Hà Nội và những bước chuyển mình của ngành bán lẻ Thủ đô

Sau 70 năm Giải phóng Thủ đô, đến nay, ngành bán lẻ của Hà Nội như “khoác áo mới” và không ngừng lớn mạnh, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
Ngành bán lẻ: Kỳ vọng khởi sắc Quy mô ngành bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng lên vào năm 2025

TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp - thương mại (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, ông có đánh giá như thế nào về thành tựu, mô hình của kinh tế của Hà Nội sau giải phóng?

Có thể nói, trong 70 năm qua, Hà Nội đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội to lớn. Đặc biệt, phát triển mạnh mẽ nhất từ sau khi mở rộng địa giới hành chính. Trước đây, Hà Nội đơn thuần là trung tâm hành chính của cả nước, nhưng ngày nay, với sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, cùng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô, Hà Nội đã trở thành đầu tàu của cả nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục...

chợ Đồng Xuân (Hà Nội)
Chợ Đồng Xuân (Hà Nội). (Ảnh: S.T)

Mô hình kinh tế của Hà Nội có sự thay đổi tích cực, đó là đưa thương mại, dịch vụ, du lịch làm mũi nhọn. Cùng với đó, Hà Nội cũng phát triển theo những mô hình kinh tế mới trên thế giới. Hiện nay, khu vực thương mại dịch vụ chiếm gần 2/3 tổng sản phẩm GRDP địa phương. Đây là một hướng đi khá đúng đắn.

Về thương mại, trước kia, Hà Nội chỉ có một số chợ và các hộ bán lẻ nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân. Ngày nay, lĩnh vực thương mại của Hà Nội trở thành ngành kinh tế lớn, không chỉ phục vụ đời sống người dân mà còn đảm bảo cung ứng phục vụ sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Hà Nội.

Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Hà Nội vào nhóm 10 Thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, và đứng thứ 15 trong danh sách các điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới. Năm 2023, xuất nhập khẩu của Hà Nội chiếm tỷ trọng gần 9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, đưa Hà Nội lên vị trí thứ 8 trên 63 tỉnh, thành. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 16% tổng sản phẩm của TP Hà Nội. Hà Nội đã thu hút khoảng 4.500 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 33 tỷ USD.

Riêng với ngành thương mại nói chung, ngành bán lẻ Hà Nội nói riêng, ông có thể chia sẻ về sự đổi thay sau 70 năm Giải phóng Thủ đô?

Để có bức tranh thay đổi của ngành thương mại Hà Nội thì chúng ta cần đánh giá sự phát triển của Hà Nội. Năm 1954, khi tiếp quản Thủ đô, Hà Nội khi đó là một thành phố rất nhỏ, có diện tích 152,2 km2 gồm 36 phố nội thành và 4 quận ngoại thành, dân số là 436.624 người và có 8 đơn vị hành chính trực thuộc (4 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành). Lúc đó cũng không gọi là quận, như thời chúng tôi sinh năm 1957, quận Hoàn Kiếm khi đó được gọi là Khu phố 13. Cơ sở hạ tầng của Hà Nội, trong đó có hạ tầng thương mại cũng rất nhỏ bé.

TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp - thương mại (Bộ Công Thương). (Ảnh: Nguyễn Hạnh)
TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp - Thương mại (Bộ Công Thương). Ảnh: Nguyễn Hạnh

Đến nay, Hà Nội phát triển rất mạnh cả quy mô và diện tích, đặc biệt là sau khi Hà Tây và một phần của Hòa Bình về Hà Nội. Dân số Hà Nội hiện nay là hơn 8,5 triệu người, diện tích 3.358 m2. Hà Nội có 30 đơn vị trực thuộc, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Về chức năng của Hà Nội, trước năm 1954, Hà Nội là trung tâm hành chính, chính trị của khu vực Đông Dương. Đến nay, Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước. Hà Nội cũng là một trong những đầu tàu tăng trưởng kinh tế của của cả nước.

Về cơ sở hạ tầng thương mại, trước năm 1954, hạ tầng thương mại của Hà Nội rất nhỏ bé, chỉ có một số chợ, một số cửa hàng bán lẻ nhằm phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.

