Hà Nội: Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần 33 từ ngày 12/8 đến hết ngày 18/8/2019, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 301 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 42 trường hợp mắc tay chân miệng, 11 trường hợp mắc sởi và 2 trường hợp mắc ho gà. Không ghi nhận tử vong do dịch bệnh.

Với các dịch bệnh có nguy cơ xâm nhập như MERS-CoV, Ebola, bệnh do vi rút Zika và một số dịch bệnh như viêm phổi nặng nghi do vi rút, viêm não vi rút, liệt mềm cấp, uốn ván cũng không ghi nhận trường hợp mắc trong tuần.

Trong tuần có 301 trường hợp mắc mới sốt xuất huyết Dengue. Bệnh nhân phân bố tại 145 xã, phường của 26 quận, huyện, thị xã. Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố có 2399 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận huyện, 351/584 (chiếm 60%) xã, phường. Hiện tại còn 226/2399 bệnh nhân đang điều trị (chiếm 9%), 2173/2399 trường hợp đã khỏi bệnh (chiếm 91%). Không có tử vong do dịch bệnh sốt xuất huyết.

Một số quận huyện có số mắc cộng dồn cao như: Hà Đông (367); Nam Từ Liêm (210); Cầu Giấy (191); Đống Đa (181); Thường Tín (176); Thanh Oai (171); Hoàng Mai (145); Bắc Từ Liêm (141); Thanh Trì (118); Hoài Đức (114).

tinh hinh dich benh tren dia ban thanh pho ha noi

Trong tuần cũng ghi nhận 42 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 21 trường hợp so với tuần 32. Bệnh nhân phân bố tại 35 xã, phường của 16 quận, huyện. Cộng dồn từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố có 449 trường hợp mắc tay chân miệng, không có tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, 218 xã, phường; giảm so với cùng kỳ năm 2018 (1296/0).

Với bệnh sởi, trong tuần toàn thành phố ghi nhận 11 trường hợp mắc mới, giảm 12 trường hợp so với tuần 32 (23/0). Bệnh nhân phân bố rải rác tại 8/30 quận, huyện, 11 xã, phường. Quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân: Gia Lâm (3); Đông Anh (2); 6 quận, huyện còn lại ghi nhận 01 bệnh nhân. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 1676 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, 439/584 xã, phường (chiếm 75%). Trong đó, 8/1676 trường hợp đang điều trị (chiếm 0,48%), 1668/1676 trường hợp đã khỏi bệnh (chiếm 99,52%).Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai (216); Nam Từ Liêm (99); Đông Anh (97); Thanh Xuân (89); Hà Đông (82); Đống Đa (80); Thanh Trì (74); Hai Bà Trưng (70); Cầu Giấy (66); Ba Đình (65).

Phân tích dịch tễ bệnh nhân sởi năm 2019 theo tiền sử tiêm chủng: chưa đến tuổi tiêm: 461/1676 trường hợp chiếm 28%; đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin sởi: 188/1676 trường hợp chiếm 11% (trong đó tiêm chủng đầy đủ theo lịch: 109/1676 trường hợp chiếm 6%; tiêm chủng chưa đầy đủ: 79/1676 trường hợp chiếm 5%). Chưa tiêm phòng: 808/1676 trường hợp chiếm 48%; không rõ tiền sử tiêm chủng (do mất sổ tiêm chủng, gia đình không nhớ; chưa khai thác được): 219/1676 trường hợp chiếm 13%. Lý do chưa tiêm: chưa đến tuổi tiêm (461 trường hợp); ốm khi đến lịch tiêm (203 trường hợp); bệnh bẩm sinh (16 trường hợp); gia đình quên lịch/ chờ tiêm vắc xin dịch vụ (124 trường hợp); sợ phản ứng sau tiêm (17 trường hợp); người lớn chưa tiêm (449 trường hợp).

Trong tuần cũng ghi nhận 2 trường hợp mắc ho gà tại Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm (trẻ 3 tuần tuổi) và Liên Bạt, huyện Ứng Hòa (trẻ 2 tuần tuổi) tăng 1 trường hợp so với tuần 32 (1/0). Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 98 trường hợp mắc tại 28 quận huyện, 81 xã, phường. Không có trường hợp tử vong.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và các TTYT quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân tại các bệnh viện được phân cấp giám sát và tại cộng đồng; giám sát véc tơ và côn trùng truyền bệnh; giám sát tác nhân gây bệnh; tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết; tổ chức chiến dịch phun hóa chất chủ động diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố đã tổ chức 1128 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết. Đã có 2.631.361/2.764.177 lượt hộ gia đình được kiểm tra, tuyên truyền hướng dẫn diệt bọ gậy (đạt 95,2%); 17.470/17.981 khu vực khác được kiểm tra (đạt 97,2%). Kiểm tra 4.824.690 dụng cụ chứa nước trong các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học, công trường,... trong đó phát hiện được 243.270 dụng cụ chứa nước có bọ gậy và đã xử lý loại trừ ổ bọ gậy được 228.958 dụng cụ (đạt 94,1%). Chiến dịch đã huy động 106.981 lượt người tham gia, trong đó: 11.891 lượt cán bộ y tế; 28.411 lượt cộng tác viên, 56.880 lực lượng khác tại cộng đồng. Sử dụng 129.715 con cá; 1.278.920 gam Abate- là hóa chất diệt bọ gậy.

