Hà Nội: Khai trương tuyến phố đi bộ thứ 4 vào ngày 30/4

Theo kế hoạch ngày 30/4 tới, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) sẽ tổ chức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây – xứ Đoài và khai trương Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Đây sẽ là tuyến phố đi bộ thứ 4 của thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Thêm 6 tuyến phố đi bộ mới Tuyến phố đi bộ Hà Nội: Vui có nhưng lo cũng nhiều

Chiều 27/4, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài và Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô có tính chất là đô thị văn hóa, lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng. Nhằm khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng về điều kiện tự nhiên, di sản văn hóa Sơn Tây - xứ Đoài cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch địa phương, thị xã Sơn Tây tổ chức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài và khai trương Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Lễ khai mạc dự kiến diễn ra vào 19h30 ngày 30/4.

Ông Nguyễn Huy Khánh - Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây thông tin tại Hội nghị
Ông Nguyễn Huy Khánh - Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây thông tin tại Hội nghị

Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài sẽ tập trung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa kết hợp với các điểm du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm, vui chơi trên địa bàn và các vùng lân cận. Những quần thể văn hóa tiêu biểu, như: Thành cổ Sơn Tây, đền Và, chùa Mía, Làng cổ ở Đường Lâm, Văn Miếu Sơn Tây..., cùng khu du lịch hồ Đồng Mô với sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và hệ thống các điểm du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn sẽ là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng của đông đảo du khách.

Đặc biệt, hoạt động của tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây (khai trương từ ngày 30/4), sẽ trở thành một trong bốn tuyến phố đi bộ của thành phố Hà Nội.

Tuyến phố đi bộ đưa vào hoạt động sẽ phát huy lợi thế của di tích Thành cổ Sơn Tây, kết hợp với các tuyến phố nội thị, các công trình văn hóa khu vực trung tâm nhằm tạo ra một không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện, đại đáp ứng nhu cầu thưởng thức, giao lưu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí, mua sắm, khám phá ẩm thực của nhân dân địa phương và du khách tham quan vào mỗi dịp cuối tuần. Hoạt động của tuyến phố sẽ góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của thị xã.

Phạm vi hoạt động của tuyến phố đi bộ Sơn Tây gồm: Phố Phó Đức Chính - Phan Chu Trinh - Nguyễn Thái Học với điểm đầu là cổng cũ UBND thị xã và điểm cuối là ngã ba Quang Trung - Nguyễn Thái Học (cầu cửa Tiền), với tổng chiều dài khoảng 820m, tổng diện tích khoảng 34.550m2. Sau khi khai trương, tuyến phố sẽ đi vào hoạt động với thời gian từ 19h thứ bảy đến 12h chủ nhật hằng tuần.

Thông tin tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Huy Khánh – Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây – cho biết, Sơn Tây cũng đã chủ động học tập mô hình phố đi bộ tại Lạng Sơn, hồ Hoàn Kiếm… “Thị xã Sơn Tây cũng trăn trở làm sao để khách du lịch đến được với địa phương. Sau khi đại dịch qua đi, các điểm du lịch, resort sinh thái xung quanh Sơn Tây kín phòng vào các ngày nghỉ cuối tuần. Chúng tôi đã gặp mặt các chủ kinh doanh dịch vụ này, họ cũng rất mong muốn có một chỗ buổi tối để khách của họ đi ra thăm quan, có chỗ vui chơi tốt hơn”, ông Nguyễn Huy Khánh chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Huy Khánh, thời gian tới, thị xã Sơn Tây sẽ làm việc với Tổng công ty Vận tải Hà Nội để mở rộng các tuyến bus đến các điểm du lịch, khuyến khích các đơn vị nghỉ dưỡng có xe điện đưa đón khách du lịch tới phố đi bộ.