Ngày nay, hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại của Hà Nội phát triển vượt bậc. Trong đó, có gần 30 trung tâm thương mại, gần 150 siêu thị, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi, con số này sẽ còn tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, Hà Nội có 455 chợ truyền thống, hàng chục nghìn hộ dân kinh doanh các cửa hàng bán lẻ, các máy bán hàng tự động. Ngoài ra, thương mại điện tử cũng phát triển rất mạnh.

Thương mại Hà Nội phát triển cả nội địa và quốc tế. Hà Nội được xếp trong Top 10 địa phương xuất khẩu cao nhất cả nước. Trong năm 2023, Hà Nội xếp thứ 8, với gần 17 tỷ USD, chiếm 5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Có thể khẳng định, ngành thương mại của Hà Nội trở thành một trong những ngành kinh tế lớn, không chỉ phục vụ đời sống của nhân dân mà còn phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của Hà Nội. Hà Nội đã vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của khu vực Bắc Bộ và của cả nước.

Vì sao thương mại Hà Nội có sự phát triển như vậy, thưa ông?

Trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và ngành thương mại Hà Nội đã có rất nhiều giải pháp để ngành thương mại Hà Nội có sự phát triển tương xứng với sự phát triển của Hà Nội và của đất nước, cũng như giữ vững thị trường trước sự cạnh tranh của nhiều nhà đầu tư FDI, cũng như các các địa phương khác.

Người tiêu dùng Thủ đô mua sắm tại siêu thị
Người tiêu dùng Thủ đô mua sắm tại siêu thị. Ảnh: Nguyễn Hạnh

Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách thuận lợi để các nhà đầu tư đến để xây mới, xây lại hoặc cải tạo hạ tầng thương mại. Đặc biệt là các loại hình thương mại văn minh hiện đại được chính quyền rất quan tâm. Chính quyền chức năng đã ban hành nhiều Đề án để phát triển các loại hình thương mại này. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng đã tổ chức tuyến bộ để phát triển kinh tế và tiếp tục phát triển trong bối cảnh khách du lịch đang đến đông và chủ trương phát triển kinh tế đêm.

Đặc biệt là thời điểm trước, trong và sau Covid-19, Hà Nội triển khai mạnh các chương trình phát triển thương mại như: Tháng khuyến mại tập trung, Chương trình bình ổn giá vào các dịp lễ, tết; Hà Nội cũng tích cực thực hiện xúc tiến hàng Việt, triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,…

Về phía các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố cũng tham gia tích cực, liên tục triển khai các chương trình bình ổn giá, khuyến mại, kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt về nông thôn. Những giải pháp này giúp thương mại Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua những giai đoạn khó khăn như khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009 và đợt dịch Covid-19 vừa qua.

Ông có thể làm rõ hơn về sự đổi mới hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại của thành phố từ góc nhìn của chuyên gia?

Năm 1993, tôi đi ra nước ngoài học tập, lúc đấy đất nước bắt đầu đổi mới, đến năm 1997, tôi có về nước một thời gian ngắn, khi đó Hà Nội đã có siêu thị nhưng siêu thị khá vắng. Đến năm 2002 khi tôi về nước, siêu thị tại Hà Nội mọc lên rất nhiều và khách hàng vào siêu thị rất đông. Và đến nay, người dân đi vào siêu thị mua sắm đông nghẹt.

Người tiêu dùng Thủ đô mua sắm tại cửa hàng thực phẩm sạch Biggreen Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân, Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hạnh)
Người tiêu dùng Thủ đô mua sắm tại cửa hàng thực phẩm sạch Biggreen Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hạnh

Có thể thấy, bên cạnh chợ truyền thống và cửa hàng bán lẻ của tư nhân thì đã có sự chuyển khá mạnh sang hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại văn minh hiện đại. Người dân đã dần đã quen dần với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại văn minh hiện đại, do ở đây có yếu tố văn minh thương mại, hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm, giá cả được niêm yết. Khác ở ngoài chợ phải mặc cả, cùng với những mối lo về an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng thương mại truyền thống (chợ) vẫn tồn tại và vẫn tiếp tục phát triển, nhiều chợ đầu mối tiếp tục được xây dựng. Chợ truyền thống tuy gọi là chợ truyền thống nhưng khác trước do được đầu tư, cải tạo, xây mới. Không chỉ về mặt hạ tầng cứng, nhiều chợ đã sử dụng phương pháp thương mại hiện đại, như thanh toán không dùng tiền mặt, bán hàng online, hay đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất định dù không được bằng siêu thị.

