Hà Giang: Mật ong bạc hà – sản phẩm OCOP chủ lực của cao nguyên đá
Vùng cao đổi mới 05/12/2022 21:38 Theo dõi Congthuong.vn trên
Lâm Đồng: Phát triển thương hiệu chuối Laba thành sản phẩm OCOP 5 sao Quan Sơn (Thanh Hóa): Xây dựng chè tán ma của đồng bào Thái thành sản phẩm OCOP |
Khi những cơn gió mùa đông bắc thổi mạnh, mang cái lạnh bao chùm lên những dãy núi đá tai mèo lởm chởm trải dài khắp miền Cao nguyên đá Đồng Văn thì cũng là lúc hoa bạc hà nở rộ, báo hiệu mùa thu hoạch mật trên cao nguyên lại đến. Hoa bạc hà chính là nguồn thức ăn quý báu cho ong để có được mật ong bạc hà chất lượng tốt nhất. Ở những nơi hoa nở rộ, người nuôi ong sẽ di chuyển đàn ong ra gần đó để thuận lợi cho ong kiếm mật.
Nghề nuôi ong khai thác mật hoa cây bạc hà đã góp phần nâng cao thu nhập, tạo tiền đề thúc đẩy quá trình giảm nghèo bền vững đối với đồng bào các dân tộc trên vùng Cao nguyên đá. Nhất là khi sản phẩm mật ong bạc hà Mèo Vạc đã được cấp Chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh của Hà Giang.
![]() |
Các điểm nuôi ong lấy mật được bà con nhân rộng (Ảnh: S.T) |
Mật ong bạc hà là loại mật ong 100% nguyên chất có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên - một đặc sản nổi tiếng của Cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là loại mật ong được khai thác từ mật của cây hoa bạc hà, loại hoa mọc tự nhiên ở vùng núi cao trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Thời điểm khai thác mật ong bạc hà chỉ diễn ra từ tháng 10 đến tháng 2 dương lịch của năm sau do cây hoa bạc hà chỉ sinh trưởng duy nhất trong thời gian này. Do vậy, sản lượng mật ong bạc hà thu được hàng năm không nhiều nhưng chất lượng được đánh giá vượt trội so với các loại mật ong khác, giá bán cũng cao nhất trong các loại mật ong.
Được tạo ra bởi sự kết tinh đất trời của Cao nguyên đá Đồng Văn, mật ong bạc hà có mùi thơm rất riêng, sánh đặc và ngọt mát. Về công dụng, mật ong bạc hà giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao sinh lực, có tác dụng tốt với các bệnh viêm họng, hô hấp, bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm loét dạ dày, đại tràng, suy nhược cơ thể… Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người già, trẻ em, người bệnh, người mới ốm dậy...
![]() |
Hoa bạc hà trên các sườn núi ở Mèo Vạc – Hà Giang |
Năm 2013, “Mật ong bạc hà Mèo Vạc” đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Theo Chỉ dẫn địa lý, địa điểm sản xuất mật ong bạc hà của tỉnh Hà Giang bao gồm 47 xã, thị trấn thuộc 4 huyện vùng Cao nguyên đá với số lượng đàn ong trên 20.000 đàn và sản lượng mật đạt khoảng 90 tấn/năm.
Từ khi được cấp Chỉ dẫn địa lý, mật ong bạc hà Hà Giang không ngừng được nâng cao giá trị cũng như tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhằm xây dựng mật ong bạc hà thành sản phẩm OCOP tiêu biểu, thời gian qua, Hà Giang đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể và hiệu quả như: Tổ chức Hội nghị “Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi ong mật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm” tại huyện Đồng Văn. Đây chính là diễn đàn để các hộ nuôi ong mật giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hướng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Thông qua diễn đàn, các huyện vùng Cao nguyên đá tiếp tục xây dựng và phát triển Chỉ dẫn địa lý cũng như xây dựng chuỗi giá trị của sản phẩm OCOP đặc thù là mật ong bạc hà.
Bên cạnh đó, hàng năm, Hà Giang đều tổ chức Hội thi “Sản phẩm Mật ong bạc hà” tại huyện Mèo Vạc vào thời điểm tổ chức Lễ hội Hoa tam giác mạch. Hội thi chính là sân chơi bổ ích cho người sẩn xuất và kinh doanh; là nơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về nuôi ong và khai thác, bảo quản mật. Thông qua hội thi cũng góp phần giúp các doanh nghiệp, các hợp tác xã và người tiêu dùng kết nối tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ tích cực cho công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và thủy sản đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ xây dựng các mô hình áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP cho các cơ sở chế biến mật ong; áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt VietGAHP cho cơ sở chăn nuôi ong. Đến nay, gần 250 hộ sản xuất, kinh doanh mật ong bạc hà đã được tập huấn thực hiện các quy trình HACCP, VietGAHP; 100% mẫu sản phẩm được lấy để kiểm tra chất lượng và lưu mẫu đối chứng để làm cơ sở kiểm soát, giám sát chất lượng.
Có thể thấy, việc phát triển mật ong bạc hà thành sản phẩm OCCOP chủ lực là định hướng đúng giúp đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn sản xuất mật ong theo hướng hàng hóa. Đây cũng là cơ sở tổ chức lại sản xuất cho người nuôi ong tham gia nhóm sở thích, hợp tác xã và thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã làm đầu mối liên kết thu mua, phân phối, tiêu thụ sản phẩm; đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum khẳng định vai trò, hiệu quả lãnh đạo

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Sắp diễn ra hội chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 2

Miền “quốc bảo” sâm Ngọc Linh - nơi đất rừng mời gọi

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa
Tin cùng chuyên mục

Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

Cao Bằng: Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Quảng Trị: Đồng bào dân tộc liên kết trồng ngô sinh khối

Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Thuận: Giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào

Thừa Thiên Huế: Đưa nước sạch về với bà con vùng cao huyện A Lưới

Tam Dương - Vĩnh Phúc: Thành công từ đột phá trên vùng đất thuần nông

Đạ Tẻh - Lâm Đồng: Liên kết xây dựng vùng nguyên liệu điều hữu cơ

Ninh Thuận: Triển khai mô hình chuyên canh cây nha đam

Đồng bào dân tộc Xơ Đăng nâng cao thu nhập từ trồng dược liệu

Thái Nguyên: Bảo tồn và phát triển nghề dệt mành cọ ở huyện miền núi

Hỗ trợ học sinh vùng cao học tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Quảng Nam: Chè dây Ra Zéh - sản vật của đồng bào Cơ Tu

Ninh Thuận: Xây dựng thương hiệu sản phẩm “Chuối hột mồ côi Phước Bình”

Cao Bằng: Hiệu quả cho đồng bào dân tộc từ trồng gừng hữu cơ xuất khẩu

Lâm Đồng: Nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm tại vùng đồng bào dân tộc

Đắk Nông: Phấn đấu đến năm 2025 giá trị xuất khẩu nông sản đạt trên 1,2 tỷ USD

Ia H’Drai - Kon Tum: Khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế biên giới
