Hà Giang: Tập trung phát triển chè Shan tuyết theo hướng hàng hóa

Xác định chè Shan tuyết là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế, Hà Giang đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt và chế biến các sản phẩm chè.
Phát triển thương hiệu chè Shan tuyết trên cao nguyên trắng Bắc Hà Người vùng cao Bắc Hà làm giàu từ chè Shan tuyết

Xác định chè Shan tuyết là cây trồng mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo; trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã tập trung áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng mới, thu hái và chế biến các sản phẩm chè. Nhờ đó, năng suất và chất lượng của chè Shan tuyết không ngừng được nâng lên, tạo nền tảng để phát triển chè Shan tuyết trở thành hàng hóa.

Hà Giang: Tập trung phát triển chè Shan tuyết theo hướng hàng hóa
Chè Shan tuyết cổ thụ của Hà Giang đã có 1.324 cây được chứng nhận là Di sản Việt Nam

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có diện tích chè lớn thứ 3 cả nước (chỉ sau tỉnh Lâm Đồng và Thái Nguyên). Tính đến tháng 6/2023, tổng diện tích chè của Hà Giang đạt khoảng 21.000ha, trong đó có khoảng 18.200ha cho thu hoạch và sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 91.000 tấn/năm. Chè Hà Giang được trồng tập trung chủ yếu tại 5 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần. Trong 5 huyện trồng chè đã có 1.324 cây chè Shan tuyết cổ thụ được chứng nhận là Di sản Việt Nam.

Tuy diện tích chè của Hà Giang khá lớn nhưng chủ yếu được trồng phân tán, mật độ không đảm bảo; bên cạnh đó tại một số huyện vùng cao của tỉnh còn tồn tại khá nhiều diện tích chè cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm. Năng suất chè búp tươi của Hà Giang đạt thấp, bình quân 38,5 tạ/ha (chỉ bằng 35 % so với năng suất của chè Thái Nguyên và 42 % năng suất của chè Lâm Đồng). Nguyên nhân năng suất chè Hà Giang còn thấp là do không đảm bảo mật độ, nhiều diện tích chè đã bước vào giai đoạn già cỗi, việc đầu tư thâm canh không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (chỉ có khoảng 25,7 % diện tích đảm bảo về tiêu chuẩn thâm canh).

Bên cạnh đó vấn đề thu hái và chế biến chưa theo đúng qui trình kỹ thuật đã làm giảm năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế của cây chè; chủng loại chè đã qua chế biến chưa đa dạng, sản phẩm chè xuất khẩu chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô. Ngoài ra, tỉnh Hà Giang chưa có hệ thống kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm chè một cách toàn diện trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ….

Hà Giang: Tập trung phát triển chè Shan tuyết theo hướng hàng hóa
Bà con dân tộc Dao xã Nậm Ty huyện Hoàng Su Phì thu hái chè Shan cổ thụ

Trong khi đó Hà Giang lại có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai và các tiểu vùng khí hậu thuận lợi cho quá trình phát triển của cây chè. Do tiểu vùng khí hậu đặc thù đã tạo cho Hà Giang một số thương hiệu chè đặc sản như: Chè cổ thụ Shan tuyết Lũng Phìn (huyện Đồng Văn), chè Shan Nậm Ty (huyện Hoàng Su Phì), chè cổ thụ Cao Bồ (huyện Vị Xuyên)… nổi tiếng trong và ngoài nước. Người dân ở các huyện trồng chè đã có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt, chăm sóc, thu hái và chế biến các sản phẩm chè…

Xuất phát từ thực tiễn đó, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang luôn xác định cây chè là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy công tác trồng mới, đầu tư khoa học kỹ thuật trong quá trình thâm canh, thu hái và chế biến luôn được tỉnh quan tâm bằng nhiều cơ chế, chính sách phù hợp như hỗ trợ lãi suất cho người dân và các thành phần kinh tế vay vốn trồng mới, thâm canh, cải tạo các vườn chè già cỗi; hỗ trợ các cơ sở chế biến chè, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm…

Hà Giang: Tập trung phát triển chè Shan tuyết theo hướng hàng hóa
Gian hàng trưng bày, quảng bá các sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà giang được triển khai từ tháng 3/2018, đến tháng 6/2021, tỉnh đã có 2 sản phẩm chè Shan tuyết đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia là: Hồng trà hộp 100 gam và trà xanh hộp 100 gam của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên huyện Hoàng Su Phì. Bên cạnh đó, Hà Giang có nhiều sản phẩm chè Shan tuyết đạt tiêu chuẩn OCOP từ 4 đến 5 sao cấp tỉnh.

Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 – 2025) xác định: Ưu tiên phát triển cây chè theo hướng hàng hóa đi đôi với không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm chè.

Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác bảo tồn và khai thác hiệu quả các diện tích chè Shan tuyết cổ thụ... Thực hiện mỗi năm trồng mới 500ha, trong đó trồng thay thế các nương chè già cỗi 50ha, trồng dặm do chè mất khoảng từ 250 – 300ha, còn lại là các diện tích chè trồng mới. Phấn đấu đưa cây chè Shan tuyết thật sự trở thành cây trồng mũi nhọn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn của tỉnh.

