Hà Nội: Bắt tay đưa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội “bắt tay” cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Tô Châu (Trung Quốc) để cùng nhau chiếm lĩnh thị trường toàn cầu.
Cơ hội nào trong phát triển lĩnh vực quang tử với doanh nghiệp Hàn Quốc? Hợp tác sản xuất công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu

Sáng 9/5, diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HASINBA) và Hiệp hội Xúc tiến thương mại doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Tô Châu (Trung Quốc) (SITC).

Ký kết biên bản hợp tác
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa HASINBA và SITC

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch HASINBA - cho hay, hiện nay, các linh phụ kiện để sản xuất các sản phẩm công nghiệp mà các doanh nghiệp trong và ngoài nước phải nhập về Việt Nam lên tới con số hàng trăm tỷ USD. Con số đó được cụ thể hóa trong nhiều ngành nghề như điện tử, ô tô, kinh tế biển, linh phụ kiện y tế… Đây là thị phần rất lớn và doanh nghiệp Việt Nam quyết tâm chiếm lĩnh thị phần này.

Để làm điều đó, doanh nghiệp thuộc HASINBA nói riêng và cộng doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam mong muốn hợp tác với các bạn quốc tế; trong đó có doanh nghiệp thành phố Tô Châu - Trung Quốc.“Có một số lĩnh vực cụ thể mà chúng ta có thể hợp tác để chiếm lĩnh thị phần lớn tại thị trường Việt Nam, trong khu vực ASEAN và trên thế giới”, ông Nguyễn Hoàng chia sẻ, đồng thời gợi ý: Doanh nghiệp nước bạn đưa dây chuyền công nghệ và hợp tác cùng các doanh nghiệp Việt Nam để cùng nhau sản xuất; doanh nghiệp bạn có thể đưa các linh phụ kiện thô nhập khẩu vào Việt Nam để từ đó cùng nhau sản xuất ra linh phụ kiện tinh và xuất bán ra thị trường thế giới; các quy trình sản xuất của các bạn đã tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu, các đơn hàng sẵn có thì có thể hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để cùng nhau sản xuất và cung cấp cho các đối tác thương mại của chúng tôi tại các thị trường Mỹ, châu Âu.

Để đồng hành với các doanh nghiệp SITC, ông Nguyễn Hoàng cho biết, HASINBA sẵn sàng đáp ứng các điều kiện để cùng doanh nghiệp đối tác trong sản xuất.

Hiện hiệp hội có sẵn các khu công nghiệp chuyên sâu cho công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao. Các khu công nghiệp này phát triển theo hệ sinh thái thế hệ mới, bao gồm đầy đủ các tiện ích, nhà máy, trung tâm thương mại, y tế, nhà ở công nhân, giáo dục… hoàn chỉnh đủ để phục vụ theo chuẩn mực của quốc tế hiện đang cần. Bên cạnh đó, hiệp hội có các doanh nghiệp đủ trình độ, với các dây chuyền sản xuất công nghệ cao.

"Về phía Hiệp hội, chúng tôi đã đang và tiếp tục tham vấn, tư vấn, khuyến nghị các chính sách ưu đãi tốt nhất cho các doanh nghiệp công nghệ cao sản xuất tại Việt Nam; trong đó có doanh nghiệp thành phố Tô Châu để đảm bảo điều kiện sản xuất cho các doanh nghiệp được tốt nhất" - ông Nguyễn Hoàng nêu rõ.

Nhấn mạnh những lợi thế khi hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng cho rằng, doanh nghiệp thành phố Tô Châu đã có sẵn "giấy thông hành" để đưa sản phẩm hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp Việt Nam đến các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Còn về giao thông và địa lý, Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới rộng, có thể liên kết với nhau, tạo hình thái logistics, đưa sản phẩm ra thế giới thuận tiện nhất, rẻ nhất.

Về phía SITC, ông Pan DongMing - Quyền hội trưởng Hiệp hội xúc tiến thương mại doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Tô Châu (Trung Quốc) - cho hay, xét về GDP công nghiệp, Tô Châu là thành phố đứng đầu Trung Quốc. Để hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, chúng tôi mong muốn thời gian tới được tìm hiểu kỹ hơn việc doanh nghiệp Việt Nam vận hành ra sao và cơ hội hợp tác cụ thể.

Xét về lợi thế địa lý, doanh nghiệp Tô Châu cũng có lợi thế rất lớn khi hợp tác với Việt Nam vì Tô Châu gần Thượng Hải và các cảng biển. Nếu hàng hóa xuất khẩu, vận chuyển đường biển từ Thượng Hải tới Hà Nội thì chỉ mất 1 tuần là đã có thể cập bến. Còn nếu vận tải đường bộ thì lợi thế lớn hơn nữa, chỉ cần 2 - 3 ngày là có thể cập cảng. “Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, đây là lợi thế rất lớn mà doanh nghiệp hai bên có thể hợp tác. Ngoài ra, lợi thế khác nữa là môi trường đầu tư của Việt Nam rất ưu thế”, ông Pan DongMing chia sẻ.

