Hà Nội cải tạo chung cư cũ: Người dân quan tâm gì?

Chủ trương cải tạo chung cư cũ nhận được đồng thuận lớn, cơ quan chức năng đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, còn người dân quan tâm gì?
Cải tạo chung cư cũ: Cố bám trụ, không di dời có thể bị cưỡng chế TP. HCM: Thu hồi 2 dự án cải tạo chung cư cũ của Công ty Tam Đức Sở Xây dựng Hà Nội thông tin về tiến độ cải tạo chung cư cũ

Cải tạo bộ mặt đô thị

Mới đây, UBND quận Đống Đa đã tổ chức Hội nghị công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.

Theo đại diện UBND quận Đống Đa, các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng là các khu tập thể xây dựng đầu tiên của cả nước, giai đoạn 1960-1970 với tổng diện tích 60ha, quy mô dân số hiện trạng 30.000 người nằm ở phía Đông - Nam quận. Khu vực này được kết nối với các trục giao thông quan trọng gồm: tuyến phố Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc; kết nối giữa tuyến đường Vành đai 1 và Vành đai 2; tiếp giáp tuyến sông Lừ, hệ thống thoát nước.

tập thể
Khu tập thể B13 Kim Liên qua thời dài sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Thanh Tuấn

Đại diện UBND quận Đống Đa cho biết, hiện tại, dự án mới dừng ở bước lấy ý kiến quy hoạch chi tiết 1/500. Các vấn đề người dân quan tâm như hệ số K (phương án đền bù), hỗ trợ tạm cư, vị trí tái định cư, lựa chọn chủ đầu tư và tiến độ dự án sẽ được giải đáp chi tiết hơn tại các hội nghị tiếp theo, sau khi quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Hương (Kim Liên, Hà Nội) cho biết, việc cải tạo chung cư cũ không còn là câu chuyện của riêng chính quyền, mà đang trở thành mong mỏi, trăn trở của hàng vạn người dân Thủ đô. Hầu hết người dân đều đồng thuận với chủ trương này, khao khát một cuộc sống an toàn và tiện nghi hơn.

Tôi mừng lắm khi nghe tin chung cư mình được cải tạo. Sống ở đây mấy chục năm rồi, chứng kiến chung cư xuống cấp từng ngày. Chỉ mong có một nơi ở khang trang, an toàn hơn cho con cháu”, bà Hương chia sẻ.

Không chỉ bà Hương, nhiều người dân tại các khu chung cư cũ đều bày tỏ sự đồng thuận với chủ trương cải tạo của thành phố. Người dân cho rằng, đây là việc “nên làm càng sớm càng tốt”. Nhiều người còn bày tỏ hy vọng được tái định cư tại chính nơi mình đã gắn bó, trong những tòa nhà mới khang trang, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ tiện ích.

Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng thuận ấy cũng có những băn khoăn khi không ít người lo lắng về phương án đền bù, quyền lợi khi di dời hay chất lượng của nơi tái định cư.

Nhà tôi có 2 thế hệ ở chung, giờ cải tạo xong mà không đủ diện tích, hay bị chuyển đi nơi khác thì cũng bất tiện”, chị Ngọc Anh (Kim Liên, Hà Nội) trăn trở.

Tuy nhiên, chị Ngọc Anh cũng tin tưởng đây là chủ trương đúng đắn. “Hà Nội ngày càng đẹp hơn, khang trang hơn, mấy khu tập thể này cũ kỹ quá rồi. Chúng tôi chỉ mong được ở trong những căn hộ mới, có thang máy, có chỗ đỗ xe rộng rãi, các con có chỗ vui chơi đẹp", chị Ngọc Anh nói.

chung cư sau cải tạo
Phối cảnh khu tập thể Kim Liên sau cải tạo. Ảnh: UBND quận Đống Đa

Bên cạnh đó, chị Ngọc Anh cho rằng, tiến độ triển khai dự án cũng là một mối quan tâm lớn. Những dự án cải tạo chung cư cũ trước đây thường kéo dài, gây ra không ít phiền toái cho người dân trong thời gian chờ đợi.

Chúng tôi mong muốn lần này, mọi thủ tục sẽ được thực hiện nhanh chóng, minh bạch để người dân sớm được an cư lạc nghiệp trong những ngôi nhà mới”, chị Ngọc Anh bày tỏ.

Chủ trương đúng đắn, người dân mong ngóng từng ngày

Giữa lòng Thủ đô, những khu chung cư cũ kỹ, xuống cấp nghiêm trọng như một lát cắt ngược dòng thời gian. Từ Giảng Võ, Thành Công đến Kim Liên, Trung Tự và Khương Thượng…, hàng nghìn căn hộ xây dựng từ hàng chục năm trước đang oằn mình trước thời gian và sức nặng của nhu cầu sống hiện đại. Những mảng tường bong tróc, hệ thống điện, nước lâu năm…, tất cả không chỉ phản ánh sự xuống cấp của hạ tầng, mà còn là hồi chuông báo động về sự an toàn cho hàng vạn cư dân.

Trước thực trạng này, chủ trương cải tạo chung cư cũ của thành phố Hà Nội được xem là bước đi cấp thiết, đúng hướng và nhận được sự đồng thuận cao từ người dân. Hầu hết cư dân tại các khu chung cư cũ đều cho biết, việc cải tạo là không thể chần chừ thêm.

