Hà Giang: Sắc màu độc đáo trong trang phục của phụ nữ Dao đỏ

Có dịp lên Hà Giang ngoài việc trải nghiệm cùng Cao nguyên đá Đồng Văn với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, du khách còn được chiêm ngưỡng những sắc màu độc đáo tạo nên nét riêng biệt trong trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ nơi đây.

Được biết, trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ tỉnh Hà Giang thường được mặc vào mỗi dịp quan trọng như lễ, tết, hội, cưới xin… Một bộ trang phục của người phụ nữ Dao đỏ bao gồm: Áo, yếm áo, quần, khăn vấn đầu, thắt lưng và các đồ trang sức khác đi kèm. Nét độc đáo trong bộ trang phục này được những người phụ nữ dân tộc Dao đỏ trang trí bằng nhiều hoa văn phong phú đẹp mắt và luôn tạo hình ảnh ấn tượng khó quên với màu sắc cơ bản là chàm, đỏ và trắng.

Hà Giang: Sắc màu độc đáo trong trang phục của phụ nữ Dao đỏ
Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ Hà Giang luôn tạo ấn tượng khó quên

Điểm nhấn trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Dao đỏ đó là chiếc khăn vấn đầu. Khăn đội đầu của người Dao đỏ ở đây thường có hai loại, khăn vấn bên trong và khăn phủ bên ngoài. Toàn bộ mặt khăn được thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu trắng, xanh lơ và màu đỏ. Hai đầu khăn đính nhiều chuỗi hạt cườm và có tua dài màu đỏ. Khăn được gấp đôi theo chiều dọc, hai mép khăn khâu lại với nhau thành một cái ống. Khăn phủ bên ngoài thường làm bằng vải chàm đen, khi đội, khăn này phủ bên ngoài vành khăn bên trong, hai đầu khăn hướng về phía sau vai.

Hà Giang: Sắc màu độc đáo trong trang phục của phụ nữ Dao đỏ
Khăn vấn đầu là điểm nhấn trong trang phục phụ nữ Dao đỏ

Cùng với chiếc khăn, trong trang phục của người Dao đỏ quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo phong tục, phụ nữ Dao đỏ ở đây không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân. Nẹp cổ liền với nẹp ngực được thêu kín các hoạ tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ như nẹp ngực. Riêng ở gấu vạt trước và sau người ta thêu hai nẹp tách rời nhau, trông xa như hai áo mặc lồng nhau, áo ngoài ngắn hơn áo trong.

Hà Giang: Sắc màu độc đáo trong trang phục của phụ nữ Dao đỏ
Sắc màu trang phục phụ nữ Dao đỏ Hà Giang

Bên trong của chiếc áo dài, phụ nữ Dao đỏ Hà Giang còn mặc áo con, gọi là lui ton, giống như cái yếm, mặc bên trong che kín cả ngực và bụng, cổ tròn mở sau gáy, có nẹp cổ dài hình chữ nhật, từ cổ xuống nửa thân áo đều bằng vải đỏ và có những đường thêu bằng chỉ trắng và vàng. Khoảng giữa thân áo mỗi bên đính một dải vải nhỏ để làm dây buộc ra phía sau lưng. Áo người Dao đỏ không có khuy nên khi mặc người ta vắt chéo thân bên này đè lên thân bên kia rồi buộc dây lưng ra ngoài. Dây lưng bằng vải đỏ và không có hoa văn trang trí. Quần của phụ nữ Dao đỏ luôn cùng màu với áo là màu chàm hoặc đen, được cắt theo kiểu chân què, cạp lá tọa. Gấu của ống quần có một vài đường thêu bằng chỉ màu trắng, đỏ và vàng.

Hà Giang: Sắc màu độc đáo trong trang phục của phụ nữ Dao đỏ
Quần của phụ nữ Dao Đỏ luôn cùng màu với áo
Hà Giang: Sắc màu độc đáo trong trang phục của phụ nữ Dao đỏ
Trang phục truyền thống của người Dao đỏ thường được mặc vào dịp lễ hội

Bên cạnh quần áo là trang phục chính, người Dao đỏ còn rất thích dùng đồ trang sức như vòng cổ, túi ăn trầu, nhẫn,…. Với họ đeo thêm đồ trang sức bên cạnh làm đẹp còn có giá trị tín ngưỡng như trừ tà ma, được thần linh phù hộ.

Hà Giang: Sắc màu độc đáo trong trang phục của phụ nữ Dao đỏ
Tỉnh Hà Giang khai thác du lịch gắn liền với bảo vệ và phát huy đặc trưng của cộng đồng địa phương

Trang phục truyền thống của phụ nữ người Dao đỏ Hà Giang đã trở thành một nét đặc sắc riêng, được lưu giữ từ bao đời nay. Để bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống không bị mai một cùng thời gian, người phụ nữ Dao đỏ vẫn luôn tích cực truyền dạy lại cách may, thêu thùa trang phục truyền thống cho con cháu và thế hệ trẻ. Đồng thời, việc bảo tồn trang phục truyền thống của phụ nữ người Dao đỏ cũng luôn được cấp chính quyền các địa phương trong tỉnh Hà Giang đặc biệt quan tâm.

Hàng năm, các địa phương thường tổ chức các cuộc liên hoan, trình diễn trang phục của các dân tộc nhằm khôi phục và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Tỉnh Hà Giang đã và đang phát triển du lịch theo hướng khai thác điểm đến du lịch gắn liền với bảo vệ và phát huy đặc trưng của cộng đồng địa phương. Việc gìn giữ, bảo tồn trang phục truyền thống không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là động lực để đồng bào Dao đỏ Hà Giang đang hướng tới.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê