Hà Nội: Sản xuất công nghiệp tăng tốc, phục hồi về đích

Sau những trầm lắng khi làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát, hoạt động sản xuất công nghiệp của Hà Nội tiếp tục xu hướng phục hồi, các doanh nghiệp tập trung đẩy nhanh tiến độ sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân những tháng cuối năm và những năm tiếp theo.
Du lịch Hà Nội: Vượt qua đại dịch, từng bước “hồi sinh” Hà Nội: Chủ động, linh hoạt phục hồi và phát triển kinh tế

Sản xuất công nghiệp phục hồi

Theo báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong tháng Mười Một, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi, các doanh nghiệp tập trung đẩy nhanh tiến độ sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân những tháng cuối năm, dịp Tết Dương lịch năm 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

tính chung 8 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn tăng 5,6% so cùng kỳ năm ngoái
Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp thành phố Hà Nội tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 ước tính tăng 4,8% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,1%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 6,6%; khai khoáng tăng 3,5%.

Một số ngành sản xuất chế biến, chế tạo có chỉ số IIP 11 tháng năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 17,4%; trang phục tăng 16,3%; xe có động cơ tăng 14,1%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,1%.

Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng Mười Một ước tính tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm nay, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng Mười Một ước tính đạt 4.533 tỷ đồng, tăng 16,1% so với tháng trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 11 tháng năm 2021, vốn thực hiện đạt 36,9 nghìn tỷ đồng, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 72,8% kế hoạch năm.

Dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, có chiều dài trên cao hơn 13 km, tổng mức đầu tư 18 nghìn tỷ đồng đã chính thức đưa vào khai thác sử dụng được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân Thủ đô khi đi vào hoạt động. Dự án không chỉ giúp cho môi trường trở nên trong sạch hơn, hạn chế khói bụi và giảm thiểu ô nhiễm do xe cộ gây ra mà còn giúp người dân thuận tiện hơn trong việc di chuyển, đặc biệt là rút ngắn thời gian và tiết kiệm được chi phí đi lại.

Tháng Mười Một, thành phố Hà Nội có 27 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 14 triệu USD. Bên cạnh đó, có 11 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký đạt 29 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 35 lượt, đạt 15 triệu USD. Lũy kế 11 tháng năm 2021, toàn Thành phố thu hút 1,3 tỷ USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 330 dự án với số vốn đạt 210,6 triệu USD; 110 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 634 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 436 lượt, đạt 426 triệu USD.

Trong tháng Mười Một, thành phố có 2.513 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 40,4 nghìn tỷ đồng, tăng 96%. Cộng dồn 11 tháng năm 2021, Hà Nội có 22,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 307,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2%; 9,5 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 64%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.

Doanh nghiệp tăng tốc về đích

Từng gián đoạn sản xuất vì làn sóng dịch Covid-19 thứ 4, nay làng nghề gỗ Vạn Điểm đang nỗ lực để khôi phục sản xuất để cung ứng hàng hoá cho những tháng cuối năm. Ông Hoàng Kỳ Tài- chủ tịch Hội làng nghề gỗ Vạn Điểm- cho biết, việc mở cửa trở lại giúp nguồn nguyên liệu và sản phẩm được lưu thông, đã giúp các cơ sở sản xuất trong làng nghề có cơ hội hoàn thành đơn hàng, tránh tình trạng đọng vốn, đồng thời, các cơ sở chế biến ở Vạn Điểm cũng triển khai nhiều biện pháp, đẩy mạnh các kênh bán hàng cả trực tiếp và trực tuyến, nhằm khuyến khích các cơ sở duy trì sản xuất tại làng nghề. Việc mở cửa trở lại đã mở rộng nhu cầu cung ứng sản phẩm cho cả nước, giúp làng nghề Vạn Điểm bắt đầu duy trì lại được sản xuất, cũng như tạo ra nền tảng cho các đơn hàng tiếp theo.

Còn tại làng nghề gỗ Hữu Bằng, quyết định sản xuất thích ứng với tình hình dịch bệnh đã giúp làng nghề phục hồi sản xuất bình thường. Một số doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất cũng bắt đầu chuyển hướng sang làm sản phẩm gỗ công nghiệp, khai thác tiềm năng ở các công trình kiến trúc, nhà ở, chung cư,... Đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất của các đơn vị sản xuất phụ liệu ngành gỗ như mút, xốp, máy chế biến, phụ kiện, ốc vít, keo... hoặc gia công các sản phẩm vệ tinh cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ.

Một số doanh nghiệp gỗ và các cơ sở sản xuất tại các làng nghề cũng đã tìm cách đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để tránh việc phụ thuộc vào thị trường miền Nam. Đồng thời, tung ra các mẫu mã mới, cũng như chủ động giảm giá sản phẩm để kích cầu và đảm bảo công suất sản xuất đều đặn trong các tháng cuối năm.

Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đang khẩn trương tập trung nhân công, đề ra nhiều giải pháp thích ứng, nỗ lực đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra của năm 2021 và những năm tiếp theo. Ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản phục hồi sản xuất, nhiều doanh nghiệp đạt công suất 80-90%. Dù còn gặp khó khăn về chi phí nguyên vật liệu, nhân công… nhưng các doanh nghiệp đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất để tăng doanh số, tạo việc làm cho công nhân và đặc biệt là giữ khách hàng.

