Hà Nội: Nhiều bất cập quản lý, đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

1 số cụm công nghiệp hạ tầng xuống cấp, công nghệ xử lý môi trường lạc hậu cần được cải tạo, sửa chữa nhưng thiếu vốn thực hiện, khó khăn để kêu gọi DN sản xuất
Tháo gỡ nhanh cơ chế chính sách phát triển cụm công nghiệp Tạo cơ chế đơn giản, thuận lợi cho phát triển cụm công nghiệp Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Khắc phục khó khăn, bất cập trong quản lý, đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp hình thành trước Quy chế quản lý cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ cần được ưu tiên giải quyết trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đây là đánh giá của Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) về quản lý cụm công nghiệp hình thành từ trước Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Ha Noi: Nhieu bat cap quan ly, dau tu xay dung ha tang cum cong nghiep hinh anh 1
Cụm công nghiệp Phùng Xá, huyện Thạch Thất. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nhiều nơi hệ thống cơ sở hạ tầng còn sơ khai

Thống kê của Cục Công Thương địa phương cho thấy, trên địa bàn Hà Nội hiện có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha, thu hút được khoảng 3.864 hộ, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh với gần 80.000 lao động, nộp ngân sách bình quân khoảng 1.100 tỷ đồng/ năm.

Trong số đó, có 25/70 cụm công nghiệp đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục hạ tầng thiết yếu; 45/70 cụm công nghiệp còn nhiều hạng mục hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng theo quy định, thậm chí còn nhiều cụm công nghiệp (hình thành từ trước Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp) cơ bản chưa được đầu tư hạ tầng.

Các cụm công nghiệp này được giao cho Ban Quản lý Dự án Đầu tư cấp huyện làm chủ đầu tư; kinh phí hoạt động được bố trí từ ngân sách huyện nên rất hạn chế trong đầu tư xây dựng, bổ sung công trình còn thiếu hoặc sửa chữa, nâng cấp, duy tu hạ tầng cho các cụm công nghiệp.

Công tác quản lý Nhà nước về cụm công nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua đã được quy định thống nhất, từ công tác quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng và quản lý hoạt động. Tuy kinh phí từ ngân sách Trung ương hỗ trợ chưa được nhiều nhưng bước đầu đã góp phần tích cực cùng ngân sách địa phương hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng tháo gỡ khó khăn về vốn để đầu tư xây dựng một số hạng mục hạ tầng cụm công nghiệp thiết yếu, nhanh chóng thu hút đầu tư, tăng tỷ lệ lấp đầy, cũng như phát triển sản xuất kinh doanh.

Đại diện Cục Công Thương địa phương cho rằng, việc xây dựng và đưa vào hoạt động các cụm công nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội thời gian qua bước đầu đáp ứng nhu cầu về mặt bằng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh các cụm công nghiệp được đầu tư đồng bộ và quản lý chặt chẽ (12/25 cụm công nghiệp), còn có những cụm công nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng sơ khai, công tác quản lý chưa tốt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường và an toàn phòng, chống cháy nổ...

Đánh giá của cơ quan này cũng cho thấy, đa số các cụm công nghiệp được đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố Hà Nội, chủ yếu mang đặc thù là cụm công nghiệp làng nghề, xen lẫn với khu dân cư, có diện tích nhỏ, khó đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ như loại hình cụm công nghiệp tập trung.

Ha Noi: Nhieu bat cap quan ly, dau tu xay dung ha tang cum cong nghiep hinh anh 2
Hoạt động sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp Phùng Xá. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Hiện 45 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng còn thiếu các hạng mục hạ tầng cơ bản như: Chưa có trạm xử lý nước thải; thiếu hệ thống điện chiếu sáng, nhà điều hành, vỉa hè, cây xanh, hệ thống giao thông nội bộ nhỏ hẹp… cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các cụm công nghiệp chưa thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong cụm công nghiệp.

“Một số cụm công nghiệp hạ tầng đã xuống cấp, công nghệ xử lý môi trường lạc hậu cần được cải tạo, sửa chữa nhưng thiếu vốn thực hiện, khó khăn trong việc kêu gọi doanh nghiệp sản xuất trong cụm công nghiệp đóng góp để đầu tư,” đại diện Cục Công Thương địa phương cho hay.

