Hà Giang: Ngành điện nỗ lực chuyển đổi số trong sản xuất và kinh doanh

Mặc dù là còn nhiều khó khăn nhưng thời gian qua, ngành điện Hà Giang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh Hà Giang: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024 Petrovietnam ký kết hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ về chuyển đổi số và năng lượng bền vững

Chuyển đổi số gắn với lợi ích khách hàng

Với phương châm chuyển đổi số toàn diện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để phục vụ khách hàng tốt hơn. Hiện nay, ngành điện Hà Giang đã xây dựng và thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, tiện ích hơn.

Công ty Điện lực Hà Giang (PC Hà Giang) trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), là đơn vị đi đầu trong công tác chuyển đổi số để từng bước hiện đại hóa ngành điện.

Hà Giang: Ngành điện nỗ lực chuyển đổi số trong sản xuất và kinh doanh
Công ty Điện lực Hà Giang quản lý, vận hành lưới điện trên nền tảng bản đồ (GIS). (Ảnh: PC Hà Giang)

Theo đó, thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang; thực hiện Kế hoạch số 16-KH/UBND của UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Hà Giang đến năm 2025; với quan điểm chỉ đạo, chiến lược của EVNNPC và xuất phát từ thực tế, PC Hà Giang đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường chuyển đổi số với bản sắc riêng.

Trong công tác thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, đơn vị luôn chú trọng khai thác, phát triển, tăng số lượng khách hàng trích nợ tự động từ tài khoản khách hàng. Hiện số khách hàng không sử dụng tiền mặt tăng 8,84% so với năm 2021, lũy kế 7 tháng năm 2022 đạt 57,59.%; tỷ lệ khách hàng thanh toán qua trích nợ tự động tăng 9%, lũy kế 7 tháng năm 2022 đạt 14,56 %.

Cùng với đó, cán bộ, công nhân viên toàn ngành còn tích cực tuyên truyền vận động khách hàng sử dụng mạng xã hội Zalo để nhận thông tin trong quá trình sử dụng điện, đã vận động được 12.538 khách hàng, có 47.690 khách hàng đăng ký nhận tin nhắn qua Zalo, đạt 24,6% trên tổng số khách hàng toàn công ty.

Trước đây, để biết tiền điện nhà mình hàng tháng sử dụng hết bao nhiêu, khách hàng phải chờ nhân viên ngành điện đến nhà gửi thông báo giấy. Nhưng từ khi Công ty điện lực Hà Giang phát triển các ứng dụng chăm sóc khách hàng thì có thể cập nhật hàng ngày trên hệ thống.

Điện lực TP. Hà Giang là đơn vị chuyển đổi số toàn diện của Công ty Điện lực Hà Giang. Hiện 100% khách hàng trên địa bàn đều được sử dụng công tơ điện tử, việc đọc chỉ số công tơ điện tử được thực hiện qua phần mềm. Ngoài ra, có trên 85% khách hàng sử dụng điện đã cài đặt, sử dụng phần mềm chăm sóc khách hàng.

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Hà Giang đã đạt được nhiều kết quả khá nổi bật, trên các lĩnh vực, từ công tác quản lý, vận hành đường dây, trạm biến áp đến ký kết hợp đồng mua bán điện, thanh toán tiền điện đều thực hiện trên môi trường mạng. Cụ thể: Các dịch vụ điện theo phương thức điện tử, công ty luôn đạt tỷ lệ cao hàng tháng từ 99% đến 100%; dịch vụ điện tử cấp độ 4 đạt từ 85 đến 96%, hoàn thành vượt kế hoạch chuyển đổi số.

Với nhiều giải pháp đồng bộ, Công ty Điện lực Hà Giang đang không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên toàn bộ các kênh chăm sóc khách hàng; cung cấp các dịch vụ gia tăng, đảm bảo khách hàng có khả năng tương tác mọi lúc, mọi nơi trên không gian số, không ngừng nâng cao mức độ hài lòng cho khách hàng.

Chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành điện

Là ngành “xương sống” của nền kinh tế, mọi hoạt động quản lý, vận hành lưới điện và sản xuất, kinh doanh cần có sự nhanh nhạy, kịp thời, chính xác. Xuất phát từ yêu cầu đó, Công ty Điện lực Hà Giang xác định chuyển đổi số là cơ hội để nắm bắt, áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trên tất cả các lĩnh vực.

Ông Trần Văn Bằng, Giám đốc PC Hà Giang cho biết: Xác định tầm quan trọng và lợi ích to lớn của việc chuyển đổi số trong quản lý, vận hành lưới điện, trong sản xuất, kinh doanh, những năm qua PC Hà Giang đã tập trung nhân lực, vật lực. Đến nay, chuyển đổi tại PC Hà Giang đã mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị đã có bước tiến nhanh, bền vững và hiệu quả, mang lại ngày càng nhiều lợi ích kinh tế kỹ thuật và giá trị mới phục vụ khách hàng. Cũng từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và Nghị quyết BCH Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số.

Hà Giang: Ngành điện nỗ lực chuyển đổi số trong sản xuất và kinh doanh

Khách hàng đăng ký sử dụng các dịch vụ về điện trong giao dịch điện tử tại Điện lực Hà Giang. (Ảnh: PC Hà Giang)

Đến nay, ngành điện Hà Giang đã hoàn tất việc cung cấp chứng thư số nội bộ và chứng thư số công cộng cho 100% cán bộ, công nhân viên có nhu cầu ký số trong công việc. Đây là bước tiến quan trọng trong việc số hóa các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo tính minh bạch và nhanh chóng trong quá trình xử lý tài liệu, thông tin. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, đơn vị đã tiến hành số hóa phần lớn các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là những quy trình trong các lĩnh vực quản lý điều hành, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Các quy trình này hiện đang được vận hành trên những phần mềm dùng chung của EVN như Doffice, CMIS, PMIS, ERP, IMIS, giúp nâng cao hiệu quả quản lý và tối ưu hóa quy trình hoạt động.

Để nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu, PC Hà Giang đang dùng phần mềm PMIS để quản lý toàn bộ thông tin thiết bị điện trên lưới điện từ trung áp trở lên. Hiện, đơn vị đã hoàn thành cập nhật 100% thuộc tính thiết bị trên lưới điện, góp phần nâng cao chất lượng dữ liệu và hiệu quả quản lý. Đồng thời, thực hiện công tác bảo dưỡng thiết bị dựa trên tình trạng vận hành kết hợp với bảo dưỡng dự phòng theo điều kiện cấp độ 3. Đây là bước tiến quan trọng trong việc khai thác và bảo dưỡng thiết bị điện hiệu quả, đảm bảo an toàn và ổn định trong quá trình vận hành.

Cùng với đó, CMIS 4.0 - hệ thống phần mềm quản lý thông tin khách hàng đã được PC Hà Giang triển khai đầy đủ, đúng tiến độ theo kế hoạch của EVNNPC, đã giúp tối ưu hóa việc quản lý dữ liệu khách hàng, từ hợp đồng đến các giao dịch liên quan, không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu giấy tờ mà còn tăng cường khả năng truy xuất, quản lý hồ sơ một cách dễ dàng và chính xác.

Trong lĩnh vực tài chính - kế toán, PC Hà Giang đã triển khai chuyển đổi số theo chỉ đạo của EVNNPC giai đoạn 1 trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Hiện, đơn vị đã vận hành 6 quy trình quan trọng, bao gồm: Quản lý hợp đồng IPP và thanh toán tiền mua điện, quản lý hợp đồng mua, bán điện, khảo sát và đánh giá chất lượng dịch vụ, quy trình báo cáo quản lý đo đếm, quy trình báo cáo hỗ trợ điều hành...

