Du lịch Hà Nội: Tạo sức hút từ các sản phẩm du lịch đa dạng

Năm 2022 với việc từng bước mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch, Hà Nội đã và đang tạo sức hút với du khách nhờ việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Hà Nội được vinh danh điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á năm 2022

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội.

Năm 2022, Du lịch Hà Nội đã cho ra mắt nhiều hoạt động kích cầu quảng bá du lịch thủ đô với nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn. Bà có đánh giá thế nào về những hoạt động này?

Triển khai Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, trong đó đã xác định và chỉ đạo quan điểm cho các sản phẩm du lịch Hà Nội là phát triển du lịch chất lượng cao, theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác.

Du lịch Hà Nội: Tạo sức hút từ các sản phẩm du lịch đa dạng
Bà Đặng Hương Giang-Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội

Theo đó, Hà Nội hiện đang khai thác 04 không gian phố đi bộ bao gồm: Không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Khu phố cổ Hà Nội; “Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ” được tổ chức tại khu vực phố Trịnh Công Sơn, tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây với nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí, và tái hiện nét sinh hoạt của người dân địa phương đã góp phần thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham gia và trải nghiệm.

Bên cạnh đó, các điểm tham quan di tích - lịch sử trên địa bàn Thành phố cũng bước đầu xây dựng các sản phẩm du lịch ban đêm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch, cụ thể như: Di tích Nhà tù Hỏa Lò với sản phẩm “Đêm thiêng liêng – sáng ngời tinh thần Việt”, “Sống như những đóa hoa” (hoạt động từ 19h00 đến 22h00); Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long với “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long”…

Để đa dạng loại hình, thành phố Hà Nội cũng đầu tư xây dựng thí điểm một số mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại các địa phương có tiềm năng và thế mạnh như: Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thường Tín, Gia Lâm, Đan Phượng...

Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch mới, độc đáo được khuyến khích, phát triển như sản phẩm du lịch mạo hiểm, bay khinh khí cầu, dù lượn ở Ba Vì, Chương Mỹ gắn với đối tượng khách du lịch trẻ, năng động thích trải nghiệm khám phá; dịch vụ du lịch đi xe đạp, đi bộ, du lịch thăm bảo tàng tại tại khu vực Hoàn Kiếm, Đông Anh đối với khách du lịch trẻ, theo gia đình; tour du lịch khám phá kiến trúc Pháp ở Hoàn Kiếm, Ba Đình đối với khách du lịch đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, khách du lịch theo đoàn...

Du lịch Hà Nội: Tạo sức hút từ các sản phẩm du lịch đa dạng
Các hoạt động văn hóa văn nghệ tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm vào các buổi tối cuối tuần luôn thu hút du khách

Với nhiều sản phẩm mới và khá đa dạng, vậy định hướng của Sở Du lịch Hà Nội trong việc hỗ trợ quảng bá, giới thiệu các đơn vị có sản phẩm mới sẽ như thế nào, thưa bà?

Sở Du lịch luôn xác định hoạt động quảng bá, xúc tiến, giới thiệu các sản phẩm du lịch mới đóng một vai trò quan trọng, là khâu đột phá giúp định vị thương hiệu du lịch Thủ đô đồng thời thu hút mạnh mẽ khách du lịch nội địa và quốc tế. Để công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch mới diễn ra hiệu quả, chất lượng cao hơn trong thời gian tới, Sở Du lịch sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị điểm đến để xây dựng các chiến dịch quảng bá sản phẩm mới, hấp dẫn trên các chương trình của Đài truyền hình quốc gia (VTV), truyền hình Hà Nội (Hanoi TV) và các kênh truyền hình một số địa phương trọng điểm. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch các sản phẩm du lịch trên các nền tảng xã hội (Facebook, YoutubeTiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình hợp tác tuyên truyền quảng bá thành phố Hà Nội trên các kênh truyền hình, truyền thông quốc tế lớn như kênh CNN quốc tế.

