Hà Nội, TP Hồ Chí Minh: Sẵn sàng nguồn cung ứng hàng Tết
Hàng hóa Thứ sáu, 31/12/2021 - 15:30 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chợ truyền thống vắng khách, tiểu thương không trữ hàng Tết Không thiếu hàng hoá cho dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 |
Hà Nội: Hàng Tết dồi dào
Tại cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước cuối năm 2021 tổ chức ngày 31/12, bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, tổng giá trị hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô mua sắm dịp Tết.
Đến nay, đã có 44 đơn vị sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã đăng ký tham gia chương trình với tổng lượng hàng hóa các doanh nghiệp đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng (Kế hoạch 5.600 tỷ đồng); đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán (123 siêu thị, 6.800 cửa hàng tiện lợi, 13.000 cửa hàng chuyên doanh, 1.900 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 500 bếp ăn tập thể).
![]() |
Dồi dào hàng Tết |
Các nhóm hàng cần bảo đảm cung cầu trong dịp Tết là các thực phẩm thiết yếu, như gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thủy sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi... cùng với đó là các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết, như nông sản, lâm sản khô, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh, xăng dầu, may mặc, điện máy... Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nên các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch cũng nằm trong danh sách chuẩn bị nguồn cung.
Song song với việc chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ người dân trong dịp Tết, các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, thực hiện Phương án đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu đã xây dựng để sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra.
Các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thủ đô cũng nỗ lực để đáp ứng nguồn hàng cho người dân. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, Hapro đã dự trữ lượng hàng hóa trị giá gần 1.000 tỷ đồng, trong đó có cả hàng hóa tham gia chương trình bình ổn thị trường.
Hệ thống bán lẻ VinMart, VinMart+ cũng đã lên kế hoạch tăng từ 40-50% lượng hàng hóa cung ứng, tập trung vào các nhóm hàng tươi sống, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu, các mặt hàng thời vụ Tết. Năm nay, hệ thống VinMart còn chú trọng khai thác các đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp vào cuộc phục vụ Tết
Tại TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh song các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh vẫn đang có tinh thần vào cuộc rất quyết tâm để phục vụ Tết.
Theo đó, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã chuẩn bị nguồn hàng hóa Tết với các mặt hàng lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm và các loại hàng hóa thiết yếu khác có giá trị lên tới hơn 19.000 tỉ đồng.
Trong đó, riêng nguồn hàng hóa tham gia chương trình bình ổn giá của 80 doanh nghiệp với cam kết không tăng giá trong dịp Tết, lên đến 7.110 tỉ đồng, thậm chí ngược lại còn có chương trình khuyến mãi, giảm giá.
Là một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thiết yếu, bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty Ba Huân, một trong những doanh nghiệp chuyên cung cấp trứng gia cầm lớn trên thị trường phía Nam – chia sẻ thông tin rằng, đến nay Ba Huân đã dự trữ được khoảng 90% lượng hàng hóa phục vụ Tết.
“Trứng là mặt hàng thiết yếu, không thể thiếu trong dịp cuối năm. Do đó Ba Huân đảm bảo sẽ cung ứng ra thị trường đầy đủ nhu cầu. Đồng thời, giảm giá để gia đình nào cũng có đầy đủ sản phẩm trứng phục vụ cho nhu cầu dịp Tết” – bà Huân khẳng định.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cuộc chạy đua sôi động cho top 5 thị phần môi giới hàng hóa Việt Nam

Sức bán áp đảo, thị trường hàng hoá đóng cửa tuần đỏ lửa

"Nóng" giá thức ăn chăn nuôi

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam tổ chức Tập huấn thành viên quy mô toàn quốc

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tại Bình Định: Hiệu quả, thực chất
Tin cùng chuyên mục

Họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 6: Không để thiếu hàng, sốt giá các mặt hàng thiết yếu

Giá hàng hoá thế giới sẽ thiết lập một xu hướng giảm mới?

Giá sắt thép hạ nhiệt, cơ hội đẩy mạnh hiệu quả đầu tư xây dựng

Bản tin MXV 20/06: Thị trường hàng hoá đỏ lửa trước áp lực lạm phát và bài toán lãi suất

Giá phân urê giảm nhiệt nhẹ: Liệu có được lâu dài?

Tìm giải pháp "hạ nhiệt" giá phân bón

Cập nhật thông tin về thị trường nhập khẩu: Đòi hỏi tất yếu

Giá dầu cọ giảm sâu hơn 8% xuống mức thấp nhất 2 tháng

Giá nguyên vật liệu tăng: Linh hoạt thích ứng

Tháng 5/2022: Giao dịch hàng hóa tiếp tục tăng trưởng

OPEC+ tăng sản lượng cũng không thể "hạ nhiệt" giá dầu thô

Sẵn sàng cho mùa vải bội thu

Thị trường hàng hóa 5 tháng đầu năm: “Nóng” giá xăng dầu

Giá dầu dẫn dắt đà tăng của thị trường hàng hóa nguyên liệu

Bưu điện Việt Nam giảm 50% giá cước vận chuyển tại Festival Sơn La

Siêu thị hạng I phải có diện tích từ 3.500m2 trở lên

Bộ Công Thương: Không để thiếu hàng hoá thiết yếu

Thị trường kim loại quý sẽ đi về đâu nếu suy thoái kinh tế xảy ra?

MM Mega Market Việt Nam khai trương Kho Sa Pa
