Hà Giang: Tạo điều kiện tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu

Tỉnh Hà Giang đã và đang triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu.
Xuất nhập khẩu hàng hoá tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ tăng trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 Hà Giang: Xúc tiến đưa hàng tiêu dùng Việt Nam về vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc Mèo Vạc (Hà Giang) hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa

Thực hiện Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, thời gian qua, các địa phương có cửa khẩu luôn có những cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu tại địa phương mình. Nhờ đó, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu ngày càng thuận lợi, giảm bớt thủ tục hành chính, góp phần đưa hàng Việt Nam vươn rộng ra thị trường thế giới. Phóng viên Báo Công Thương có cuộc trao đổi với ông Trần Việt Thế - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Giang xoay quanh vấn đề này.

Được biết, hiện tại Hà Giang có 4 cửa khẩu gồm: Thanh Thuỷ, Săm Pun, Xín Mần và Phó Bảng. Trong đó, Thanh Thuỷ là cửa khẩu quốc gia có quy mô lớn nhất. Thời gian qua, các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả như thế nào cho kinh tế địa phương, thưa ông?

Tỉnh Hà Giang có đường biên giới dài 277,556 km tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trên tuyến biên giới của tỉnh hiện có 1 cặp cửa khẩu quốc tế, 2 cặp cửa khẩu song phương và 1 cửa khẩu phụ, 10 lối mở biên giới (chưa được mở theo Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ).

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang và sự phối hợp của các cơ quan chức năng phía Trung Quốc, hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn biên giới được giữ vững. Các sở, ban, ngành, cơ quan, địa phương luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác tham mưu và kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác liên quan đến hoạt động thương mại biên giới, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa. Qua đó, tạo việc làm, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, tạo động lực hỗ trợ một số dịch vụ phát triển; đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hà Giang: Tạo điều kiện tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu
Ông Trần Việt Thế, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Giang

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị liên qua của tỉnh Hà Giang đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tạo thuận lợi thúc đẩy hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh, như: Tổ chức lễ thông xe 2 tuyến vận tải hành khách, hàng hoá đường bộ quốc tế Việt - Trung tại cặp cửa khẩu song phương Xín Mần - Đông Long; chuẩn bị các điều kiện công bố quyết định mở cửa khẩu song phương Săm Pun - Điền Bồng; phối hợp với phía Trung Quốc thống nhất thời gian hoạt động chính thức lối mở, cặp chợ biên giới Lũng Làn - Lộng Bình; tổ chức lễ khôi phục thông quan lối mở Mốc 393 (Phó Bảng - Đổng Cán);… Các hoạt động kể trên sẽ là điều kiện thuận lợi để tỉnh Hà Giang thúc đẩy phát triển thương mại biên giới và kinh tế biên mậu với các địa phương Trung Quốc.

Từ tháng 2/2023 đến nay, cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ tỉnh Hà Giang (Việt Nam) - Thiên Bảo (Trung Quốc) khôi phục hoạt động xuất, nhập cảnh. Từ thời điểm đó đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu qua cặp cửa khẩu này trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã đạt được những kết quả gì, thưa ông?

Từ tháng 2/2023 phía Trung Quốc đã thay đổi biện pháp quản lý, phòng chống dịch bệnh Covid-19 để mở cửa nền kinh tế, do vậy hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo và cặp cửa khẩu song phương Xín Mần - Đô Long chính thức được khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Qua đó, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu trong 8 tháng năm 2023 đã có những chuyển biến khởi sắc.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu 8 tháng năm 2023 đạt 211,664 triệu USD, tăng 6 lần so với cùng kỳ năm 2022 (181,407 triệu USD). Trong đó, xuất khẩu đạt 161,4 triệu USD tăng 1.173,8% so với cùng kỳ năm 2022; nhập khẩu đạt 50,26 triệu USD, tăng 41,16% so với cùng kỳ năm 2022; hàng tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, xuất trả hàng đã nhập khẩu là 32,99 triệu USD tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: Antimon, chè vàng khô, tinh bột sắn khô, ván bóc, hạt tiêu... Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Năng lượng điện, thiết bị thủy điện, máy móc dùng trong sản xuất nông nghiệp, hoa tươi...

Thưa ông, mặc dù đã khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu, nhưng tại cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ - Thiên Bảo vẫn vắng người, hàng hoá. Lưu lượng người, hàng hoá qua lại cửa khẩu chưa thể bằng thời điểm trước đại dịch Covid-19, Sở Công Thương sẽ có giải pháp gì để đẩy mạnh xuất nhập khẩu qua cặp cửa khẩu này thời gian tới?

Hiện nay, cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo và cặp cửa khẩu song phương Xín Mần - Đô Long đã được khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chủ yếu diễn ra tại cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo. Lưu lượng xe chở hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ trung bình mỗi ngày khoảng 50 xe (chưa đạt lưu lượng như trước thời điểm chưa có dịch bệnh Covid-19).

Ngoài ra, do xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước; hệ thống giao thông còn nhiều khó khăn, việc vận chuyển hàng hóa duy nhất bằng đường bộ, chi phí vận chuyển cao; nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng cửa khẩu, lối mở hạn chế; thủ tục đầu tư công trình qua biên giới liên quan đến nhiều bộ, ngành nên việc triển khai thực hiện chưa đạt tiến độ đề ra; hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu chỉ có các kho, bến bãi thông thường, chưa thu hút được đầu tư các kho lạnh, khu chế xuất hàng hóa xuất nhập khẩu, siêu thị, trung tâm thương mại... do đó chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh và đầu tư tại các cửa khẩu của tỉnh.

