Hà Tĩnh phấn đấu có hơn 300 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên
Mỗi xã phường một sản phẩm-OCOP 06/06/2023 17:06 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nâng “sao” cho sản phẩm OCOP Hà Tĩnh Hà Tĩnh: Gặt hái thành công từ OCOP |
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Đến năm 2025, tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu có ít nhất 300 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; tập trung phát triển, nâng hạng các sản phẩm OCOP, phấn đấu có tối thiểu 20% số sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao, 5% số sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao.
Mục đích của Chương trình OCOP là xây dựng, phát triển, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng của 6 nhóm sản phẩm có lợi thế ở khu vực nông thôn (thực phẩm; đồ uống; dược liệu và sản phẩm từ dược liệu; thủ công mỹ nghệ; sinh vật cảnh và dịch vụ du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái và điểm du lịch) theo chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025. |
Sau hơn 4 năm Hà Tĩnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, Chương trình đã được hỗ trợ mở rộng nhà xưởng sản xuất, đầu tư máy móc trang thiết bị, xây dựng tiêu chuẩn sản xuất... nên các sản phẩm đã có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu... các tổ chức kinh tế sau khi tham gia Chương trình được củng cố, tái cấu trúc hoạt động hiệu quả hơn, tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Đến nay, Hà Tĩnh có 217 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 11 sản phẩm 4 sao và 206 sản phẩm 3 sao (đã công nhận 284 sản phẩm, trong đó có 67 sản phẩm (gồm 3 sản phẩm 4 sao và 64 sản phẩm 3 sao) đã hết thời hạn sử dụng chứng nhận OCOP).
Trong 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2023, có một số sản phẩm của các làng nghề truyền thống, như: Gạo sạch Hạ Vàng (Hợp tác xã nông nghiệp Vượng Lộc); Nem chua Hoài Võ (xã Kim Song Trường); Lạc rang tỏi ớt Minh Nhật (xã Trung Lộc); Rượu tình Can Lộc (thị trấn Nghèn); Cá kho làng Yên (xã Quang Lộc) và Bánh đa bà Chín (xã Xuân Lộc).
Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.
![]() |
Đến nay, Hà Tĩnh có 217 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 11 sản phẩm 4 sao và 206 sản phẩm 3 sao. |
Để thúc đẩy xúc tiến thương mại, theo Sở Công Thương Hà Tĩnh, địa phương hiện có 544 sản phẩm được giới thiệu và bày bán trên sàn thương mại điện tử Hà Tĩnh, trong đó 416 sản phẩm là sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các sản phẩm đặc trưng của Hà Tĩnh. Ngoài ra, đã tổ chức hỗ trợ cho hàng trăm lượt sản phẩm OCOP tham gia triển lãm, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm tại các hội chợ, diễn đàn kết nối cung cầu…Qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, cũng như hình ảnh của tỉnh Hà Tĩnh tới khách hàng trong nước và các đoàn khách quốc tế.
Với những kết quả đạt được, Chương trình OCOP tại tỉnh Hà Tĩnh đã và đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp không chỉ ở những vùng thuận lợi, mà cả ở vùng sâu, vùng xa, có sức lan tỏa lớn, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng đều là các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu và đại diện cho văn hoá, tập quán, thế mạnh sản xuất của mỗi vùng, mỗi địa phương trong tỉnh; được chủ thể chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển đa dạng; hoàn thiện các thủ tục tem nhãn, bao bì, nguồn gốc xuất sứ và các yêu cầu khác theo quy định.
Tuy nhiên, tỉnh Hà Tĩnh cũng nhận định, sản phẩm đặc sản, đặc trưng trên địa bàn tỉnh tuy nhiều, song vẫn chưa được khách hàng tin dùng, bởi công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt, nhiều sản phẩm chưa xây dựng thương hiệu, tính cạnh tranh yếu, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại địa phương. Bên cạnh đó, phần lớn sản phẩm được sản xuất thủ công, chưa hấp dẫn về mẫu mã, bao bì.
Vì vậy, để Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khai thác có hiệu quả tài nguyên bản địa; khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn... nhiều nhiệm vụ, giải pháp mang tính đồng bộ được đặt ra. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025.
Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện Chương trình OCOP ở Hà Tĩnh phải đồng bộ, khai thác có hiệu quả tài nguyên bản địa; khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn; phát huy giá trị truyền thống, văn hoá của mỗi vùng miền; đào tạo, bồi dưỡng các chủ thể nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân OCOP làm trụ cột cho phát triển kinh tế nông thôn để liên kết, dẫn dắt nông dân sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn đáp ứng với yêu cầu thị trường, từ đó tạo sinh kế, thu nhập bền vững cho người dân; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn và thực hiện thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
![]() |
Công nhân sản xuất kẹo cu đơ tại cơ sở sản xuất Phong Nga ở Thạch Đài, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) |
Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phấn đấu có ít nhất 50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống; có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định.
Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử, website, facebook, zalo,...); phấn đấu mỗi huyện, thành phố, thị xã có tối thiểu 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đảm bảo Quy chế quản lý Điểm giới thiệu, bán sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 4086/QĐ-UBND ngày 01/12/2020.
Kế hoạch đặt ra nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung là tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy, tạo cảm hứng cho các chủ thể tham gia khởi nghiệp từ Chương trình OCOP. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền thông qua các loại hình truyền thông để làm rõ và sâu sắc hơn mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Chương trình OCOP về phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hoá địa phương...).
Chú trọng tuyên truyền về hiệu quả kinh tế và gia tăng giá trị của sản phẩm OCOP; tập trung phản ánh sự tham gia của cộng đồng vào sản xuất sản phẩm OCOP; giới thiệu những mô hình sản xuất tiêu biểu, những sản phẩm OCOP đặc sản mang đậm bản sắc văn hoá địa phương nhằm góp phần nâng cao hình ảnh, thương hiệu sản phẩm OCOP, tạo cảm hứng cho cộng đồng khởi nghiệp.
Tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ triển khai Chương trình OCOP các cấp và các chủ thể tham gia Chương trình OCOP; phát triển sản phẩm, tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng; tổ chức triển khai chu trình OCOP hằng năm linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đặc điểm từng sản phẩm.
Kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại; nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thực hiện chương trình; tăng cường ứng dụng chuyển đổi số; củng cố, hình thành, phát triển các hội OCOP; xây dựng và phát triển hệ thống đối tác OCOP; phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Longform | Bắc Giang: Tăng “sao” cho sản phẩm OCOP