111 chiến dịch phun hóa chất chủ động phòng chống sốt xuất huyết đã được tổ chức tại các xã, phường có nguy cơ cao của 13 quận, huyện. Tổng số lượt hộ được khoanh vùng trong khu vực nguy cơ là 168.306 hộ, trong đó 144.871 hộ được phun hóa chất, đạt 86,1%. Số công trường xây dựng được phun hóa chất là 195; số khu vực khác (cơ quan, trường học, khu công cộng,…) được phun hóa chất là 1151 đơn vị. Tỷ lệ phun ở một số quận, huyện như sau: Cầu Giấy (80%), Đống Đa (79%), Hà Đông (86%), Thanh Oai (96%), Hoàng Mai (75%), Ứng Hòa (90%), Thanh Xuân (91%), Thạch Thất (99%), Chương Mỹ (98%). Các chiến dịch đã sử dụng hết 1256 lít hóa chất Hantox-200.

Nhận định, trong tuần 34 nhiệt độ vẫn duy trì ở mức 25 đến 34 độ, dự báo có mưa nhiều ngày trong tuần. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và TTYT các quận, huyện, thị xã tiếp tục thường trực đội chống dịch cơ động; duy trì các hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân, giám sát tác nhân gây bệnh, giám sát véc tơ và côn trùng truyền bệnh, giám sát vệ sinh môi trường và các yếu tố gây dịch; giám sát công tác xử lý ổ dịch tại các đơn vị quận, huyện: Thanh Oai, Đan Phượng, Hà Đông, Nam Từ Liêm, kịp thời phát hiện các ca mắc bệnh dịch và xử lý kịp thời, không để dịch lan rộng.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.

Tin cùng chuyên mục

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Trước phản ánh về việc người bệnh phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc Diệp.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Trước thông tin thai nhi tử vong khi làm dịch vụ sinh tại bệnh viện, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là giải pháp giảm thừa cân, béo phì, nhưng chưa có bằng chứng khoa học về mối liên hệ này.
Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Ngày 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Bộ Y tế vừa có thông tin gửi báo chí về trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Ngày 6/4, tại Thừa Thiên Huế diễn ra lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và bấm nút khởi công.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bệnh viện Vũng Tàu vừa phẫu thuật, kịp thời cứu sống một thai phụ bị vỡ tử cung ngay trong đêm, đảm bảo được tính mạng cho mẹ và con được an toàn.
Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.
Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Sau sự cố hầm lò tại Cẩm Phả, Tổng LĐLĐVN đã tới hỏi thăm, trao quà cho các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Tại Lễ hội rước cộ chùa Ông Bổn (TP. Thuận An, Bình Dương) có gần 50 người sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)  thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về các sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi.
Cây sài đất: Thảo dược quý trong Đông y

Cây sài đất: Thảo dược quý trong Đông y

Cây sài đất là một thảo dược quý trong Đông y có tác dụng cầm máu, hoạt huyết, thải độc… Sau khi thu hái về, cây được dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc.
Ăn rau dền có thực sự tốt cho sức khỏe?

Ăn rau dền có thực sự tốt cho sức khỏe?

Rau dền là loại rau quen thuộc vào mùa hè, chứa nhiều dinh dưỡng, thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường.
Vinmec Central Park xuất sắc đạt dấu vàng chất lượng chứng chỉ JCI lần thứ 3

Vinmec Central Park xuất sắc đạt dấu vàng chất lượng chứng chỉ JCI lần thứ 3

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TPHCM) chính thức đạt chứng nhận Dấu vàng chất lượng JCI lần thứ 3 với điểm số 9,92/10
Tiếp tục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành nhiều loại thuốc

Tiếp tục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành nhiều loại thuốc

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành danh mục 193 thuốc sản xuất trong nước được cấp giấy đăng ký lưu hành.
Nhiều tác dụng của măng cụt với sức khỏe

Nhiều tác dụng của măng cụt với sức khỏe

Măng cụt là một loại cây nhiệt đới, ngoài hương vị thơm ngon, chúng còn có nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
Bị coi là rau dại nhưng tầm bóp có “mối liên hệ” đặc biệt với bệnh ung thư và tiểu đường

Bị coi là rau dại nhưng tầm bóp có “mối liên hệ” đặc biệt với bệnh ung thư và tiểu đường

Tuy mọc dại ở khắp nơi, nhưng theo các nhà khoa học, tầm bóp có tác dụng làm mát gan, thanh lọc cơ thể và bổ sung dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động