Không chỉ lo lắng cho sự an toàn, nhiều người dân còn mong mỏi có một cuộc sống mới khang trang, tiện nghi hơn. Những tòa nhà mới không chỉ là nơi ở, mà còn là cơ hội thay đổi về không gian sống, hạ tầng, môi trường. Điều này càng khiến chủ trương cải tạo chung cư cũ trở nên hợp lòng dân và được ủng hộ mạnh mẽ. Khi niềm tin được đặt đúng chỗ, sự đồng thuận sẽ chuyển hóa thành sức mạnh thúc đẩy quá trình cải tạo nhanh chóng, hiệu quả.

Cải tạo chung cư cũ không chỉ là việc xây lại những khối bê tông, mà là tái thiết lại niềm tin, cơ hội chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng sống cho người dân Thủ đô. Điều đó chỉ thành hiện thực khi người dân không còn phải ngóng chờ, mà thực sự thấy mình được đồng hành trong từng bước đi của thành phố.

Trên địa bàn quận Đống Đa có số lượng nhà chung cư cũ cao nhất thành phố với 12 khu gồm 517 nhà; chiếm diện tích 184,9ha bằng 18,6% diện tích đất tự nhiên, số dân khoảng 57.700 người bằng 15,6% dân số toàn quận.

Để từng bước thực hiện hiệu quả việc cải tạo các chung cư cũ trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo công tác cải tạo chung cư cũ quận đang "chạy đua" với thời gian để tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ như kiểm định đánh giá chất lượng sử dụng nhà chung cư cũ, lập quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, tái thiết xây dựng lại các khu chung cư.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.
Chuyện về những sĩ quan

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

Giữa hải trình đầy sóng gió, những sĩ quan làm công tác hậu cần trên tàu 561 đã tiếp sức cho đoàn công tác vượt sóng đến với Trường Sa, nhà giàn DK-1.
PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày 8/5, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức hội nghị công bố Quyết định công nhận Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Bộ Tài chính đảm bảo đủ kinh phí thực hiện chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo Nghị định 178 và Nghị định 67 của Chính phủ.
Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Liên quan vụ lòng se điếu, quán Lòng Chát (268 Hồng Lạc, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) thông báo, quán kinh doanh đúng luật, nhập hàng có nguồn gốc xuất xứ.

Tin cùng chuyên mục

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Với lối đi riêng, thấu hiểu triết lý trong giáo dục, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã xây dựng một môi trường giáo dục "trưởng thành" từ sự khác biệt.
Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Việt Nam bày tỏ mong muốn cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy các mô hình, giải pháp quản lý, phát triển tài nguyên và hạ tầng Internet trong tương lai.
Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, nhiều sinh viên của Đại học Văn Lang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí bị tấn công trên mạng xã hội và ngoài đời.
Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Dạy 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa trưa vùng biên sẽ là những chủ trương nhân văn của Đảng, chạm tới trái tim hàng triệu gia đình Việt.
Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại ở nông thôn giúp người dân tiếp cận hàng hóa chất lượng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Côn Đảo không chỉ được biết đến là "địa ngục trần gian" mà còn là thiên đường du lịch. Nơi đó, có những người đang ngày đêm canh giữ đem lại sự bình yên cho đảo
Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Đập dâng giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch đóng vai trò điều tiết mực nước, góp phần cải tạo dòng sông ô nhiễm lâu năm giữa lòng Hà Nội.
Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Chiều 8/5, Đoàn công tác số 17 đã cập cảng Cát Lái (TP.HCM) kết thúc hành trình đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại Trường Sa, Nhà giàn DK-1.
Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững rất cần có sự đồng hành của 5 nhà: Nhà nước, nhà băng, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.
Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận, cơ chế tự công bố sản phẩm đang bị một số doanh nghiệp lợi dụng để làm ăn phi pháp.
Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi nhằm tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả.
Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Bộ Nội vụ vừa có công văn 1814 gửi các bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn triển khai thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2024-2026.
Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Tại dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ, Bộ Nội vụ đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Trung tâm giải pháp HVAC giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tạo bước đột phá đào tạo thực tiễn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kỹ thuật.
Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim

Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim

Điện lực huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) thông tin về vụ tai nạn điện khi một học sinh trên địa bàn xã Nậm Chày trèo lên cột điện cao thế để bắt tổ chim.
Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách các thí sinh được miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.
Thời tiết hôm nay 8/5: Tây Bắc Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay 8/5: Tây Bắc Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay 8/5, khu vực Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có mưa rào và dông, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
Thời tiết biển hôm nay 8/5/2025: Vịnh Bắc Bộ chuyển gió

Thời tiết biển hôm nay 8/5/2025: Vịnh Bắc Bộ chuyển gió

Dự báo thời tiết biển hôm nay 8/5/2025, gió trên hầu khắp các vùng biển có cường độ ít thay đổi. Riêng khu vực Vịnh Bắc Bộ có khả năng chuyển gió đông bắc.
TP. Hồ Chí Minh ngập sắc cờ hoa trong Đại lễ Vesak

TP. Hồ Chí Minh ngập sắc cờ hoa trong Đại lễ Vesak

Trong những ngày 6-8/5, nhiều tuyến đường và ngôi chùa tại TP. Hồ Chí Minh được trang trí bằng hàng loạt cờ và hoa sen rực rỡ để đón mừng Đại lễ Vesak 2025.
Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Theo đại diện Bộ Y tế, một trong những nguyên nhân tình trạng thuốc sản xuất bất hợp pháp vẫn có thể lưu hành trên thị trường là do chế tài chưa đủ sức răn đe.
Mobile VerionPhiên bản di động