Phạm Văn Phú - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu chè

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Petrolimex Hà Giang: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng qua các phong trào thi đua

Petrolimex Hà Giang: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng qua các phong trào thi đua

Thông qua các phong trào thi đua, Petrolimex Hà Giang phát huy vai trò chủ đạo của DNNN trong đảm bảo nguồn cung và bình ổn thị trường xăng dầu.
Gia Lai: Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Gia Lai: Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Mới đây, tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, diễn ra phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Cà phê hòa tan sấy thăng hoa từ cà phê Arabica Sơn La có gì đặc biệt?

Cà phê hòa tan sấy thăng hoa từ cà phê Arabica Sơn La có gì đặc biệt?

Hợp tác xã Cà phê Bích Thao (Sơn La) đã thử nghiệm và chế biến thành công sản phẩm cà phê hòa tan sấy thăng hoa từ hạt cà phê Arabica cao cấp.
Longform | Những “Giọt lành” núi Tản

Longform | Những “Giọt lành” núi Tản

Là một trong những sản phẩm đặc trưng của Thành phố Hà Nội, rượu mơ núi Tản đã được nâng tầm giá trị, tạo thành một món quà quý.
Lào Cai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lào Cai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sở Công Thương, Ban Dân tộc, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) phối hợp tổ chức Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Xây dựng nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk”

Đắk Lắk: Xây dựng nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk”

Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk vừa phê duyệt thực hiện Đề án Xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk” cho địa phương.
Tăng doanh thu nhờ đưa hàng hóa Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Tăng doanh thu nhờ đưa hàng hóa Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Sở Công Thương Yên Bái triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đưa hàng hóa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử
Huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023

Huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023

UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) vừa tổ chức Phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023, nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Hà Giang: Quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp

Hà Giang: Quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp

Hội chợ xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư Hà Giang năm 2023 là cơ hội để địa phương quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm thế mạnh.
Lục Ngạn dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, sản phẩm đặc trưng

Lục Ngạn dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, sản phẩm đặc trưng

Năm 2023, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi và sản phẩm đặc trưng.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Năm 2024: Lào Cai dự kiến tổ chức 21 hội chợ, triển lãm thương mại

Năm 2024: Lào Cai dự kiến tổ chức 21 hội chợ, triển lãm thương mại

Sẽ có 21 hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức trong năm 2024 trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Lào Cai.
Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023

Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023

Từ ngày 3 - 7/10, tỉnh Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023, với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".
Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra

Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra

Tại phiên chợ vùng cao Co Mạ mới đây, UBND huyện Thuận Châu phối hợp với các cá nhân, tổ chức livestream quảng bá sơn tra (táo mèo), các sản phẩm OCOP của huyện
Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm long nhãn

Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm long nhãn

Việc xây dựng thành công thương hiệu sẽ giúp sản phẩm long nhãn Sơn La dễ dàng tìm được đầu ra.
Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Chỉ cần 1 cú click chuột, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Gia Lai xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước

Gia Lai xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước

Tổng nhu cầu kinh phí tỉnh Gia Lai thực hiện đề án xây dựng vùng nguyên liệu nông - lâm sản đạt chuẩn dự kiến khoảng 490,435 tỷ đồng.
Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Việc xây dựng mô hình vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết đã giúp tiêu thụ nông sản của bà con Lạng Sơn dễ dàng hơn.
Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Sản phẩm quế của Lào Cai ngày càng nâng cao chất lượng và được thị trường ưa chuộng. Lào Cai đang nỗ lực tăng giá trị cho sản phẩm này.
Lào Cai: Đặt mục tiêu đưa cây quế trở thành ngành hàng phát triển bền vững

Lào Cai: Đặt mục tiêu đưa cây quế trở thành ngành hàng phát triển bền vững

Đứng thứ hai cả nước về diện tích trồng quế, hiện tỉnh Lào Cai đang hướng đến phát triển ngành quế bền vững, đưa sản phẩm quế trở thành hàng hóa có chất lượng.
Vì sao na Chi Lăng chinh phục được người tiêu dùng Thủ đô?

Vì sao na Chi Lăng chinh phục được người tiêu dùng Thủ đô?

Cùi dày, ít hạt và có vị thơm ngon đặc trưng của núi rừng xứ Lạng, na Chi Lăng từng bước chinh phục người tiêu dùng Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng

Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng

Thương hiệu na Chi Lăng (Lạng Sơn) đã được thị trường trong nước biết đến, được phân phối trong hệ thống các siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản thế mạnh

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản thế mạnh

Việc xây dựng các điểm phân phối là giải pháp quan trọng giúp tiêu thụ hiệu quả các sản phẩm OCOP và nông sản thế mạnh của Bắc Kạn.
Nghệ An: Giá gừng tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm

Nghệ An: Giá gừng tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm

Người trồng gừng ở các tỉnh miền núi Nghệ An đang phấn khởi khi vụ này giá gừng tăng cao,đạt khoảng 30.000 đồng/kg, nhưng không còn hàng để bán.
Thái Nguyên: Kết nối tiêu thụ cho quả na Võ Nhai

Thái Nguyên: Kết nối tiêu thụ cho quả na Võ Nhai

Cây na đã trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Võ Nhai (Thái Nguyên). Địa phương này vừa tổ chức sự kiện xúc tiến tiêu thụ na Võ Nhai.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động