Hà Nội hoàn thành 18/23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023

Trong năm 2023, Hà Nội cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát, 18/23 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Giới trẻ thủ đô nô nức tham dự sự kiện Văn hóa ẩm thực Lễ hội bia Hà Nội 2023 Văn hóa và con người là nền tảng, nguồn lực phát triển Thủ đô

Hoàn thành 18/23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chiều ngày 23/11, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ XIV xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng, trong đó có Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, các chương trình, kế hoạch năm 2024 và dự thảo Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết: Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức; song, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp của thành phố, sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2023 đã đạt những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Hà Nội hoàn thành 18/23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị

Ông Đinh Tiến Dũng nhận định: “Có thể khẳng định, năm 2023, thành phố đã thực hiện khá toàn diện, hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, thành phố đã cố gắng thực hiện nhiều công việc quan trọng mang tính chiến lược, dài hơi để tạo tiền đề cho sự phát triển của Thủ đô giai đoạn tới".

Cụ thể, ông Đinh Tiến Dũng chỉ ra như: Sửa đổi Luật Thủ đô (2012); đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực; triển khai lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; triển khai quyết liệt các công việc để thực hiện dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô và các dự án trọng điểm của thành phố; thực hiện Đề án về phân cấp, ủy quyền giữa các cơ quan, các cấp chính quyền thuộc thành phố...”.

Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước cũng như TP. Hà Nội đang phải đương đầu với nhiều vấn đề lớn, dự báo nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và đầu tư công năm 2023 của thành phố.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải đã trình bày tóm tắt các nội dung: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố năm 2023 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm giai đoạn 2024-2026; Báo cáo và đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm 2023, dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố năm 2024; Kế hoạch đầu tư công năm 2024 của thành phố; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.

Về báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố năm 2023 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, trong năm 2023, Hà Nội cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát, 18/23 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch (giảm số hộ nghèo; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý; số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm).

GRDP của Thủ đô tăng 6,11%; các cân đối lớn được bảo đảm. Trong đó, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán, đảm bảo cân đối chi ngân sách; tổng thu dự kiến hơn 400 nghìn tỷ đồng, đạt 113,5% dự toán, tăng 20% so với năm 2022; tổng chi dự kiến hơn 102 nghìn tỷ đồng, đạt 97,2% dự toán đầu năm (91,1% dự toán điều chỉnh).

Về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, thành phố xác định 24 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu, trong đó: GRDP tăng khoảng 6,5-7,0%; CPI dưới 4%; GRDP/người khoảng 160-162 triệu đồng; vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5-11,5%; giảm 300-400 số hộ nghèo...

Về Dự toán thu, chi ngân sách năm 2024, thành phố dự kiến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 408.547 tỷ đồng, cao hơn dự toán Thủ tướng Chính phủ giao 17 tỷ đồng, tăng 2% so với ước thực hiện năm 2023; trong đó: Thu ngân sách địa phương 145.253 tỷ đồng; chi ngân sách địa phương 146.429 tỷ đồng

Hà Nội hoàn thành 18/23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023
Các đại biểu tham dự hội nghị

Về kế hoạch Tài chính – Ngân sách nhà nước 3 năm giai đoạn 2024-2026, dự kiến thu ngân sách giai đoạn 2024-2026 (bao gồm cả số thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế ngân sách trung ương hưởng 100%) khoảng 1.245.149 tỷ đồng.

Về Kế hoạch đầu tư công năm 2024 của thành phố; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, giải ngân kế hoạch năm 2023 được 30.133 tỷ đồng, đạt 64,2% kế hoạch Trung ương giao và 56,7% kế hoạch thành phố giao. Ước giải ngân cả năm 2023 được 48.600 tỷ đồng, đạt 91,5% kế hoạch thành phố giao và 103,5% kế hoạch Trung ương giao…

Xây dựng Thủ đô là thành phố kết nối toàn cầu, chất lượng cuộc sống cao

Liên quan đến Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, tại Hội nghị lần này, Ban Cán sự đảng UBND thành phố báo cáo, xin ý kiến Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về kết quả nghiên cứu, lập Đồ án trước khi trình HĐND thành phố xem xét thông qua. Đây cũng là bước cho ý kiến lần cuối để Ban Cán sự đảng UBND thành phố tiếp thu, hoàn thiện Đồ án trình Bộ Xây dựng và Hội đồng thẩm định nhà nước.

“Lần lập điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô lần này là rất cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô trước mắt và lâu dài theo đúng định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Bí thư Thành ủy nêu rõ.

Hà Nội hoàn thành 18/23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023
Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn

Tại lần nghiên cứu này, Ban Cán sự đảng UBND thành phố đề xuất 9 định hướng mới so với lần báo cáo trước. Tuy nhiên, để đảm bảo các ý kiến có tính tổng thể, bao quát, ngoài 9 nội dung đề xuất mới, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá và cho ý kiến cụ thể về những mục tiêu, quan điểm, định hướng tổng thể và các giải pháp trọng tâm.