Về tuyến phố đi bộ, các hoạt động chính diễn ra gồm: hoạt động thể thao đường phố; nghệ thuật đường phố; ẩm thực đường phố và giới thiệu sản phẩm Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" , chợ sinh vật cảnh; sản phẩm đặc trưng của Sơn Tây - xứ Đoài và các địa phương,…Thị xã sẽ có hoạt động cụ thể của Tuyến phố theo từng tháng.

Bổ sung và làm rõ hơn các thông tin liên quan đến Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, ông Lê Đại Thăng - Phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây – cho biết, hàng tuần sẽ diễn ra vào tối Thứ 7 và đến trưa Chủ nhật. Về phân khu chức năng hoạt động, tại khu vực bán hàng lưu niệm, giải khát sẽ được bố trí dọc vỉa hè các tuyến phố. Khu vực tổ chức các sự kiện văn hóa vui chơi, nghệ thuật đường phố được tổ chức ở Trung tâm Văn hóa Thể thao, Quảng trường Sân vận động thị xã. Một phần Quảng trường sân vận động thị xã sẽ làm khu vực ẩm thực….

Tại Tuyến phố đi bộ Sơn Tây sẽ có nhiều hoạt động diễn ra như: Biểu diễn văn nghệ, đua thuyền, câu cá, múa rối nước, đi cà kheo, các trò chơi dân gian; biểu diễn nghệ thuật đương đại, ca nhạc đường phố, dân vũ, vũ quốc tế, vẽ chân dung, ký họa, thư pháp, các giải đấu vật, cờ vua, cờ tướng. Ngoài ra, tại đây còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện như: Triển lãm tranh, ảnh, sinh vật cảnh, giới thiệu sách, báo, tạp chí và các hoạt động dành cho thiếu nhi; các hoạt động giao lưu văn hóa xứ Đoài và các vùng miền… “Vừa làm vừa tiếp thu, vừa điều chỉnh, chúng tôi hướng tới xây dựng một Sơn Tây thân thiện và mến khách”, ông Lê Đại Thăng cho biết thêm.

Đánh giá đây là sự quan trọng của thị xã Sơn Tây. Về Sơn Tây về với văn hóa xứ Đoài. Ông Phạm Thanh Học - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng gợi mở một số vấn đề với thị xã Sơn Tây như: Năm du lịch Sơn Tây – xứ Đoài, vậy cả năm thị xã có những hoạt động gì? Bên cạnh đó, việc mở tuyến phố đi bộ, vấn đề quan trọng là thông tin. Thị xã đã làm gì đề tuyên truyền để người dân, đặc biệt là người dân các địa phương lân cận đến với Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây? Hay cách nào để có thể thị xã giữ được chân du khách.

Việc mở ra tuyến phố đi bộ, bên cạnh sự vui mừng thì kèm theo đó là sự lo lắng. Liệu chúng ta mở ra có khách đến hay không, có được kết quả như kỳ vọng hay không.

Ông Phạm Thanh Học cho hay, trong phát triển công nghiệp văn hóa, chỉnh trang và phát triển đô thị, Hà Nội sẽ cho phát triển một số tuyến phố đi bộ. Rõ ràng, là có những lo lắng. Nhưng không phải lo lắng mà không chúng ta không làm. Đây là cách nghĩ, tư duy và hành động mới. Không chủ quan, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đòi hỏi sự quyết tâm của các quận, huyện, thị xã.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dòng người xếp hàng dài chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng

Dòng người xếp hàng dài chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ đã được cung rước về chùa Quán Sứ (Hà Nội) để phật tử và người dân chiêm bái trong 3 ngày nhân dịp Đại lễ Vesak.
Tối nay (15/5) khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Tối nay (15/5) khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối nay (15/5) Lễ hội Làng Sen năm 2025 sẽ diễn ra tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Hoàn thiện dự thảo Nghị định bảo vệ di sản văn hóa

Hoàn thiện dự thảo Nghị định bảo vệ di sản văn hóa

Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên.
Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Chiều 13/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung rước và an vị tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đảm nhận vai trò Đại sứ âm nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đảm nhận vai trò Đại sứ âm nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trở thành Đại sứ âm nhạc đầu tiên của Quỹ Vì trẻ em khuyết tật Việt Nam, lan tỏa yêu thương bằng âm nhạc và hành động nhân văn.