Hiện dịch bệnh đang có diễn biến mới khi xuất hiện biến thể mới. Trong khi đó, áp dụng biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội để bình thường hoá với các hoạt động kinh tế - xã hội thì số ca nhiễm và tử vong lại tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy quá trình kiểm soát dịch bệnh, tái cơ cấu và phục hồi nền kinh tế đang trở nên khó khăn hơn. Song xác định sống chung với dịch, mở cửa tái khởi động và phục hồi nền kinh tế vẫn là một sự lựa chọn không thể nào khác và hiện Chính phủ kiên định chủ trương này.

Để phục hồi sản xuất, nhiều nhóm vấn đề được các doanh nghiệp nêu với chính quyền thành phố Hà Nội như: Giảm, giãn, gia hạn thuế, giảm lãi suất, giảm các chi phí sản xuất, kinh doanh; các chính sách phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy kết nối doanh nghiệp trong nước… nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Ông Nguyễn Việt Hưng - Giám đốc Công ty cổ phần Tuệ Ngọc (huyện Hoài Đức)- cho rằng, doanh nghiệp đang mong chờ những mức độ hỗ trợ “đủ liều”, như cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 3-5%/năm so với lãi suất thị trường, giảm 50% mức nộp các loại bảo hiểm trong các năm 2021, 2022…

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam- cho rằng, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh rất khó khăn hiện nay, cần có một số giải pháp mang tính cấp bách, đột phá. Đó là, chủ động rà soát, sửa đổi ngay những quy định, chính sách đang là rào cản hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp; loại bỏ các quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp thực tiễn… Các cơ chế, chính sách mới có quy mô tác động đủ lớn, thời gian thực hiện trong trung và dài hạn, tạo điều kiện để nền kinh tế phục hồi nhanh, giúp doanh nghiệp ngăn chặn tình trạng mất thanh khoản, giải thể...

Về các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội- cho biết, thành phố giao các Sở liên quan, Trung tâm xúc tiến đầu tư… để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đôn đốc các dự án đầu tư trên địa bàn; đồng thời Hà Nội đang nỗ lực cải cách hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp. Về chính sách hỗ trợ lĩnh vực du lịch, thành phố đã giao ngành du lịch có chính sách riêng, phù hợp theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng chống hiệu quả dịch Covid-19.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công trình ngổn ngang sau 3 năm khởi công tại Đà Lạt

Công trình ngổn ngang sau 3 năm khởi công tại Đà Lạt

Công trình đường giao thông ngay trung tâm TP. Đà Lạt nối từ đường Lữ Gia xuống thượng lưu Hồ Xuân Hương đang chậm tiến độ và ngổn ngang sau 3 năm khởi công.
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản…
Quảng Nam: Công bố khẩn cấp sạt lở bờ biển Hội An

Quảng Nam: Công bố khẩn cấp sạt lở bờ biển Hội An

Tỉnh Quảng Nam vừa công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở tại bờ biển Cẩm An, đoạn qua địa phận khối phố Tân Thành, phường Cẩm An, thành phố Hội An.
Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Hà Nội vừa công bố quyết định điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu và di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cho làng nghề may Trạch Xá.
Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

100 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã từ 30 tỉnh, thành phố trên cả nước cùng quy tụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Tại Hội nghị công chức viên chức và người lao động, Công đoàn cơ sở Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã đề ra nhiều mục tiêu phấn đấu trong năm 2025.
Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Dù có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên, theo đánh giá của các sở, ngành có liên quan, sản phẩm OCOP Quảng Bình vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Tỉnh Sóc Trăng định hướng phát triển bền vững ngành tôm theo hướng sản xuất sạch, tiêu chuẩn VietGAP tại các vùng nuôi trồng trọng điểm.
Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Năm 2024, ngành thông tin và truyền thông Thanh Hóa đã hoàn thành nhiệm vụ về dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, chuyển đổi số.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh nhấn mạnh, không được để bất cứ trường hợp nào lợi dụng tinh gọn để sắp xếp, bố trí người thân, người quen.
Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Ông Võ Văn Phi, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai được chỉ định giữ chức Bí thư huyện ủy Long Thành (nhiệm kỳ 2020-2025) kể từ ngày 27/12/2024.
Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Đảng bộ Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, trong đó đề cập tới nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình vừa triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Ông Trần Anh Chung, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa.
Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Tối 26/12, tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, TP. Hạ Long diễn ra liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024, với chủ đề Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực.
Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Ngày 26/12, Tỉnh uỷ Quảng Bình đã báo cáo về thực hiện “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả”.
Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Chiều 26/12, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố quyết định của UBND TP. Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh.
Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nên hoạt động ứng phó sự cố hoá chất luôn được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Bà Bùi Thị Mười, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi.
Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

HĐND tỉnh Nam Định đã thông qua mức chi cụ thể cho 14 nội dung khuyến công trên địa bàn tỉnh năm 2025, trong đó mức hỗ trợ cao nhất không quá 500 triệu đồng.
Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Danh sách tinh giản biên chế tỉnh Quảng Nam đợt I năm 2025 gồm 107 người, trong đó, 90 người nghỉ hưu trước tuổi, 17 người thôi việc ngay.
Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

TP. Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025.
Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế di sản, phát triển toàn diện, bền vững trong tương lai.
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024 vừa được tổ chức tại Quảng trường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội vào sáng 26/12.
Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Để hoàn thành cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đúng tiến độ đề ra, Tuyên Quang đang khẩn trương đẩy nhanh di dời hạ tầng kỹ thuật, xác minh nguồn gốc đất...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động