Tổng Bí thư Tô Lâm: Hà Giang cần khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tỉnh Hà Giang cần khơi thông mọi nguồn lực, phát triển toàn diện dựa trên 3 trụ cột Du lịch; kinh tế biên mậu; nông lâm nghiệp...
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sỹ

Quy mô nền kinh tế tỉnh Hà Giang tăng gấp 1,4 lần

Theo thông tin từ TTXVN, tiếp tục chương trình công tác tại Hà Giang, sáng 6/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang. Ảnh: TTXVN

Báo cáo Tổng Bí thư và Đoàn công tác, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh cho biết: Với ý chí quyết tâm và sự đoàn kết, thống nhất cao, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Theo đó, quy mô nền kinh tế tăng khá, năm 2024 tăng gấp 1,4 lần so với năm 2020; cơ cấu kinh tế đa dạng và chuyển dịch tích cực, hướng đến công nghiệp và dịch vụ.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân giai đoạn 2020-2024 đạt 5,32% (trong đó năm 2024 đạt 6,05%). Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 39,3 triệu đồng, tăng 9,5 triệu đồng so với năm 2020.

Các tuyến đường giao thông từ quốc lộ, tỉnh lộ, đường tới huyện xã, thôn bản đều được quan tâm đầu tư, nâng cấp, hoàn thành nhiều tuyến quan trọng. Hạ tầng lưới điện truyền tải và phân phối được đầu tư, hiện đại hóa; hạ tầng viễn thông được chú ý nâng cấp, góp phần thúc đẩy sản xuất và tiến bộ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Đến nay, 100% các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã đã sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng và ứng dụng chữ ký số trong xử lý văn bản điện tử. Kết quả đánh giá chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh xếp vị trí thứ 12/63 tỉnh, thành phố.

Công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đáng kể, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm đều qua các năm (năm 2024 giảm 6,26%); giai đoạn 2024-2026 hoàn thành việc xóa hơn 19.500 nhà tạm và nhà dột nát, cải thiện đời sống người dân.

Quy mô, mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được củng cố, sắp xếp tinh gọn, giảm 300 điểm trường, hình thành các cụm điểm trường cấp tiểu học, chuyển học sinh tiểu học từ các điểm trường về học tại trường chính.

Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh có 10,17 bác sỹ/vạn dân, 45,7 giường bệnh/vạn dân, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 97,25%...

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang. Ảnh: TTXVN

Đưa Hà Giang phát triển toàn diện

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng khi thấy tỉnh Hà Giang luôn chủ động, nhanh chóng triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, Nghị quyết của Trung ương bằng các Nghị quyết chuyên đề để tiếp tục thực hiện sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng Hà Giang đã có bước phát triển khá toàn diện các mặt kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt là trong nỗ lực cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh tỉnh cần tiếp tục công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát huy sức mạnh văn hóa, con người, khối Đại đoàn kết toàn dân. Đồng thời yêu cầu, tỉnh tiếp tục chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp theo đúng tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; đặc biệt là công tác nhân sự Đại hội và xây dựng văn kiện Đại hội.

Các nghị quyết Đảng bộ xã, huyện phải được triển khai ngay sau khi tổ chức thành công Đại hội ở từng cấp và phải thực sự tạo chuyển biến ở từng cấp, từng thôn bản, từng người dân.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, phát huy mọi tiềm năng, khơi thông mọi nguồn lực, đưa Hà Giang phát triển toàn diện, Tổng Bí thư nêu rõ, Hà Giang có tiềm năng lớn về 3 lĩnh vực trụ cột: Du lịch; kinh tế biên mậu; nông lâm nghiệp và dược liệu chất lượng cao.

Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng yêu cầu, tỉnh Hà Giang cần chú trọng đầu tư vào hạ tầng giao thông, hạ tầng cửa khẩu, phát triển dịch vụ logistics, hạ tầng y tế, giáo dục và các hạ tầng thông minh. Phát triển kinh tế số và thương mại điện tử lại càng quan trọng với những địa phương xa xôi cách trở như Hà Giang. Chú trọng quản lý phát triển rừng và tài nguyên nước, đây là hai tài nguyên quý giá, tác động lớn đến tương lai phát triển bền vững của Hà Giang.