Đặc biệt, trong quản lý lưới điện, tự động hóa lưới điện trung áp DMS, PC Hà Giang đã hoàn thành các dự án lớn trong công tác số hóa dữ liệu như: Hệ thống quản lý lưới điện trên nền tảng bản đồ (GIS); xây dựng kho dữ liệu tập trung. Đến nay đã đưa 171 máy cắt điều khiển từ xa về Trung tâm Điều khiển xa và 4 mạch vòng đã được điều khiển từ xa tại công ty.

Với sự nỗ lực và cam kết mạnh mẽ trong chuyển đổi số, ngành điện Hà Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống điện mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số. Qua đó, tạo tiền đề quan trọng cho đơn vị tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ chuyển đổi giai đoạn 2023-2025.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh tiên phong cụ thể hóa chính sách, đạt nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Những con diều “khổng lồ” mang hình ảnh đặc trưng của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tung bay trong gió khiến người dân TT. Sông Đốc - Cà Mau hào hứng.
Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

Ngày 29/11 tới, UBND tỉnh Long An sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh năm 2024 với chủ đề “Long An – Kết nối đầu tư, phát triển bền vững”.

Tin cùng chuyên mục

TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

Với vị thế là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ có nhiều lợi thế để phát triển, thế nhưng thực tế thu hút đầu tư lại chưa đáp ứng được kỳ vọng.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Hội chợ sẽ giới thiệu đặc sản, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Yên Bái, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa...
Quảng Ngãi: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại núi Mang Kà Muồng

Quảng Ngãi: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại núi Mang Kà Muồng

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa lớn gây ra đối với điểm có nguy cơ sạt lở núi Mang Kà Muồng.
Điều động Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Điều động Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Chương trình gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024 tỉnh Bắc Ninh diễn ra sáng 16/11 tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển, quản lý chợ.
Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Sáng 16/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Ngày 16/11, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức “Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo cấp khu vực miền Trung năm 2024” tại Đà Nẵng.
Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Sáng ngày 16/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024.
Hội thảo

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Chiều ngày 15/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau đã tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử".
Sóc Trăng khai thác tối đa tiềm năng của Hội chợ OCOP tại Lễ hội Oóc om bóc

Sóc Trăng khai thác tối đa tiềm năng của Hội chợ OCOP tại Lễ hội Oóc om bóc

Nhờ lồng ghép Hội chợ OCOP 2024 vào Lễ hội Oóc om bóc, Sóc Trăng không chỉ quảng bá sản phẩm địa phương mà còn tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
Đại học Đà Nẵng: Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đại học Đà Nẵng: Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hội thảo do Đại học Đà Nẵng tổ chức nhằm thúc đẩy, gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Trong tuần này (từ 11/11 - 15/11), các tỉnh Cà Mau, An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Thời gian qua công tác tuyên truyền, vận động thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn Lạng Sơn luôn được quan tâm chú trọng chỉ đạo.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
Thành lập Nghiệp đoàn Hướng dẫn viên du lịch TP. Đà Nẵng

Thành lập Nghiệp đoàn Hướng dẫn viên du lịch TP. Đà Nẵng

Nghiệp đoàn Hướng dẫn viên du lịch TP. Đà Nẵng bước đầu đã vận động được 111 người lao động viết đơn gia nhập Công đoàn.
Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế

Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế

Khu điều trị kỹ thuật cao Bệnh viện đa khoa Quảng Nam có tổng mức đầu tư gần 166 tỷ đồng nhưng vẫn không thể đi vào hoạt động do thiếu trang thiết bị y tế.
Thừa Thiên Huế: Hội nghị triển khai phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Thừa Thiên Huế: Hội nghị triển khai phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị triển khai cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
10 tháng năm 2024, tỉnh Thái Bình giải ngân vốn đầu tư công gần 5.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, tỉnh Thái Bình giải ngân vốn đầu tư công gần 5.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thái Bình thực hiện là 4.773,3 tỷ đồng, đạt 85,5% kế hoạch.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động