Thứ hai, Triển khai tổ chức các chương trình, lễ hội, festival xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn tại khu vực Thủ đô (Không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Phố đi bộ Trịnh Công Sơn…), cũng như tại các khu vực thu hút du khách tại các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế. tích cực thu hút các đơn vị điểm đến tham gia quảng bá các sản phẩm du lịch tại các hội chợ xúc tiến du lịch quốc tế như JATA (Nhật Bản), Topresa (Pháp), các chuỗi sự kiện của WTA.

Thứ ba, Tổ chức các đoàn Presstrip, Famtrip trong nước và quốc tế đến nghiên cứu, khảo sát tập trung vào các nhóm sản phẩm cụ thể, hấp dẫn và phù hợp với từng khu vực, thị trưởng.

Thứ tư, Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phương tiện truyền thống mới trong quảng bá du lịch. Sở Du lịch sẽ đẩy mạnh triển khai tuyên truyền, quảng bá tại website của Sở Du lịch, các fanpage du lịch trên nền tảng mạng xã hội Facebook, các tư liệu du lịch trên nền tảng Youtube, Tiktok…

Một trong các sản phẩm du lịch rất được du khách ưa thích đó là các sản phẩm du lịch gắn với kinh tế đêm. Vậy qua quá trình triển khai loại hình sản phẩm này có những hạn chế nào cần khắc phục? Giải pháp của Sở Du lịch Hà Nội trong thời gian tới là gì để các sản phẩm này phát triển bền vững, thưa bà?

Những sản phẩm du lịch mới về di sản của Hà Nội đang được du khách trong và ngoài nước yêu thích gồm tour Đêm thiêng liêng tại Nhà tù Hoả Lò, tour đêm Giải mã Hoàng thành Thăng Long, đi bộ ngắm kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội. …

Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch tham gia vào lĩnh vực kinh tế đêm còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như dịch vụ còn nghèo nàn, chủ yếu là dịch vụ ăn uống, mua sắm, chưa có sản phẩm đặc sắc, các dịch vụ vui chơi giải trí còn thiếu…, các sản phẩm du lịch đêm chưa hoàn chỉnh.

Mặc dù chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng để thúc đẩy khu vực này nhưng nó đã hiện diện từ lâu, là một phần không thể thiếu của sự phát triển kinh tế, xã hội. Các hoạt động “kinh tế ban đêm” đơn thuần bao gồm: Ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, cho tới các điểm du lịch chỉ mở cửa buổi tối… thu hút rất đông giới trẻ và du khách tham gia. Khu vực “kinh tế ban đêm” đã mang lại những giá trị lớn, thúc đẩy đời sống kinh tế, xã hội; góp một phần vào thu hút ngoại tệ.

Du lịch Hà Nội: Tạo sức hút từ các sản phẩm du lịch đa dạng
Các sản phẩm du lịch gắn với kinh tế đêm luôn tạo sự hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước

Trước mắt tổ chức thí điểm phát triển kinh tế ban đêm ở những khu vực, địa bàn có tiềm năng lớn về phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch. Hình thành các không gian nhằm phục vụ phát triển kinh tế đô thị, kinh tế đêm như: Tuyến phố đi bộ khu vực cổng Công viên Thống Nhất và Hồ Thiền Quang, quận Hai Bà Trưng; xây dựng phố Văn Miếu và phố Quốc Tử Giám thành phố đi bộ cuối tuần, trở thành không gian văn hóa, với nhiều hoạt động văn hóa, lịch sử liên quan đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, quận Đống Đa; tuyến phố đi bộ tại Khu đô thị Nam đường Vành đai 3 - Bitexco, quận Hoàng Mai; không gian đi bộ xung quanh Thành cổ Sơn Tây, thị xã Sơn Tây; “Khu phố Ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc Ngũ Xã”, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình; “khu phố kinh doanh dịch vụ-đi bộ khu vực hố Ngọc Khánh" phường Ngọc Khánh,quận Ba Đình, lựa chọn thời gian để thí điểm (có thể vào các ngày cuối tuần là thứ 6, thứ 7).

Định hướng phát triển tại các địa bàn có nhu cầu và địa bàn du lịch, không phát triển tràn lan nhằm tránh gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư và khó khăn trong công tác bảo đảm an ninh trật tự.

Sở đang tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, điểm đến đổi mới, cơ cấu lại các sản phẩm du lịch sáng tạo, thu hút khách du lịch nội địa như: Sản phẩm tour du lịch trải nghiệm đêm “Đêm Thiêng liêng” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, sản phẩm du lịch trải nghiệm dân gian, khám phá di sản bằng các giác quan tại Bảo tàng Dân tộc học; sản phẩm tour du lịch “Khám phá kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”...

Cùng với đó là Quy hoạch không gian xây dựng cho hoạt động về đêm (khu vực chợ đêm, khu vực trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội, tổ chức phiên chợ quà tặng lưu niệm thủ công mỹ nghệ Thủ đô...).

Ban hành quy định cụ thể về thời gian hoạt động, địa bàn, các mặt hàng được phép kinh doanh và cơ chế xử lý để cơ quan chức năng, chính quyền các cấp quản lý. Các đơn vị chức năng thường xuyên phối hợp tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm đảm bảo an ninh trật tự đối với các cơ sở kinh doanh về ban đêm.

Quy định các điều kiện riêng đối với hoạt động kinh doanh về đêm, bổ sung nhân lực cho các lực lượng chức năng đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động kinh doanh ban đêm về các điều kiện kinh doanh, an ninh trật tự, an toàn giao thông… và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân sống xung quanh./.

9 tháng đầu năm 2022, khách du lịch đến Hà Nội đạt 13,87 triệu lượt, tăng hơn bốn lần so với cùng kỳ của năm 2021. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 766.000 lượt, còn khách du lịch nội địa ước đạt 13,1 triệu lượt khách. Riêng trong tháng 9, Hà Nội đón khoảng 184.400 lượt khách quốc tế và 1,3 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 39.690 tỷ đồng, tăng gấp 4,7 lần so với cùng kỳ năm trước
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: du lịch Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội thu hơn 25.487 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2024

Hà Nội thu hơn 25.487 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2024

Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Thủ đô ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc

Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á với những cái tên như The Ritz-Carlton Hong Kong, Capella Singapore…
Thanh Hóa: Biển Hải Tiến "khoác áo mới" đón khách du lịch

Thanh Hóa: Biển Hải Tiến "khoác áo mới" đón khách du lịch

Các khách sạn ở biển Hải Tiến (Thanh Hóa) đang chỉnh trang để đón khách du lịch. Đặc biệt, chợ du lịch Hải Tiến cũng đi vào hoạt động phục vụ du khách.
Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 có gì đặc sắc?

Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 có gì đặc sắc?

Ngoài sự “bùng nổ” các chương trình kích cầu du lịch, người dân và du khách sẽ được thưởng thức các chương trình văn nghệ đặc sắc, hấp dẫn từ nghệ sỹ nổi tiếng.
Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” Huế - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” Huế - Đà Nẵng

Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế – Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung”.

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thúc đẩy triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thúc đẩy triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Trong quý I/2024, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã triển khai đồng bộ, thống nhất công tác cải cách hành chính, trong đó thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Mộc Châu - Sầm Nưa: Một cung đường hai điểm đến

Mộc Châu - Sầm Nưa: Một cung đường hai điểm đến

Năm 2023, Việt Nam đã trở thành thị trường lớn nhất của du lịch Hủa Phăn (CHDCND Lào) với điểm đến Sầm Nưa với trên 21 nghìn du khách Việt.
Ngày mai (23/3) ra mắt video clip quảng bá du lịch “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh”

Ngày mai (23/3) ra mắt video clip quảng bá du lịch “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh”

Video clip với chủ đề “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh” dự kiến ra mắt vào ngày mai (23/3/2024) mang tới những trải nghiệm thú vị dành cho du khách.
Quảng Ninh đẩy mạnh thu hút khách du lịch tàu biển