Cần ưu tiên bố trí vốn xây dựng

Thực tế hiện nay, nhiều cụm công nghiệp chưa đầu tư hệ thống thu gom, bãi tập kết, phân loại, xử lý chất thải thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống xử lý nước thải tập trung chưa hoàn thiện đồng bộ, hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải không tách riêng; chủ các cơ sở hoạt động trong các cụm công nghiệp trực tiếp ký hợp đồng, bàn giao chất thải cho các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.

Đại diện Cục Công Thương địa phương cho hay tại các cụm công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, việc yêu cầu các doanh nghiệp đấu nối, thu gom vào hệ thống và việc xác định giá dịch vụ thoát nước và lưu lượng nước thải của các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn; đội ngũ nhân sự có trình độ, chuyên môn còn hạn chế, thiếu hệ thống quan trắc tự động...

Bên cạnh đó, các cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trước đây phần lớn được hình thành và phát triển từ làng nghề, hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, chủ yếu được xây dựng trước khi có Luật Phòng cháy Chữa cháy nên việc thực hiện quy định về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng từ ban đầu (như trang bị hệ thống, thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn) còn hạn chế hoặc nếu có thì không đầy đủ.

Mặt khác, nhiều cụm công nghiệp được hình thành trước đây với cách triển khai là giao đất cho các doanh nghiệp, hộ gia đình vào đầu tư nhà xưởng trong khi chưa đầu tư hạ tầng hoặc thu tiền đóng góp xây dựng hạ tầng kỹ thuật và giao đất. Dẫn đến, hiện nay nhiều cụm công nghiệp đã được giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng nhưng chưa cho thuê được do vướng mắc về Luật Đất đai...

Những yếu tố khó khăn, tồn tại nêu trên tại các cụm công nghiệp hình thành trước Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg phần nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu, Cục Công Thương Địa phương khuyến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo rà soát hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn, có phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, trong đó, ưu tiên bố trí vốn xây dựng, hoàn thiện công trình hạ tầng bảo vệ môi trường; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ kinh phí hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đã hoạt động nhưng chưa hoàn thiện do Ban Quản lý Dự án cấp huyện làm chủ đầu tư trên địa bàn thành phố.

Cùng với đó, rà soát bổ sung Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy định tại Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ và Thông tư số 28/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương qua đó tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp nói riêng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân, tạo việc làm cho lao động nói chung.

Ha Noi: Nhieu bat cap quan ly, dau tu xay dung ha tang cum cong nghiep hinh anh 3
Các đơn vị thi công cụm công nghiệp tại Thanh Oai, Hà Nội. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Tại cuộc họp giao ban với các quận, huyện mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết về phương án sơ bộ phát triển cụm công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố đề xuất dự kiến có 191 cụm công nghiệp, tổng diện tích 7.149 ha.

Để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp theo kế hoạch, định hướng, Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị tập trung đẩy nhanh tiến độ rà soát, lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Rà soát, lập phương án phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố theo tinh thần Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính. Chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm có văn bản, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa cho các cụm công nghiệp đã họp Hội đồng thẩm định.

Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, rút ngắn tối thiểu 50% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư, xây dựng theo quy định…/.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là sự chuyển dịch không gian đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, thu hút đầu tư... phát triển kinh tế địa phương.
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

Ngày 13/11, tại Trụ sở Tỉnh uỷ Nam Định, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Đặng Khánh Toàn được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định.
Năm 2024, Thanh Hóa còn khoảng 600 dự án bất động sản chưa mang ra đấu giá

Năm 2024, Thanh Hóa còn khoảng 600 dự án bất động sản chưa mang ra đấu giá

Thanh Hóa đang đẩy mạnh việc đấu giá khoảng 600 dự án bất động sản từ giờ đến hết năm 2024. Việc này sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản Thanh Hóa.
Quảng Ninh: Khơi dậy tiềm năng, phát triển công nghiệp văn hóa

