GS.TS Võ Tòng Xuân: Giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn tận dụng thời cơ xuất khẩu gạo

GS.TS Võ Tòng Xuân nhận định đây đang là thời điểm thuận lợi để Việt Nam tăng lượng xuất khẩu gạo với giá cao, giúp cả người dân và doanh nghiệp cùng hưởng lợi.
Các nước cấm xuất khẩu gạo; doanh nghiệp Việt được khuyến nghị hạn chế bán, tăng mua dự trữ Bộ Nông nghiệp đề xuất Thủ tướng ra Chỉ thị về tăng cường xuất khẩu gạo trong tình hình mới Xuất khẩu gạo: Chớp cơ hội thị trường

Không nên bỏ lỡ “thời cơ vàng”

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, GS.TS Võ Tòng Xuân nhận định rằng, biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ trên toàn cầu khiến an ninh lương thực bị đe dọa. Tại Ấn Độ, quốc gia có lượng xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - vào cuối tháng 7/2023 đã ra lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường. Sau Ấn Độ một số quốc gia khác như Nga, UAE cũng ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Động thái của các nước nói trên đã đẩy giá gạo toàn cấu tăng chóng mặt bởi cầu đang lớn hơn cung và nhiều nước đẩy mạnh thu mua gạo để phục vụ nhu cầu trong nước.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong phiên giao dịch ngày 1/8/2023 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh 20 USD/ tấn so với phiên ngày 31/7, lên mức 588 USD/tấn với gạo 5% tấm và 568 USD/tấn với gạo 25% tấm. Không chỉ gạo Việt Nam, gạo 5% tấm của Thái Lan cũng được đẩy lên mức 623 USD/tấn với gạo 5% tấm.

GS.TS Võ Tòng Xuân: Giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn tận dụng thời cơ xuất khẩu gạo
GS.TS Võ Tòng Xuân: Chúng ta phải tận dụng thời cơ để xuất khẩu gạo với giá cao, giúp người nông dân có cơ hội thoát nghèo bền vững.

Với tình hình này, GS.TS Võ Tòng Xuân khẳng định: Giá gạo trên thế giới sẽ còn tăng. Đây là thời cơ vàng cho chúng ta và Việt Nam phải tận dụng để xuất khẩu gạo nhiều hơn với giá cao hơn nữa.

Thực tế, thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 7/2023 tổ chức chiều 1/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nói rằng đây là thời cơ cho chúng ta, nếu không chớp thời cơ, chúng ta sẽ bị lỡ. Và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường xuất khẩu gạo nhằm tranh thủ cơ hội trong bối cảnh hiện nay của sản xuất lúa gạo thế giới.

Tận dụng để nông dân có cơ hội thoát nghèo bền vững

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, về nguồn cung lúa gạo cho xuất khẩu cũng như đảm bảo an ninh lương thực cho thị trường trong nước chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm.

Chỉ ra nguyên nhân, ông phân tích: Cách chúng ta bố trí quy hoạch vùng trồng lúa rất an toàn. Cụ thể đối với lúa phục vụ thị trường trong nước, chúng ta lấy diện tích dọc theo biên giới Campuchia (ở đây là vùng phía Bắc của An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp) với khoảng hơn 1,5 triệu ha. Nước ở vùng này lúc nào cũng có và không bao giờ bị nước mặn dâng lên. Như vậy, chúng ta sẽ có dư lúa ở vùng giữa biên giới Campuchia với bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng này hiện đang được canh tác 3 vụ lúa mỗi năm. “Về mặt sản xuất nông nghiệp chúng ta đang bố trí hợp lý để đón đầu được biến đổi khí hậu và chúng ta cũng đang chọn các giống lúa ngắn ngày có thể canh tác 3 vụ/năm. Trong khi đó Ấn Độ, Thái Lan hay Philippines sẽ không làm được như Việt Nam”- GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

GS.TS Võ Tòng Xuân: Giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn tận dụng thời cơ xuất khẩu gạo
Gạo Việt Nam hiện đang có giá tốt khi xuất khẩu

Không chỉ tận dụng cơ hội trong thời điểm này, ông cũng nhận định rằng biến đổi khí hậu sẽ vẫn còn tiếp tục. Do đó Việt Nam cần có chiến lược trong dài hạn để cung cấp gạo cho các nước với giá cao hơn, lập mặt bằng giá gạo mới. Việc này sẽ giúp người nông dân “bớt khổ” còn doanh nghiệp cũng là cơ hội để thương thảo những hợp đồng dài hạn với nhà nhập khẩu với giá phù hợp.