Cụ thể về các nội dung như: Tính chất liên kết vùng, quốc tế của Thủ đô; định hướng phát triển không gian đô thị trung tâm, các thành phố phía Bắc, phía Tây thành phố; Nghiên cứu định hướng các trục không gian của thành phố; định hướng phát triển đô thị hai bên trục đường vành đai 4; nghiên cứu định hướng sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô Hà Nội; định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; định hướng phát triển khu vực nông thôn kết hợp với việc bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc các vùng văn hóa của Thăng Long - Kinh Bắc - Sơn Nam Thượng - Xứ Đoài, gắn kết hài hòa giữa đô thị và nông thôn.

Trình bày báo cáo tóm tắt về Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, thực hiện quy trình, đến nay, việc xây dựng Đồ án đã hoàn thành, được lấy ý kiến chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư các quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố.

Sau khi báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, UBND thành phố báo cáo HĐND thành phố thông qua (theo quy trình của Luật Quy hoạch đô thị) vào kỳ họp thường lệ đầu tháng 12/2023; đồng thời, sẽ báo cáo Bộ Xây dựng, Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Bộ Chính trị; báo cáo Quốc hội dự kiến tại kỳ họp tháng 5/2024.

Mục tiêu điều chỉnh đồ án là nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Xây dựng Thủ đô trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt, Thủ đô Hà Nội sẽ có tổng thể không gian phát triển năng động, hòa nhập; phát triển theo mô hình đô thị thông minh, thành phố sáng tạo, phát triển xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Đồ án cũng sẽ là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng để quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển của Hà Nội.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đã đi vào lịch sử của vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ và của cả nước với vị trí là trận thắng bước ngoặt.
Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.
Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thời gian qua, thị trường vàng thế giới và trong nước có nhiều biến động, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tăng quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Gần đến ngày Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) số lượng du khách lên Điện Biên lưu trú tại Sơn La tăng mạnh.
Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 của Yên Bái ước đạt 1.986,5 tỷ đồng tăng 11,25% so cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Trong 2 ngày 27 và 28/4, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách tham quan du lịch, giải trí, lưu trú. Riêng TP. Vũng Tàu đón khoảng 114.000 lượt.
Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.
Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Giao thông thuận lợi, kỳ nghỉ kéo dài, hàng nghìn khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu để vui chơi, tắm biển.
Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Những ngày này, trên đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Tuyên Quang: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Hướng tới phát triển kinh tế bền vững, Tuyên Quang đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường, kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Thái Nguyên: Công đoàn ngành Công Thương tuyên dương 60 cá nhân tiêu biểu

Thái Nguyên: Công đoàn ngành Công Thương tuyên dương 60 cá nhân tiêu biểu

Trong Tháng Công nhân 2024, Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên sẽ triển khai các hoạt động chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động hiệu quả, thiết thực.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Quảng Nam: Khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang sau gần 7 năm thi công

Quảng Nam: Khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang sau gần 7 năm thi công

Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang chính thức khai trương sau gần 7 năm triển khai thi công, trong đó có 2 năm đưa vào khai thác vận hành chạy thử.
Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vùng đất anh hùng “khoác áo mới”

Vùng đất anh hùng “khoác áo mới”

Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh - vùng đất anh hùng, kiên cường trong chiến tranh, giờ đây rực rỡ sức sống mới, đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Hàng trăm ngàn người đã đến với Quảng trường biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa để xem khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 với chủ đề “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Ban ATGT Tuyên Quang đang tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trọng tâm tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình.
200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

Chiều 27/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo “Năng lượng xanh, Hydro xanh và Khu công nghiệp trung hòa carbon”.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Ngay sau khi kết thúc công tác tìm kiếm cứu nạn, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tới thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ lật thuyền trên sông Chanh.
Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá là vấn đề nan giải nhưng các cấp chính quyền ở Thanh Hóa đang có nhiều nỗ lực khắc phục.
Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Giá vé máy bay nội địa cao ''chót vót'' khiến Nha Trang - Khánh Hoà mất lượng lớn khách phía Bắc, đặt kỳ vọng vào nhóm khách phía Nam.
Cháy rừng ở Hà Giang: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia dập lửa

Cháy rừng ở Hà Giang: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia dập lửa

Hiện đám cháy đang khống chế tuy nhiên hàng trăm cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang vẫn đang căng mình để cứu rừng.
Bạc Liêu: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4-1/5

Bạc Liêu: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4-1/5

Công an tỉnh Bạc Liêu triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Bài 2: Nan giải

Bài 2: Nan giải ''bài toán'' môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Thanh Hóa

Để giải quyết ô nhiễm môi trường, các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ phải di chuyển về các cụm công nghiệp nhưng đến nay, các cụm công nghiệp đều chậm tiến độ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động