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức nhiều triển lãm, trưng bày mừng sinh nhật Bác

Tổ chức nhiều triển lãm, trưng bày mừng sinh nhật Bác

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều bảo tàng đồng loạt tổ chức triển lãm, trưng bày thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với Bác Hồ kính yêu.
‘Quà tháng 5 dâng Người’: Giai điệu tri ân sâu nặng

‘Quà tháng 5 dâng Người’: Giai điệu tri ân sâu nặng

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào tối ngày 14/5 tại Hà Nội.
Sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.
Vinh danh 35 cá nhân, tập thể phát triển văn hóa đọc

Vinh danh 35 cá nhân, tập thể phát triển văn hóa đọc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh 35 cá nhân, tập thể tiêu biểu có đóng góp tích cực đối với công tác phát triển văn hóa đọc năm 2024.
Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Những lá cờ lịch sử được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là biểu tượng sống động, kể lại ký ức hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Từ ánh mắt đượm buồn tại Quảng trường Đỏ năm 1957 đến ngày hội non sông 30/4/2025, Bác vẫn hiện diện trong từng bước chân Việt Nam trên ‘đường lên phía trước’.
Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Trên lễ đài đại lễ kỷ niệm 30/4, ống kính truyền hình bắt đúng lúc người lính già lau nước mắt khi hai ca sĩ cất tiếng hát. Câu hát kỳ lạ như gói cả đời ông
Cảnh kết phim

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Diễn viên phim "Địa đạo" sải bước trong lễ diễu binh 30/4, không chỉ là vai diễn, họ hiện thân cho ký ức, cho màn kết đẹp là hòa bình hôm nay.
Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Tình yêu nước đôi khi chỉ hiện lên giản dị từ những ô ban công tầng cao, nơi các cư dân đô thị treo lên lá cờ Tổ quốc trong những ngày lễ trọng đại.
Bài 2:

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

Thời trang Việt đang chuyển mình trở thành ngôn ngữ kể chuyện văn hóa, đưa di sản dân tộc vào nhịp sống hiện đại bằng những sáng tạo mang tinh thần thời đại.
20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Sau 50 năm, âm vang của đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn chưa bao giờ lắng xuống và ký ức hào hùng ấy đang tiếp tục được 'thắp lửa' qua những trang sách.
Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Khắp các tuyến phố, đơn vị, trường học ở Huế rực sắc cờ đỏ, thể hiện khí thế hào hùng và niềm tự hào trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4 xoay quanh các chủ đề về tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam, chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam...
Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm giới thiệu không gian di sản văn hóa, danh thắng, sản phẩm thủ công truyền thống của 29 tỉnh, thành được tổ chức ở thành phố Huế.
Phú Thọ tổ chức chương trình

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Ngày 29/4, tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề '50 năm bản hùng ca mùa xuân' chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Trong dịp kỷ niệm Thống nhất đất nước 30/4, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thu hút du khách đến thăm, cũng là dịp để người dân hiểu sâu hơn về lịch sử đất nước.
‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

'Nổi lửa lên em' của nhạc sĩ Huy Du – nhạc sĩ của bản tình ca người lính được ví như là bản giao hưởng hậu phương, của tình thương thầm lặng, đi cùng năm tháng.
Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Với khoảng 2.000 tư liệu, hiện vật trưng bày, Bảo tàng Côn Đảo không chỉ là nơi lưu giữ những chứng tích lịch sử mà còn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước.
Điện Biên:

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Tinh hoa Tây Bắc 2025, tôn vinh bản sắc dân tộc, thúc đẩy du lịch liên kết vùng, thu hút du khách.
Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1151/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Tuần phim kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mobile VerionPhiên bản di động