Có thể thấy, hệ thống thương mại của Hà Nội ngày càng được mở rộng, nâng cấp theo hướng văn minh hiện đại hơn.

Việc thu hút các doanh nghiệp FDI vào ngành bán lẻ của Thủ đô, theo ông cách làm này cần được triển khai thế nào để thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng để nâng được sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội?

Trong thời gian qua, nhiều quốc gia đã đầu tư vào kênh phân phối hiện đại tại Việt Nam. Việc này một phần do Việt Nam đẩy mạnh thu hút các nhà bán lẻ hiện đại vào đầu tư tại kênh phân phối trong nước. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng mạnh của thương mại nội địa đã tạo ra nhu cầu đầu tư rất lớn ở cả trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thị Thắng đi kiểm tra nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên Đán 2024 tại siêu thị AEON Hà Đông. (Ảnh: Nguyễn Hạnh)
Thứ trưởng Bộ Công Thương PhanThị Thắng đi kiểm tra nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên Đán 2024 tại siêu thị AEON Hà Đông (Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Hạnh

Các doanh nghiệp FDI đã đến đầu tư vào Việt Nam và mở ra những siêu thị rất lớn. Trong đó, phải kể đến Central Group (tập đoàn đa ngành hàng đầu Thái Lan), Lotte của Hàn Quốc, AEON của Nhật Bản… đã mang lại diện mạo mới cho thương mại của Hà Nội và cả nước. Điều này không chỉ giúp người tiêu dùng tăng thêm sự trải nghiệm mua sắm, mà thông qua kênh phân phối nước ngoài, xuất khẩu hàng Việt cũng đạt nhiều kết quả ấn tượng. Nhờ đó, thúc đẩy phát triển thương mại của Hà Nội gồm cả thương mại nội địa và thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, cơ hội đi liền với thách thức, làn sóng các doanh nghiệp FDI ngành bán lẻ đầu tư vào Việt Nam đãtạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp bán lẻ của Hà Nội, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp nội còn tương đối yếu kém.

Mặc dù chúng ta cũng đã có những doanh nghiệp bán lẻ có tên tuổi như Winmart, Co.op Food, Ecofood, Tomita Mart,… hay các siêu thị điện máy như: Nguyễn Kim, Thế giới di động, MediaMart… nhưng vẫn còn đi sau họ nhiều.

Áp lực cạnh tranh vừa là thách thức cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, việc này cũng đặt ra bài toán về chính sách trong việc thu hút doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực bán lẻ phải thận trọng, bài bàn, có lộ trình phù hợp. Để vừa có thể thu hút doanh nghiệp FDI, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Dù vậy, theo tôi, đây là bài toán không dễ đối với Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Giải pháp đặt ra cho các doanh nghiệp bán lẻ nội trong cuộc đua giành thị phần này là gì thưa ông?

Hiện nay, các cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại, siêu thị chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Các doanh nghiệp bán lẻ ngoại cũng đang ngày càng chiếm miếng bánh thị phần này. Do đó, việc các doanh nghiệp bán lẻ nội chuyển hướng về nông thôn cũng đối diện với bài toán khó khăn nhất định do sức mua của bà con nông thôn hiện nay còn thấp. Do đó, chi phí sẽ cao hơn. Đây là về trước mắt, còn về lâu về dài, tôi cho rằng, đây là chiến lược đúng.

Một chiến lược khác đó là liên doanh, liên kết với các nước ngoài, ví dụ như Tập đoàn BRG (chuỗi siêu thị BRGMart) hợp tác với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) nhằm phát triển toàn diện chuỗi siêu thị FujiMart tại thị trường Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Trong 70 năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam và của kinh tế Thủ đô, ngành thương mại Hà Nội đã có sự phát triển vượt bậc cả về chiều rộng và chiều sâu, chúng tôi tin tưởng rằng, thương mại Hà Nội sẽ tiếp tục có những bước phát triển để xứng đáng với sự tin yêu của cả nước. Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước, trong đó, ngành thương mại đã, đang và sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển của kinh tế Hà Nội nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Doanh nghiệp Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (huyện Mộc Châu).
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động