Gương sáng vùng biên giới

P.T

P.T

Dù tuổi đã lớn, sức không còn khỏe nhưng bà Siu H Phyin và ông Y Mok Hra vẫn luôn hết lòng với việc thôn, việc làng. Sự cống hiến của bà Siu H Phyin, ông Y Mok Hra cùng nhiều cá nhân xuất sắc khác không chỉ góp phần vào sự bình yên của mỗi tấc đất biên cương, mà hơn thế còn giúp cho quê hương thêm giàu đẹp, tình làng nghĩa xóm thêm gắn bó.

Chúng tôi gặp bà Siu H Phyin và ông Y Mok Hra trong Lễ tuyên dương những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” vừa được tổ chức vào trung tuần tháng 8/2018. Trò chuyện với bà Siu H Phyin và ông Y Mok Hra mới thấy, nếu mỗi người dân đều có ý thức về an ninh, chủ quyền biên giới và cùng chung sức bảo vệ thì sẽ không có kẻ thù nào có thể xâm phạm.

“Nữ tướng” làng Goòng

guong sang vung bien gioi
Bà Siu H Phyin

Bà Siu H Phyin sinh năm 1950 tại làng Goòng, xã Ia Púch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Bà từng là dân quân xã, rồi đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ia Púch và hiện giờ là già làng của làng Goòng. Chúng tôi gọi vui già Siu H Phyin là “nữ tướng” bởi bà là người phụ nữ đặc biệt, đã vượt qua các định kiến về giới, đóng góp tích cực trong công tác xã hội và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Cùng với các già làng, người có uy tín, cán bộ biên phòng, già Siu H Phyin đã tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động nhân dân thành lập 4 tổ tự quản tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại các thôn (làng) và 485 hộ gia đình cam kết tham gia tự quản an ninh trật tự. Già Siu H Phyin cũng tham gia tuần tra, kiểm soát người lạ ra vào làng, hòa giải được 30 vụ mâu thuẫn trong bà con. Ngoài ra, già Siu H Phyin còn tham gia tuyên truyền pháp luật cho hơn 1.300 lượt người; cùng với bộ đội biên phòng tuần tra bảo vệ đường biên và trật tự ở các thôn, làng 56 lần. Qua việc nắm bắt tình hình, già Siu H Phyin đã phát hiện và tham mưu cho bộ đội biên phòng và công an xử lý 9 vụ/13 đối tượng gây rối, có hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời vận động, cảm hóa được 9 đối tượng cá biệt.

Với những đóng góp tích cực cho đất nước và cộng đồng, già Siu H Phyin đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì năm 2001; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen năm 2017 và nhiều khen thưởng khác.

Việc khó có ông Y Mok Hra!

guong sang vung bien gioi
Ông Y Mok Hra

Được bà con tín nhiệm bầu vào Ban công tác Mặt trận buôn, ông Y Mok Hra (thường gọi là Ma Hiêm), dân tộc M’Nông, buôn Drang Phốk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp với bộ đội biên phòng vận động bà con chấp hành nghiêm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các hiệp định, hiệp ước về biên giới... Nhờ đó, bà con buôn Drang Phốk đã có chuyển biến nhận thức rõ rệt về biên giới quốc gia. Người dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân tham gia quản lý bảo vệ chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia”, nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện đấu tranh và tố giác các loại tội phạm và kẻ xấu. Không chỉ tham gia cùng bộ đội biên phòng tuần tra, bảo vệ biên giới, ông Ma Hiêm còn trực tiếp vận động bà con giao nộp 18 khẩu súng tự chế các loại.

Buôn Drang Phốk có chung đường biên giới với 2 xã Noong Khơ Lắk và Sre Hui, huyện Cô Nhéc, tỉnh Muldulkiri, Vương quốc Campuchia với chiều dài 46,7 km đường biên giới. Bà con hai bên biên giới thường xuyên sang thăm thân nhau. Do đó, ông Ma Hiêm thường phối hợp với bộ đội biên phòng thăm hỏi, hướng dẫn và tạo điều kiện cho người Campuchia sang thôn Drang Phốk thăm thân làm thủ tục đăng ký tạm trú theo đúng pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, ông cũng tuyên truyền cho họ hiểu rõ quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhưng thành tựu đổi mới của Việt Nam, đồng thời nêu rõ những âm mưu và hành động chống phá nước ta của các đối tượng xấu, từng bước củng cố niềm tin xây dựng và không ngừng tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa đồng bào hai bên biên giới Việt Nam – Campuchia.

P.T
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động