Thứ hai 28/04/2025 02:49

Grab góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam

Mô hình công nghệ kết nối vận tải Grab đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp cùng lĩnh vực và lĩnh vực khác. Đáng nói, Grab đã góp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam với những giá trị gia tăng đang ghi nhận.

Những con số biết nói…

Từ những năm 2014 về trước, người dân sinh sống tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… muốn di chuyển mà không sử dụng phương tiện cá nhân thì đều phải gọi taxi. Tại thời điểm ấy, chẳng ai nghĩ và hình dung được về một nền kinh tế số tích hợp cho đến khi có sự tham gia của các ứng dụng đặt xe công nghệ như Grab, Uber...

Sự tham gia của các ứng dụng đặt xe công nghệ như Grab đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam

Số liệu từ Grab cho thấy, kể từ khi vào thị trường Việt Nam thí điểm đến nay, Grab tăng trưởng ổn định qua các năm, với số lượng chuyến xe tăng khoảng 29% trong năm 2019.

Không chỉ kết nối vận tải, mặc nhiên là lựa chọn ưu tiên số cho hành khách mỗi khi muốn di chuyển là “gọi Grab đi” thì ứng dụng công nghệ Grab qua 4 năm phát triển tại thị trường Việt Nam còn thúc đẩy phát triển lĩnh vực giao nhận thức ăn, thúc đẩy nền kinh tế hạn chế tiêu dùng tiền mặt. Trong lĩnh vực giao nhận thức ăn, GrabFood, số lượng đơn hàng gia nhận tăng trưởng gần 1.800% trong năm 2019. GrabExpress là một trong những nền tảng giao nhận hàng hóa tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, mức tăng trưởng vượt bậc 97%. GrabExpress hiện là đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp thương mại và nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam và Đông Nam Á như Ninja Van, Lotte, Sendo, Shopee, Vinmart… Mức tăng trưởng ấn tượng 77% số lượng người sử dụng từ 2 dịch vụ của Grab trở lên mỗi tháng qua từng năm.

Người tiêu dùng thay đổi thói quen di chuyển từ khi có các ứng dụng đặt xe công nghệ

Trong năm 2019, tổng lượng giao dịch thanh toán qua ví Moca (đối tác chiến lược của Grab) trên ứng dụng Grab đã tăng 131%, với số lượng người dùng tương tác hàng tháng tăng 121%. Tính đến tháng 11/2019 có đến 43% giao dịch trên nền tảng Grab được thực hiện bằng hình thức không tiền mặt. Với số lượng ngân hàng liên kết trực tiếp gồm 23 ngân hàng và 1 ngân hàng số, Moca có khả năng tiếp cận tới gần 90% người sở hữu thẻ ATM tại Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự tăng trưởng của nền kinh tế không dùng tiền mặt, cũng như sự phát triển của các dịch vụ tài chính toàn diện trong nước.

Góp phần thay đổi diện mạo giao thông đô thị và ngành vận tải

Ở góc độ nhỏ nhất, kể từ khi tham gia kết nối đặt xe công nghệ, Grab đã hỗ trợ, hàng trăm ngàn đối tác tài xế, giúp họ gia tăng thu nhập, có một cuộc sống tốt hơn. Lái xe Đoàn Văn Nhuận, một trong những đối tác đã tham gia kết nối Grab từ những ngày đầu thừa nhận: “Tôi làm lái xe taxi trên địa bàn Hà Nội đến nay đã hơn 15 năm. Kể từ khi kết nối với Grab đến nay, lượng khách gọi xe tăng lên rõ rệt, theo đó là thu nhập cũng tăng thêm. Tôi rất hài lòng về việc này và mong ngày càng có nhiều lái xe có cơ hội như tôi”.

Diện mạo giao thông đô thị và vận tải thay đổi đáng kể từ khi có ứng dụng đặt xe công nghệ

Từ 1/4/2020 tới đây, mô hình kết nối công nghệ Grab sẽ chính thức kết thúc 4 năm thí điểm, bước vào hoạt động chính thức theo hành lang pháp luật của Nghị định 10. Cũng từ 1/4/2020, xe công nghệ như Grab sẽ không còn gò bó ở mức thí điểm nữa mà có thể mở rộng ra 63 tỉnh, thành phố nếu được địa phương chấp thuận. Điều này cũng cho thấy, Chính phủ, Bộ GTVT đã nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế trong thời đại số, từ đó quản lý và tạo điều kiện cho các mô hình cũ và mới được hoạt động công bằng, cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở nền tảng và thế mạnh của mỗi bên, góp phần thay đổi bộ mặt giao thông đô thị, giúp cái cũ và cái mới song hành cùng phát triển.

Với những nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ của một doanh nghiệp có nền tảng công nghệ, kết nối và thúc đẩy nền kinh tế số theo tinh thần của Chính phủ kiến tạo, hướng đến cuộc cách mạng 4.0 với hiệu quả cao cho đa ngành, thương hiệu này cũng cam kết tiếp tục góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số theo chiến lược dài hạn. Trong năm 2019, Grab Việt Nam đã đóng góp hơn 13 tỷ đồng cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng và cho biết sẽ tiếp tục đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 5 năm tới để phát triển các giải pháp công nghệ tài chính, công nghệ di động mới và logistics.

Hà Trang

Tin cùng chuyên mục

AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

Việt Nam có tỷ phú top 10 thế giới: ‘Giải mật NQ57’

Facebook 'khai tử' video livestream sau 30 ngày, người dùng hoang mang

Bật mí cách Facebook giữ chân người dùng mạng xã hội

Đầu tư tiền ảo: Khi giấc mơ đổi đời thành ác mộng

DeepSeek tác động tới nhu cầu về trung tâm dữ liệu như thế nào?

Sandbox - vai trò đặc biệt trong trung tâm tài chính quốc tế

Thị trường máy tính: Hãng nào có doanh số đứng đầu thế giới?

TikTok có nguy cơ đóng cửa tại Mỹ trong tuần này

Năm 2024, Việt Nam đối mặt với hơn 650.000 vụ tấn công mạng

AFF Cup: Bùng nổ triệu lượt tìm kiếm chủ đề bóng đá

Số hóa kênh bán lẻ: Chìa khóa 'vàng' trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?