Đồng thời chú trọng gìn giữ, bảo vệ an ninh biên giới, an ninh trật tự và an toàn xã hội; an ninh biên giới phải gắn với bảo vệ văn hóa và phát triển kinh tế biên giới; khuyến khích người dân định cư lâu dài ở khu vực biên giới thông qua các chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế; nâng cao ý thức quốc phòng, khuyến khích các dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động bảo vệ biên giới và duy trì ổn định địa bàn. Chú ý nâng cao đời sống cho nhân dân, không để chênh lệch giàu nghèo trong các đồng bào dân tộc; phải có kế hoạch, giải pháp cụ thể thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo bền vững.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã trao tặng quà cho 20 gia đình chính sách, người có công với cách mạng tỉnh Hà Giang.

Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Giang tổ chức thực hiện thật tốt các chủ trương của Đảng, quán triệt sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng trung tâm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc,” bám sát các trụ cột quan điểm mới ra đời xung quanh “tư tưởng trung tâm,” biến nhận thức thành hành động cụ thể, tạo hiệu quả trong cả hệ thống chính trị địa phương và mỗi cán bộ, đảng viên cũng như trong quần chúng nhân dân, trong đồng bào các dân tộc anh em đang sinh sống trên mảnh đất Hà Giang anh hùng.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Cần tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế.
Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Sửa đổi các quy định nhằm điều chỉnh giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử (còn 42 ngày so với 70 ngày của Luật hiện hành).
Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Bình Dương khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, Thủ tướng yêu cầu khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới từ cải cách thể chế.
Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Việc sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc được đặt ra trong bối cảnh yêu cầu sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội...

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng nhấn mạnh phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 đã mang lại hiệu quả cao.
Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam nhằm giúp ngành hàng quan trọng này sớm trở lại đường đua xuất khẩu.

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Bộ Công an tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, chính sách tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo người lao động đủ sống, cạnh tranh với tư nhân.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Cơ chế tự công bố sản phẩm cùng hậu kiểm lỏng lẻo đang trở thành kẽ hở chết người, tạo điều kiện hợp pháp hóa sản phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường.
Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách tiền lương đối với cán bộ cấp xã sau sắp xếp, hoàn thành trước ngày 30/7/2025.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việc xây dựng, vận hành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh tại Việt Nam sẽ góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Thêm lĩnh vực cần nhà nước

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung lĩnh vực mà nhà nước cần đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp và đầu tư bổ sung vốn nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Từ bữa ăn đến viện phí, học phí và bộ máy hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ nói chính sách, mà đang cụ thể hóa hình mẫu Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hoàn tất trước ngày 20/4/2025, đảm bảo đúng quy định, dân chủ.
Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 đã thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 kết quả đồng thuận.
Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau khi được sắp xếp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức...
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Theo Ủy ban Văn hóa và Xã hội, tổng dự toán kinh phí để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 3 đến 5 tuổi (giai đoạn 2026 - 2030) là 116.314,1 tỷ đồng.
Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng

Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng

Khu thương mại tự do Hải Phòng được tổ chức thành các khu chức năng: Khu sản xuất, khu cảng và hậu cần cảng - logistics, khu thương mại - dịch vụ...
Mốc son đưa quan hệ Việt - Trung lên tầm cao mới

Mốc son đưa quan hệ Việt - Trung lên tầm cao mới

Theo Bộ Ngoại giao, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thành công tốt đẹp trên mọi phương diện.
Vĩnh Phúc còn 36 xã, phường sau khi sắp xếp

Vĩnh Phúc còn 36 xã, phường sau khi sắp xếp

Vĩnh Phúc giảm còn 36 xã, phường sau sáp nhập, từng bước tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, cải thiện chất lượng phục vụ người dân.
Lấp

Lấp 'lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 1 - Còn nhiều bất cập!

Vụ 'sữa giả' gần 500 tỷ đồng bị triệt phá cho thấy công tác quản lý thực phẩm từ sữa do Bộ Y tế được giao trách nhiệm chính còn rất nhiều bất cập cần tháo gỡ.
Mobile VerionPhiên bản di động