Hà Nội: Đặt mục tiêu đón 22 triệu lượt khách, thu 77 nghìn tỷ đồng năm 2023
Địa phương 05/01/2023 20:36 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hà Nội được vinh danh điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á năm 2022 Du lịch Hà Nội: Tạo sức hút từ các sản phẩm du lịch đa dạng |
Với chính sách mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch, bao gồm du lịch quốc tế và nội địa từ ngày 15/3/2022, khách du lịch nội địa tăng trưởng mạnh.
Tại Hội nghị tổng kết ngành du lịch Hà Nội năm 2022, chiều ngày 5/1/2023, báo cáo từ Sở Du lịch Hà Nội cho biết, ước cả năm 2022, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt, tăng gấp 1,87 lần so với kế hoạch và 4,7 lần so với năm 2021, bằng 64,7% lượng khách năm 2019.
Trong đó, khách du lịch nội địa ước đạt 17,2 triệu lượt khách, tăng gấp 2,15 lần so với kế hoạch, bằng 78,5% lượng khách du lịch nội địa năm 2019; khách du lịch quốc tế đạt 1,5 triệu lượt khách, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 60 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,68 lần so với kế hoạch và 5,3 lần so với năm 2021 và bằng 57,8% tổng thu từ khách du lịch năm 2019.
![]() |
Hà Nội kỳ vọng lượng khách du lịch quốc tế năm 2023 sẽ khởi sắc |
Để tiếp đà tăng trưởng năm 2022, năm 2023, ngành du lịch Thủ đô đặt chỉ tiêu, phấn đấu đón được 22 triệu lượt khách du lịch, tăng 17,6% so với năm 2022. Trong đó, Hà Nội phấn đấu đón 3 triệu lượt khách quốc tế (có 2,1 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng 100% so với năm 2022 và 19 triệu lượt khách nội địa, tăng 10,5%. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 77 nghìn tỷ đồng, tăng 28,2%…
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội - bà Đặng Hương Giang cho biết, góp phần thực hiện mục tiêu này, tới đây, ngành Du lịch Thủ đô sẽ tập trung phát triển 5 tuyến du lịch, gồm: Tuyến trung tâm gồm các quận Hoàn Kiếm - Ba Đình - Đống Đa - Hồ Tây; tuyến Hà Đông - Mỹ Đức kết hợp với Tam Chúc (Hà Nam) - Tràng An (Ninh Bình) để đẩy mạnh trục du lịch tâm linh; tuyến Sơn Tây - Ba Vì - Quốc Oai; tuyến Đông Anh - Mê Linh với sản phẩm du lịch về hoa; tuyến Sóc Sơn với các sản phẩm du lịch trải nghiệm.
Ngoài ra, theo bà Đặng Hương Giang, các địa phương sẽ căn cứ đặc trưng của mình để phát triển sản phẩm phù hợp, trong đó, đẩy mạnh phát triển kinh tế đêm, các tuyến phố đi bộ… Trong năm 2023, Sở Du lịch Hà Nội cũng tập trung đẩy mạnh các sản phẩm du lịch đường sông và du lịch MICE, du lịch golf, du lịch bay…
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - ông Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá cao kết quả mà ngành du lịch Hà Nội đạt được trong năm 2022. Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, đây là kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố cũng như nỗ lực chung của toàn ngành.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cũng đã nêu một số hạn chế của ngành du lịch Hà Nội, như việc đầu tư khai thác, phát huy giá trị các điểm đến, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu sản phẩm du lịch có chiều sâu văn hóa; chất lượng dịch vụ tại một số điểm du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử, làng nghề truyền thống chưa cao, thiếu các sản phẩm du lịch trải nghiệm; còn thiếu các khu du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần quy mô lớn. Ngoài ra, Hà Nội chưa hình thành được doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh tầm cỡ quốc tế; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng và nhu cầu đa dạng của du khách...
![]() |
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy tặng Cờ thi đua cho Sở Du lịch Hà Nội |
Để triển khai có hiệu quả công tác phát triển du lịch Thủ đô năm 2023, đưa du lịch phục hồi nhanh, bền vững, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị, ngành du lịch Thủ đô phải đổi mới, cơ cấu lại để trở thành ngành kinh tế hiện đại, chuyên nghiệp, có thương hiệu, tính cạnh tranh cao, hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị.
Đặc biệt, lãnh đạo thành phố đề nghị tăng cường công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô, phối hợp với tổ chức nước ngoài đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại các thị trường trọng điểm; chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Nguyên nhân tỉnh Quảng Ninh yêu cầu thống kê chính xác lượng khách du lịch

Thủ tướng Chính phủ khảo sát một số dự án trọng điểm tại Bình Định

Hoàn thành việc hút dầu trên tàu Hoàng Gia 46 gặp nạn ở vùng biển Quảng Ngãi

Tây Ninh: Thắt chặt kiểm soát thị trường, không để du khách bị “chặt chém”

Tỉnh Vĩnh Phúc phát động phong trào thi đua với 8 nhiệm vụ trọng tâm
Tin cùng chuyên mục

Thơm ngon bún bò, bún mắm nêm giá từ 5.000 đồng/tô nức tiếng Đà Nẵng

Chiêm ngưỡng mùa hoa cải vàng Hồng Thái

Thừa Thiên Huế: Chậm đóng bảo hiểm, 3 doanh nghiệp bị phạt hơn 500 triệu đồng

TP. Hải Phòng: Công bố đường dây nóng ngăn chặn sách lậu

Vĩnh Phúc kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng và 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm tỉnh

Gia Lai: Tạo đà cho doanh nghiệp phát triển sản phẩm từ nguồn vốn khuyến công

Bắc Ninh: Bất chấp trời mưa, du khách vẫn nườm nượp về Hội Lim

Rằm tháng Giêng: Nhộn nhịp "đặt" mâm cỗ online giao tại nhà

Nông sản Hà Tĩnh thời 4.0 - Kỳ 1: Cầu nối đưa thương hiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP vươn xa

Bắc Giang khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch “Linh thiêng Tây Yên Tử” năm 2023

Quảng Ninh: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng gần 9% trong tháng 1/2023

TP Hải Phòng: Khởi công Dự án cầu Lại Xuân kết nối với tỉnh Quảng Ninh

Ngành điện Thừa Thiên Huế: Kiểm tra và xử lý sự cố điện tại Sở hải quan Ka Lô (Lào)

Dân cư thuộc chung cư cũ nào phải di dời năm 2023?

Kỳ thị du khách, khách sạn tại Đà Lạt bị xử phạt 8 triệu đồng

Tỉnh Quảng Ninh: Nổ lớn trong xưởng sửa chữa tàu làm 8 người bị thương

Quảng Nam: Nhiều ngôi nhà của người dân vùng cao bị cháy lúc rạng sáng

Cụ bà 110 tuổi ở Nghệ An tiết lộ bí quyết sống lâu

Linh vật mèo ở đường hoa Xuân Đà Nẵng sẽ được tặng cho các trường mầm non