Hà Giang: Tạo điều kiện tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu tại cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Ảnh: Văn Long

Bên cạnh đó, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các địa phương khác xuất qua cửa khẩu của tỉnh; cơ cấu mặt hàng còn nhỏ bé về số lượng, chưa đa dạng về chủng loại, giá trị kim ngạch không cao; hàng nông sản, hoa quả tươi mới được xuất qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ số lượng còn ít, chủ yếu là chè vàng khô, tinh bột sắn, ván bóc, hạt lạc nhân khô, chuối xanh và antinmon kim loại. Cặp cửa khẩu song phương Xín Mần - Đô Long hoạt động xuất nhập khẩu còn trầm lắng; hầu hết các lối mở, chợ biên giới hiện nay vẫn đang dừng hoạt động.

Để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu, Sở Công Thương Hà Giang đề ra một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; 3 Văn kiện biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các chính sách quản lý ngoại thương, thương mại biên giới... để các doanh nghiệp, người dân hiểu và tận dụng lợi thế, gia tăng xuất nhập khẩu.

Thứ hai, các lực lượng tại cửa khẩu tập trung giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh theo quy định.

Thứ ba, phát triển, nâng cao dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của Hà Giang.

Thứ tư, thường xuyên gặp gỡ, hội đàm với Cục Thương vụ châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc trao đổi thông tin và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu. Đồng thời, tiếp tục đàm phán, thống nhất với phía Trung Quốc sớm khôi phục lại hoạt động của một số cặp chợ biên giới, lối mở biên giới để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.

Thứ năm, tổ chức hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Đông Bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại gắn với thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hà Giang nhằm thúc đẩy liên kết sản xuất, phát triển thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản của tỉnh.

Ngoài những giải pháp như ông đã nêu trên, Sở Công Thương Hà Giang có thêm giải pháp gì để đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan tại các cửa khẩu, thưa ông?

Sở Công Thương thường xuyên phối hợp với Cục Hải quan tỉnh và các đơn vị liên quan tập trung giải quyết các thủ tục hành chính trên phần mềm Dịch vụ công trực tuyến một cửa Quốc gia đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh theo quy định.

Đồng thời, thực hiện niêm yết công khai các mức thu phí, lệ phí liên quan đến hoạt động thông quan hàng hoá; niêm yết đường dây nóng tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý các khâu nghiệp vụ, duy trì và vận hành thông suốt hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến; hệ thống quản lý hải quan tự động (VAASSCM); nộp thuế điện tử 24/7; hệ thống miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế và xử lý tiền thuế nộp thừa điện tử,... Nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Song song đó, đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin; thiết bị, phương tiện nghiệp vụ; hệ thống quản lý văn bản và điều hành qua mạng Edoc Customs, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Đặc biệt, chúng tôi sẽ tổ chức phương án điều phối, sắp xếp phương tiện vận tải, kho bãi bảo quản hàng hóa... để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu nhanh chóng, thuận lợi.

Xin cảm ơn ông!

Hoàng Lan (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.

Tin cùng chuyên mục

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp, ngành hàng phải nhận thức rõ rằng hàng hoá Việt Nam đang trong tầm ngắm về phòng vệ thương mại của nhiều thị trường.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giữa bối cảnh giá cà phê tăng cao, doanh nghiệp nên hạn chế "mua xa, bán xa" còn ngân hàng nên tăng hạn mức cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Vẫn còn những vướng mắc nhất định trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ logistics của ngành Công Thương tại các địa phương cần được tháo gỡ.
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Để thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2024, Việt Nam cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả,linh hoạt các giải pháp được đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP.
Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cán nóng (HRC) nhập khẩu Bộ Công Thương đang thẩm định và sẽ xử lý công khai, khách quan.
Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, khiến nhà sản xuất, kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn và mất thị phần.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện năm 2023, Global Sourcing Fair Việt Nam 2024 sẽ mở ra cơ hội kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Bắc Âu.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đang lợi dụng việc Chính phủ điều hành điều chỉnh giá điện để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand sẽ mở ra nhiều động lực và kỳ vọng mới cho tương lai Việt Nam.
Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Không chỉ vàng miếng SJC mà vàng nhẫn cũng tăng giá mạnh những ngày gần đây và chênh rất cao so với giá thế giới. Thị trường vàng đang cần mô hình quản lý mới.
Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia.
Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Doanh nghiệp dần thích ứng với yêu cầu nhà nhập khẩu, sự gia tăng sử dụng nguyên vật liệu trong nước,… đã đưa cán cân thương mại xuất siêu 4,72 tỷ USD.
FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

Không chỉ có chiều hướng tăng lên, thu hút FDI vào Việt Nam thời gian gần đây tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và những ngành mang tính chất mũi nhọn.
Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Đây là lý do mà các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam làm điểm đến để hợp tác đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Nhân dịp đầu xuân mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có chia sẻ về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ dầu năm 2024.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam từ đầu năm đã có những tín hiệu khởi sắc, song, dự báo còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cần cú huých mạnh mẽ hơn.
Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Xuất nhập khẩu tháng 1/2024 tăng gần 40%, kết quả của sự nỗ lực từ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đơn hàng ở cả thị trường truyền thống và thị trường mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động