“Khi có hợp đồng dài hạn, doanh nghiệp sẽ chắc chắn được đầu ra và bàn bạc với địa phương làm vùng nguyên liệu, còn người nông dân cũng sẽ thấy không phải lệ thuộc vào thương lái mà chắc chắn có người mua với giá tốt”- GS.TS Võ Tòng Xuân nói.

Tuy nhiên, để làm được như vậy, ông đề xuất: Nhà nước và các địa phương cần tạo điều kiện về chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn. Việc này ngoài giúp doanh nghiệp thu mua lúa gạo cho nông dân, còn có cơ hội cải tiến nhà máy nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, chế biến - có như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp mới nâng lên. Về phía người dân, phải hợp hợp lại cùng nhau trong các hợp tác xã để cung cấp ổn định nguồn lúa cho doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa Mùa và lúa Thu Đông, chăm sóc và thu hoạch lúa Hè Thu, các loại cây trồng đều phát triển tốt.

Lũy kế đến trung tuần tháng 7, cả nước gieo cấy được 6.175,3 nghìn ha lúa, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước; đã thu hoạch 3.677,4 nghìn ha, giảm 0,8% với năng suất bình quân đạt 65,7 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha, sản lượng thu hoạch trên 24,1 triệu tấn, tăng 0,4%.

Với vụ lúa gạo năm nay tương đối thuận lợi, dự kiến, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay dự kiến sẽ đạt trên 7,1 triệu tấn và đảm bảo bảo được vấn đề an ninh lương thực.

Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Gần 500 doanh nghiệp Hải Dương và lân cận đã tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Ngày hội kết nối giao thương 2025, thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu năm.
Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Chia sẻ của doanh nhân Việt về khát vọng đưa nông sản vươn tầm thế giới, kết nối nông dân với thị trường quốc tế, lan tỏa giá trị văn hóa qua từng sản phẩm.
AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực cạnh tranh, bứt phá trong kỷ nguyên số.
Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngày 26/4, Hải quan Khu chế xuất và Khu công nghiệp Hải Phòng tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2025, thu hút hơn 60 doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.
Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Sáng 26/4, Hải quan Khu chế xuất và Khu công nghiệp Hải Phòng tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2025, nhằm tiếp tục đồng hành, phát triển cùng doanh nghiệp.
Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan có giải pháp quản lý chặt việc phân phối, đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng nhanh hơn trong thương mại điện tử.
Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

AI, IoT và blockchain đang định hình lại ngành logistics, thúc đẩy kết nối dữ liệu, tối ưu vận hành và nâng cao năng lực chuỗi cung ứng
Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Hội thảo quốc tế “Việt Nam và Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” đánh giá chặng đường hợp tác song phương, định hướng phát triển trong tương lai.
Vận tải thủy -

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Tại Việt Nam, vận tải thủy - phương thức vận tải từng bị lãng quên đang âm thầm trở thành “át chủ bài” cho cuộc chuyển mình xanh hóa chuỗi cung ứng.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Ấn Độ thực hiện áp thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Không còn

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Trong kỷ nguyên số 4.0, logistics không còn là hoạt động hậu cần truyền thống, mà đang chuyển mình thành ngành dịch vụ công nghệ cao.
Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Khi logistics trở thành mũi nhọn kinh tế, hạ tầng, công nghệ và pháp lý phải là ba chân kiềng, ba trụ cột giữ thế ổn định, phát triển dài hạn.
Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Ngày 24/4/2025, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu, thu hút 400 doanh nghiệp.
Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Hội nghị đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực quản lý trong công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.
Mobile VerionPhiên bản di động