Quảng Ninh: Khơi dậy tiềm năng, phát triển công nghiệp văn hóa

Tỉnh Quảng Ninh sở hữu hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ và hiện đại, là một trong những điều kiện cần để phát triển công nghiệp văn hóa.
Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, ngư dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và quay trở lại với biển.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Phát động Giải báo chí phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5

Đà Nẵng: Phát động Giải báo chí phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5

TP. Đà Nẵng phát động Giải báo chí phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5, năm 2024 – 2025.
Cần Thơ: Phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Cần Thơ: Phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch phát động đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc

Sáng 13/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bắc Ninh đã khai mạc trưng bày tư liệu với chủ đề “Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc”.
Quảng Ngãi: Gió lốc làm tốc mái hàng chục ngôi nhà ở thị xã Đức Phổ

Quảng Ngãi: Gió lốc làm tốc mái hàng chục ngôi nhà ở thị xã Đức Phổ

Mưa lớn kèm lốc xoáy quét qua thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) làm hàng chục ngôi nhà bị tốc mái, gây thiệt hại lớn cho người dân địa phương.
Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình chuyên đề xây dựng nông thôn mới

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình chuyên đề xây dựng nông thôn mới

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản khẩn đôn đốc tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện hiện các chương trình chuyên đề xây dựng nông thôn mới.
Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Ông Ngô Công Thức - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải được HĐND tỉnh An Giang bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Gia Lai: Ngầm tràn ngập do mưa lớn kéo dài khiến 200 hộ dân bị cô lập

Gia Lai: Ngầm tràn ngập do mưa lớn kéo dài khiến 200 hộ dân bị cô lập

Mưa lớn kéo dài đã khiến ngầm tràn vào thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) bị ngập, hiện 200 hộ dân đang bị cô lập.
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị tuyến sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê-Depot

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị tuyến sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê-Depot

TP. Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị Đà Nẵng tuyến sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê - Depot, gồm tuyến chính dài 14,9km, 19 trạm dừng, 1 depot.
Thái Bình: 4 nhân sự lãnh đạo được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới

Thái Bình: 4 nhân sự lãnh đạo được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới

Ngày 12/11, Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác cán bộ.
Ngày 19/11 sẽ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) – Pa Háng (Lào)

Ngày 19/11 sẽ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) – Pa Háng (Lào)

Theo đó, cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Sơn La, Việt Nam) – Pa Háng (Hủa Phăn, Lào) sẽ chính thức được khai trương vào ngày 19/11 tới đây.
Ban Bí thư kỉ luật cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình Nguyễn Viết Hiển

Ban Bí thư kỉ luật cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình Nguyễn Viết Hiển

Ban Bí thư quyết định cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Viết Hiển, cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình.
Quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Sáng ngày 12/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội nghị về quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ninh: Đề xuất chiến lược mở cửa rộng rãi cho du khách tham quan vịnh Bái Tử Long

Quảng Ninh: Đề xuất chiến lược mở cửa rộng rãi cho du khách tham quan vịnh Bái Tử Long

Tỉnh Quảng Ninh triển khai xây dựng kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch và mở cửa tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long đến năm 2030.
Hà Giang công bố tân Trưởng ban, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Hà Giang công bố tân Trưởng ban, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Sáng 12/11, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức công bố các quyết định về công tác cán bộ, kiện toàn chức danh lãnh đạo đối với Ban Dân tộc tỉnh.
Lai Châu: 5.800 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Lai Châu: 5.800 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng 12/11, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập và đón nhận Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Cà Mau: Khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Sáng ngày 12/11, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam.
Cà Mau: Đẩy nhanh công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát cho dân

Cà Mau: Đẩy nhanh công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát cho dân

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương đẩy nhanh thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Dù nhiều lần báo chí phản ánh, con đường gốm sứ ven sông Hồng nổi tiếng tại TP. Hà Nội vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nhanh, gây mất mỹ quan đô thị.
Quảng Ninh: Đảm bảo an sinh xã hội toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau

Quảng Ninh: Đảm bảo an sinh xã hội toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau

Quảng Ninh tiếp tục có nhiều chính sách nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là ưu tiên tăng nguồn lực chi cho công tác an sinh xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động