Về đề xuất đưa các sản phẩm bán thành phẩm từ Trung Quốc sang Việt Nam để tiếp tục lắp ráp, ông Pan DongMing cho rằng, giá thành vẫn sẽ là rất cao. Do đó, để hợp tác, SITC sẽ cần tìm hiểu kỹ doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng phần nào trong chuỗi sản xuất. Nếu phần nào đó ở Việt Nam chưa đáp ứng được, doanh nghiệp SITC sẽ hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất phần đó. Như vậy vừa có thể gia tăng năng lực của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Trong khuôn khổ Lễ ký kết đã diễn ra hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp. Tại đây, doanh nghiệp của SITC và doanh nghiệp của HANSIBA đã cùng nhau chia sẻ về những thông tin về doanh nghiệp, tiềm năng, lợi thế mà hai bên có thể hợp tác.

Theo biên bản thỏa thuận hợp tác, SITC và HANSIBA cùng với Tập đoàn N&G Việt Nam đồng ý chia sẻ thông tin liên quan tới sự phát triển kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam và hợp tác theo nguyên tắc phát triển, hai bên cùng có lợi.

Về phía HANSIBA sẽ thúc đẩy các hoạt động để hỗ trợ doanh nghiệp hội viên HANSIBA của Hà Nội và doanh nghiệp hội viên SITC của thành phố Tô Châu trong tất cả các nội dung cần và đủ để cùng nhau hợp tác sản xuất – kinh doanh, tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất toàn cầu, trong đó có thị trường Trung Quốc, ASEAN và Việt Nam.

Chú trọng vào kết nối giao thương, thị trường, hợp tác công nghệ sản xuất thế hệ mới (ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường), cùng nhau hợp tác sản xuất, hỗ trợ sản xuất, tuyển dụng và đào tạo nhân viên kỹ thuật cao - kỹ sư đủ điều kiện chuẩn mực toàn cầu. Thúc đẩy đề suất các chính sách ưu đãi từ chính phủ hai nước, làm căn cứ, điều kiện tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên phát triển.

Về phía Tập đoàn N&G sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cao nhất về quĩ đất, nhà xưởng đáp ứng chuẩn mực quốc tế gắn với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trong chuỗi các khu công nghiệp do Tập đoàn N&G đã và đang phát triển tại 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.

Về phía Hiệp hội Xúc tiến thương mại doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Tô Châu (SITC) sẽ phối hợp với Hiệp hội HANSIBA để thực hiện việc kết nối giao thương, xúc tiến hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp hội viên SITC và các doanh nghiệp hội viên HANSIBA để thực hiện mục tiêu hợp tác sản xuất, tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Nóng: Toyota

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Tại Triển lãm SEMA ở Mỹ diễn ra từ ngày 5/11, Toyota hứa hẹn gây chú ý khi trưng bày phiên bản bán tải cho mẫu xe Toyota Land Cruiser.
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Trong khuôn khổ HanoiTex & HanoiFabric 2024 tổ chức từ ngày 23-25/10/2024 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, sẽ diễn ra nhiều hội thảo quan trọng.
Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Ngành ô tô Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi các giải pháp nhằm tăng cường nội địa hóa và nâng cao tính cạnh tranh.
Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Việc hoàn thiện thủ tục sẽ giúp sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP trong năm 2025.
Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Sáng 17/10, tại Hà Nội, Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024 đã chính thức khai mạc.
Kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp FDI

Kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp FDI

Hội nghị nhằm mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thành phố Hà Nội tiếp cận, trao đổi và hợp tác với các doanh nghiệp FDI, tập đoàn…
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Ngày 14/10, Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp và Samsung Electronics Việt Nam đã khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Tuyên Quang: Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tuyên Quang: Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tuyên Quang đang nỗ lực để thu hút và phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, hỗ trợ.
Ngành công nghiệp hỗ trợ cần thích ứng để đón cơ hội

Ngành công nghiệp hỗ trợ cần thích ứng để đón cơ hội

Ngành công nghiệp giàu tiềm năng đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều thách thức.
Sản xuất ô tô trong nước nỗ lực giải quyết bài toán nội địa hóa

Sản xuất ô tô trong nước nỗ lực giải quyết bài toán nội địa hóa

Doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước kỳ vọng sẽ sớm giải quyết được bài toán nội địa để kéo giảm giá thành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi phát triển sản xuất hợp chuẩn

Đà Nẵng: Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi phát triển sản xuất hợp chuẩn

Ngoài giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất, doanh nghiệp cơ khí tại TP. Đà Nẵng cần nhanh chóng có chiến lược chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.
MTA Hà Nội

MTA Hà Nội 'hội tụ' những giải pháp tối ưu cho ngành cơ khí và sản xuất chế tạo

Sáng 2/10/2024, Triển lãm Quốc tế lần thứ 10 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo - MTA Hanoi 2024 đã chính thức được khai mạc tại Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động