Hà Giang: Gắn phát triển du lịch với phát triển các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống
Mỗi xã phường một sản phẩm-OCOP 17/08/2023 17:32 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP đến du khách Xúc tiến thương mại: Giải pháp hữu hiệu tiêu thụ sản phẩm OCOP Phú Quốc |
Ngoài ra, nhằm phục vụ và nâng cao chất lượng du lịch, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các huyện, thành phố và các ngành chức năng tập trung khôi phục và đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương.
![]() |
Mật ong bạc hà Mèo Vạc là sản phẩm OCOP hấp dẫn khách du lịch |
Theo báo cáo của ngành chức năng, trên địa bàn Hà Giang hiện có 39 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận. Tổng số hộ tham gia các làng nghề và làng nghề truyền thống là 1.971 hộ. Trong những năm qua, việc phát triển các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch đã góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập ổn định cho gần 4.000 lao động tại các địa phương trong tỉnh.
Nhằm tạo điều kiện phát triển các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 2490/QĐ-UBND về “Phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch, giai đoạn 2022 - 2026”. Bên cạnh đó, các huyện, thành phố trong tỉnh cũng luôn quan tâm đến công tác phát triển các sản phẩm OCOP và khôi phục lại các làng nghề và làng nghề truyền thống của địa phương. Vì vậy, các sản phẩm OCOP của địa phương và làng nghề truyền thống của đồng các dân tộc không ngừng được mở rộng và phát triển; từ đó đã tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú để phục vụ cho khách du lịch trong nước và quốc tế trong các mùa lễ hội.
Có thể kể đến một số sản phẩm OCOP hấp dẫn khách du lịch như: Mật ong bạc hà Mèo Vạc, hồng không hạt Na Khê huyện Yên Minh, gạo tẻ Già Dui huyện Xín Mần, rượu ngô men lá huyện Yên Minh, thịt khô bò Vàng trên cao nguyên đá Đồng Văn… Các làng nghề truyền thống tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số của Hà Giang như: Nghề làm khèn Mông của đồng dân tộc Mông tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc; nghề dệt vải lanh của phụ nữ dân tộc Mông tại 4 huyện cao nguyên đá là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ; làm giấy bản là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Dao tại các huyện Bắc Quang và Quang Bình của Hà Giang; nghề chạm bạc của đồng bào dân tộc Dao ở các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Yên Minh và Mèo Vạc; nghề rèn để tạo ra các dụng cụ phục vụ cuộc sống và sản xuất như dao, kiếm, cung tên, lưỡi cày, cuốc, xẻng… của đồng bào dân tộc Tày, dân tộc Pà Thẻn tại các huyện vùng cao của tỉnh. Đáng chú ý là tất cả các sản phẩm của các làng nghề và làng nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Hà Giang đều được làm thủ công.
![]() |
Nghề dệt vải lanh của phụ nữ dân tộc Mông |
Nhằm phát triển các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang và các ngành chức năng của tỉnh đã vận dụng linh hoạt các cơ chế, chích sách của trung ương và của tỉnh để hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP và các làng nghề nhằm giúp các hợp tác xã, các doanh nghiệp, tổ hợp tác, làng nghề tạo ra các sản phẩm thế mạnh, mang tính đặc thù để phục vụ cho khách du lịch.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh cũng đẩy mạnh công tác quản lý các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống, lồng nghép các nguồn kinh phí nhằm hỗ trợ và đầu tư cho các cơ sở sản xuất ra sản phẩm OCOP và cá làng nghề truyền thống. Nhờ đó, các sản phẩm OCOP của các huyện, thành phố và sản phẩm làng nghề của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh không ngừng được phát triển, đa dạng các sản phẩm và mẫu mã. Một số làng nghề truyền thống của tỉnh đã tham gia liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các cơ sở dạy nghề của các huyện, thành phố phối hợp với các nghệ nhân tập trung đào tạo nhằm nâng cao trình độ tay nghề đối với người dân tại các làng nghề truyền thống của tỉnh.
Ông Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Việc phát triển các sản phẩm OCOP và sản phẩm của các làng nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch không những giúp ngành du lịch của tỉnh trở thành “ngành kinh tế mũi nhọn” mà việc phát triển các sản phẩm OCOP cũng như sản phẩm làng nghề và làng nghề truyền thống còn giúp đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh khôi phục lại các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc mình. Đây cũng cũng chính là cơ sở và là nền tảng quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn của Hà Giang trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ninh Bình: Triển khai hiệu quả Chương trình OCOP

Chợ phiên OCOP Thanh Hóa thu hút hàng trăm nghìn người xem, chốt hàng nghìn đơn hàng

Longform | Khi “hạt gạo làng ta” trở thành sản phẩm OCOP

Đắk Nông: Tổ chức Diễn đàn thúc đẩy nông nghiệp xanh gắn với phát triển sản phẩm OCOP và du lịch

Từ ngày 13 - 19/11 diễn ra không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình
Tin cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm OCOP

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng và phát động tháng khuyến mại kích cầu

Bộ Công Thương tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bình Dương: Tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Bắt tay hợp tác nâng tầm sản phẩm OCOP

Quảng Nam tiếp tục đề nghị thay đổi mô hình thí điểm chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025

Thanh Hóa: Nhiều sản phẩm OCOP đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính

Quảng Nam muốn thay đổi mô hình thí điểm chương trình OCOP: Vì sao Bộ NN&PTNT nói không?

Khai mạc không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh thu hút người dân và du khách

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc trưng các vùng, miền tại TP. Hồ Chí Minh

Thái Nguyên tổ chức Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch 2023

Longform | Chương trình OCOP tại Bắc Ninh: Chắp cánh đưa sản phẩm từ “làng” ra “phố”

Đa dạng sản phẩm OCOP tại hội chợ lễ hội chùa Keo Thái Bình 2023

Quảng Nam: Đề nghị thống nhất mô hình thí điểm chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025

Longform | Thảo thơm sản phẩm OCOP Cao Bằng

Đặc sản OCOP bán qua livestream TikTok thu về hơn 100 tỷ đồng trong vòng 6 tháng

Sắp diễn ra Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng vùng miền năm 2023

TP. Hồ Chí Minh phát triển du lịch sinh thái kết hợp trải nghiệm sản phẩm OCOP