Quảng Ninh đẩy mạnh thu hút khách du lịch tàu biển

Năm 2024, Quảng Ninh xác định du lịch tàu biển mang lại nguồn khách lớn cho địa phương.
Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu: Quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm đến

Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu: Quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm đến

Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu vừa tổ chức hội nghị có chủ đề tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu điểm đến tại TP. Đà Lạt.
Quảng Ninh sẽ khai thác du thuyền cao cấp tại vịnh Bái Tử Long

Quảng Ninh sẽ khai thác du thuyền cao cấp tại vịnh Bái Tử Long

Dự kiến vào đầu tháng 5/2024, tỉnh Quảng Ninh sẽ đưa vào khai thác dịch vụ du thuyền tham quan, lưu trú cao cấp tại vịnh Bái Tử Long.
Điện Biên: Tổ chức Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Tổ chức Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Từ ngày 20-25/4, tại Điện Biên sẽ diễn ra Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam.
VITM Hà Nội 2024: Hội chợ xúc tiến du lịch lớn nhất năm diễn ra từ ngày 11-14/4

VITM Hà Nội 2024: Hội chợ xúc tiến du lịch lớn nhất năm diễn ra từ ngày 11-14/4

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024, sự kiện xúc tiến du lịch lớn nhất năm sẽ được tổ chức từ ngày 11-14/4, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia.
Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Hiện du lịch xanh đang là xu hướng nhận được sự quan tâm của đông đảo du khách. Nhiều địa phương đã xây dựng những điểm đến xanh nhằm thu hút du khách.
Hội thảo trực tuyến “Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh” diễn ra ngày 27/3/2024

Hội thảo trực tuyến “Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh” diễn ra ngày 27/3/2024

Hội thảo trực tuyến Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh sẽ diễn ra vào ngày 27/3 nhằm đào tạo kỹ năng sử dụng các công cụ tiếp thị số dành cho DN.
Ninh Bình tổ chức hội thi chọi dê tại Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" 2024

Ninh Bình tổ chức hội thi chọi dê tại Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" 2024

Dự kiến, Tuần Du lịch Ninh Bình "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An” sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 năm 2024.
Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững

Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững

Sáng ngày 17/3/2024, tại Điện Biên diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững.
Hà Giang: Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế lần thứ I sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2024

Hà Giang: Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế lần thứ I sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2024

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Doanh nghiệp du lịch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19

Doanh nghiệp du lịch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19

Sau khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, đến nay, ghi nhận cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh dịch vụ du lịch tăng nhanh.
Sắp khai trương tuyến tàu du lịch kết nối di sản miền Trung

Sắp khai trương tuyến tàu du lịch kết nối di sản miền Trung

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thống nhất sẽ khai trương tuyến tàu mang tên “Kết nối di sản miền Trung” tại ga Huế vào cuối 3/2024.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Sau khi mở cửa trở lại từ 15/3/2022, nhờ thuận lợi về thị thực, chất lượng sản phẩm, dịch vụ lượng khách quốc tế đến Việt Nam phục hồi ngày càng nhanh.
Sau show BlackPink, kỳ vọng Hàn Quốc tăng cường đưa các nhóm nhạc sang biểu diễn tại Việt Nam

Sau show BlackPink, kỳ vọng Hàn Quốc tăng cường đưa các nhóm nhạc sang biểu diễn tại Việt Nam

Sau show BlackPink, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kỳ vọng Hàn Quốc sẽ tăng cường đưa các nhóm nhạc nổi tiếng của nước này sang biểu diễn tại Việt Nam.
Lạc giữa mùa Hoa ban Tây Bắc

Lạc giữa mùa Hoa ban Tây Bắc

Tháng 3, dọc cung đường từ Sơn La lên Điện Biên, du khách thỏa sức đắm chìm vào vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên với điểm nhấn là màu trắng của hoa ban.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
7 nhóm giải pháp tạo đột phá để thu hút khách du lịch trong năm 2024

7 nhóm giải pháp tạo đột phá để thu hút khách du lịch trong năm 2024

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Con số này là một thách thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động