100+875 đã quá tải, xuống cấp, không còn phù hợp với nhịp phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của Thái Nguyên.
Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Hàng nghìn lượt xe tải hạng nặng lưu thông mỗi ngày khiến các con đường 'huyết mạch' vào Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) xuống cấp trầm trọng.
Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Trong lịch sử hình thành, Long An và Tây Ninh từng là một phần của phủ Gia Định. Hiện nay, 2 tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp và nông nghiệp công nghiệp cao.
Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Trước bối cảnh sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, Bộ Xây dựng đã chính thức đề xuất chọn Khu kinh tế Nhơn Hội làm trung tâm hành chính mới.

Tin cùng chuyên mục

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Với sự đoàn kết, nỗ lực và quyết tâm cao, Công ty Điện lực Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Trong vài ngày tới, ngành điện TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành việc thu hồi trụ điện trong phạm vi dự án mở rộng, nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp.
Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Năm 1976, Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Đến năm 1991, tỉnh Thuận Hải tách thành 2 tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận.
Bộ Nội vụ: Dự kiến trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp cấp tỉnh trong quý II

Bộ Nội vụ: Dự kiến trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp cấp tỉnh trong quý II

Theo Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ dự kiến trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 30/6.
Điều chỉnh tiêu chí sắp xếp các đơn vị cấp xã

Điều chỉnh tiêu chí sắp xếp các đơn vị cấp xã

Theo Bộ Nội vụ, tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã có một số điều chỉnh để phù hợp với chỉ đạo cấp trên và tình hình thực tế.
Sáp nhập tỉnh: Thông tin về chính sách đặc thù đối với người dân

Sáp nhập tỉnh: Thông tin về chính sách đặc thù đối với người dân

Khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã, người dân vẫn sẽ tiếp tục được hưởng các chính sách đặc thù trên địa bàn như trước sắp xếp.
Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang kêu gọi nhà đầu tư cho dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo. Nhà máy này sẽ được xây dựng trên diện tích 1,92 ha đất rừng đặc dụng?
Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Long Thành.
Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Ghi nhận tại Nghệ An, giá vé tàu, máy bay đi, đến từ địa phương này trong dịp lễ 30/4 – 1/5 đều tăng, trong đó, hành khách lựa chọn đi tàu tăng cao.
Thanh Hóa: Không để tình trạng

Thanh Hóa: Không để tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm' khi sắp xếp bộ máy

Thanh Hóa quyết không để xảy ra tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm', tham nhũng, tiêu cực khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.
Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cắt điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 1/4 đến 3/4/2025, cập nhật mới nhất từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Loay hoay xử lý 100.000 tấn rác ở Côn Đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu: Loay hoay xử lý 100.000 tấn rác ở Côn Đảo

Rác ở Côn Đảo đang chất cao như núi, mỗi ngày phát sinh thêm hơn chục tấn. Nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước ngầm đang hiện hữu ở vùng đất này.
Từ 1/7, chính quyền địa phương được tổ chức ra sao?

Từ 1/7, chính quyền địa phương được tổ chức ra sao?

Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Bộ Nội vụ đề xuất có hiệu lực từ ngày 1/7 sẽ tác động ra sao đến việc tổ chức cấp huyện?
Nhân sự địa phương: Hải Dương, An Giang, TP. Hồ Chí Minh kiện toàn nhân sự

Nhân sự địa phương: Hải Dương, An Giang, TP. Hồ Chí Minh kiện toàn nhân sự

Về nhân sự địa phương tuần quan (từ 24/3 đến 30/3), nhiều địa phương như: An Giang, Sơn La, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương bổ nhiệm cán bộ tại các cơ quan chủ chốt.
Chống khai thác IUU: Nghệ An hành động quyết liệt

Chống khai thác IUU: Nghệ An hành động quyết liệt

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã bám sát các chỉ đạo và nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp để tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chống khai thác IUU.
Lịch cắt điện tỉnh Tiền Giang từ ngày 29 - 31/3/2025 mới nhất

Lịch cắt điện tỉnh Tiền Giang từ ngày 29 - 31/3/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cắt điện (cúp điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 29/3 đến 31/3/2025, cập nhật mới nhất thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Vì sao xã sau sáp nhập phải tăng gấp ba quy mô?

Vì sao xã sau sáp nhập phải tăng gấp ba quy mô?

Vì sao xã, phường sau sáp nhập phải tăng gấp 3 lần quy mô, quy định này nhằm mục đích gì và tác động ra sao đến quản lý hành chính?
Nam Định phát hiện hàng tỷ đồng từ tham nhũng, tiêu cực

Nam Định phát hiện hàng tỷ đồng từ tham nhũng, tiêu cực

Trong Quý I/2025, các cơ quan chức năng của Nam Định đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến tham nhũng tiêu cực, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ xã.
Khi hiện vật

Khi hiện vật 'kể chuyện' về vùng đất Hàm Rồng lịch sử

Những tư liệu, hiện vật, hình ảnh quý giá đang kể câu chuyện hào hùng cho thế hệ trẻ về lịch sử của vùng đất Hàm Rồng lịch sử.
Thanh Hóa: Khánh thành Dự án điện mặt trời mái nhà tại NS2PC

Thanh Hóa: Khánh thành Dự án điện mặt trời mái nhà tại NS2PC

Sáng 28/3, Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 (NS2PC) vừa tổ chức lễ khánh thành Dự án điện mặt trời mái nhà tích hợp hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Thanh Hóa.
Mobile VerionPhiên bản di động