Longform | “Khoác áo mới” cho các sản phẩm đặc trưng Lai Châu

Thanh Hóa: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giúp Hợp tác xã phát triển bền vững

Longform | Chứng nhận OCOP: “Giấy thông hành” cho nông sản Yên Bái

Trưng bày 110 sản phẩm OCOP tại Triển lãm "Khát vọng Việt Nam"
Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Định hướng sản phẩm OCOP, kết nối tiêu thụ nông sản đặc trưng

Đồng Tháp: Quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Hà Tĩnh công bố thêm 41 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Phú Thọ: Tạo "bệ phóng" cho sản phẩm OCOP "vươn xa"

Longform | Bánh đa vừng Vĩnh Đức: Từ làng nghề truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao

Tiền Giang: Thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bền vững

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Tiền Giang tại TP. Hồ Chí Minh

Đa dạng sản phẩm OCOP miền Trung hội tụ tại Bình Định

Đưa sản phẩm OCOP Lạng Sơn lên sàn thương mại điện tử

Quảng Bình: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng chuỗi liên kết

Tiền Giang: Xúc tiến tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh

Hà Giang: Gắn phát triển du lịch với phát triển các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống

Thanh Hóa: Tổ chức 36 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và ẩm thực dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Xúc tiến thương mại: Giải pháp hữu hiệu tiêu thụ sản phẩm OCOP Phú Quốc

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Thu Đông 2023 có quy mô trên 200 gian hàng

75% sản phẩm OCOP Đồng Tháp lên sàn Thương mại điện tử

Sản phẩm OCOP: Sản phẩm đặc biệt cần cách quảng bá đặc biệt

Đồng Tháp: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp, làng nghề

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP đến du khách
