Hoàng Hường đưa Phúng Phính về Hà Nội: Lố bịch câu like, dựng chuyện yêu đương nhăng nhít? Bé Phúng Phính đã hết giá trị lợi dụng đối với Hoàng Hường? |
Mới đây, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang (Sở VHTT&DL Hà Giang) vừa có văn bản đề nghị Công an tỉnh xem xét giải quyết đơn kiến nghị phản ánh đối với hành vi của bà Hoàng Thị Hường (doanh nhân Hoàng Hường), Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Hường đồng thời là chủ Phòng khám Nha khoa quốc tế Hoàng Hường (tầng 1 tòa nhà Golden Field, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Trước đó, tháng 2/2023, bà Thào Thị Mua, trú tại xóm Chúng Pả A, xã Phó Cáo, huyện Đồng Văn, Hà Giang đã làm đơn phản ánh về việc doanh nhân Hoàng Hường lên các mạng xã hội như Tiktok, Facebook livestream nói mèn mén là cám lợn, là món ăn giải nghiệp.
Văn bản của Sở VHTT&DL Hà Giang |
Theo phản ánh của bà Mua, trong livestream ngày 6/2/2023 trên Tiktok, bà Hường đã có những lời nói xúc phạm lớn đến nhân phẩm và danh dự những người dân bán hàng và làm dịch vụ hoa cho du khách thuê chụp ảnh tại dốc Thẩm Mã (Hà Giang), gọi họ là “những kẻ ăn xin”. Do đó, bà Mua kiến nghị cơ quan chức năng xử lý hành vi này của doanh nhân Hoàng Thị Hường.
Bà Hoàng Hường (phải) trên chương trình Điểm tựa tương lai của VTV1 |
Liên quan vấn đề này, ngày 2/3/2023, Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Giang Nguyễn Hồng Hải đã có công văn số 236/SVHTTDL - TTr cho biết, sau khi nghiên cứu đơn, tài liệu, hình ảnh do bà Mua gửi đến, Sở đã có văn bản đề nghị Công an tỉnh Hà Giang xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả tới Sở VHTT& DL tỉnh.
Được biết, kiến nghị của Sở VHTT& DL tỉnh dựa trên căn cứ Thông tư số 05/2021/TT - TTCP ngày 1 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân.
Được biết, Hoàng Thị Hường là một doanh nhân nổi tiếng mạng xã hội thường gắn với tai tiếng. Cụ thể, trong chương trình "Điểm tựa tương lai" phát sóng trên VTV1 vào lúc 10h35 ngày 10/4, dược phẩm Hoàng Hường lên sóng quảng cáo sản phẩm bảo vệ xương khớp, gan, hoạt huyết, chăm sóc răng miệng. Điều đáng nói, quảng cáo sản phẩm không đúng thực tế và gây phản cảmkhi để bà cụ quỳ lạy bà Hường như "thánh sống" khiến cộng đồng bức xúc.
Trước đó, ngày 13/4/2022, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã xử phạt 65 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Hường về lỗi vi phạm khi quảng cáo sản phẩm bảo vệ sức khỏe viên xương khớp Hoàng Hường.
Thời gian qua, việc nói xấu, chửi bới trên các nền tảng mạng xã hội được cơ quan chức năng xử lý quyết liệt. Ví dụ ở vụ án Nguyễn Phương Hằng, cơ quan tố tụng đã khởi tố nhiều cá nhân về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân khi họ livestream và đăng tải các thông tin vi phạm pháp luật lên Facebook, Youtube, Tiktok...
Từ năm 2019 xuất hiện trào lưu “giang hồ mạng” như Huấn “Hoa Hồng”, “Khá Bảnh” với những trò lố bịch khoe khoang quá khứ bất hảo và những phát ngôn “gây sốc”. Trào lưu văng tục, chửi thề, chửi bậy trên mạng xã hội cốt để giật gân câu like, câu view. Thậm chí, mạng xã hội còn xuất hiện những biệt danh như: “Thánh chửi”, “Nữ hoàng chửi thề”, “Hot girl chửi tục" với hàng chục, hàng trăm ngàn lượt theo dõi. Đau lòng nhất là có trường hợp cô gái trẻ, mặt trát đầy phấn đã chửi bậc sinh thành, dưỡng dục rồi đăng lên mạng xã hội.
Gần đây, mạng xã hội còn nổi lên việc livestrem chửi để bán hàng. Cụ thể, Phạm Thoại thường xuyên mắng chửi và bán hàng trên livestream; Linda (tên thật là Mai Kim Trí, sinh năm 1995 tại TP Hồ Chí Minh) chửi như hắt nước vào mặt người khác....
Dư luận cho rằng, cần có những biện pháp xử lý mạnh tay hơn nữa để ngăn chặn những thành phần mượn cớ "tự do ngôn luận" để chửi bới, phát ngôn phản cảm trên mạng xã hội. Đó là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn văn hóa độc hại, ảnh hưởng tư tưởng, hành vi của những thế hệ trẻ.