Gỡ “nút thắt” để phát triển ngành công nghiệp tái chế

Ngành công nghiệp tái chế của Việt Nam còn hết sức non trẻ, hiện có rất nhiều “nút thắt” cần được giải quyết để tận dụng rác ở Việt Nam phát triển.
Hơn 3.600 tấn rác thải/ngày, Đồng Nai thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế rác Ngành công nghiệp tái chế: Tương lai và góc nhìn từ Nhựa Duy Tân

Ông Lê Ngọc Ánh Minh- Chủ tịch Điều hành Pacific Group, chuyên gia trong lĩnh vực phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đã chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương những góc nhìn mới về công nghệ tái chế chất thải hiện nay trên thế giới, cách tiếp cận mới về rác và giải pháp cần được tháo gỡ để ngành công nghiệp tái chế ở Việt Nam phát triển.

Gỡ “nút thắt” để phát triển ngành công nghiệp tái chế
Ông Lê Ngọc Ánh Minh chia sẻ cách tiếp cận mới về ngành công nghiệp tái chế

Hiện nay nước ta lãng phí khoảng 3 tỷ USD/ năm do rác thải nhựa không được tái chế. Theo ông việc kêu gọi đầu tư các dự án tái chế rác khó khăn do đâu?

Không chỉ Viêt Nam mà ở các nước phát triển hay đang phát triển việc tái chế rác nhựa vẫn đang vướng nhiều điểm nghẽn khá giống nhau.

Đơn vị có công nghệ và nhà đầu tư tái chế rác ít có cơ hội thực hiện dự án do những quy định không còn phù hợp hoặc do cách thi hành các quy định này làm nản lòng nhà đầu tư.

Các nước giàu có ngân sách tài trợ, trợ cấp cho tái chế còn các nước phát triển như Việt Nam không có ngân sách nhiều. Có nghịch lý là, tồn tại việc xả rác, bãi rác chất đống nhưng nhà đầu tư vướng khó vì rất khó để thu gom đủ khối lượng rác cho nhà máy tái chế.

Để hình thành ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam chúng ta cần phải có những bước đi như thế nào, thưa ông?

Nếu Chính phủ “mạnh tay” đổi mới quy định về tái chế rác thì các nhà đầu tư sẽ “đổ xô” vào rất nhiều vì rất sẵn nhà đầu tư cũng như sẵn đối tác công nghệ tốt. Có thể xem rác nhựa là một nguồn tài nguyên quý cần được ‘trọng dụng’.

Công nghệ hiện nay đủ giải quyết vấn đề rác nhựa trở thành nguyên liệu sản xuất cũng như để làm nhiên liệu cho một số ngành công nghiệp hoặc phát điện

Theo tôi việc tuyên truyền rất quan trọng. Thay vì “vứt rác”, chúng ta hãy tạo lập các thông điệp gây lôi cuốn, thu hút để xóa định kiến “rác” là thứ vứt bỏ, xa lánh. Thông điệp rác là tài nguyên, tích cực về tài nguyên rác lặp đi lặp lại và sáng tạo sẽ giúp công chúng thay đổi cách nhìn về rác. Thay vì vứt bỏ chúng là trọng dụng chúng trong đời sống.

Gỡ “nút thắt” để phát triển ngành công nghiệp tái chế
Những thông điệp, tạo hình lôi cuốn sẽ giúp tăng hiệu quả công tác truyền thông

Các chính phủ tiêu tốn rất nhiều chi phí để khai thác dầu mỏ, than đá để mà sản xuất vật liệu nhựa. Chúng ta đang sẵn nguồn nguyên liệu, nguồn nhiên liệu nhựa miễn phí tại sao không trọng dụng chúng để làm kinh tế? Có thể xem đây là nền kinh tế rác, nền kinh tế rác nhựa và đây là khái niệm khá mới mẻ. Bên cạnh có ý tưởng về việc quy hoạch các trung tâm năng lượng, trung tâm nhiên liệu rác nhựa.

Ngay cả các nước phát triển như châu Âu cũng không đầu tư nhiều cho tái chế nhựa. Để giải quyết “bài toán” rác thải nhựa hiện nay của Việt Nam theo ông chúng ta cần có cách tiếp cận như thế nào?

Trên thị trường đã có sẵn các công nghệ đủ sức hóa rác nhựa thành dầu diesel, công nghệ đốt rác nhựa phát điện khép kín không gây ảnh hưởng môi trường. Các trung tâm năng lượng/nhiên liệu rác nhựa có thể được thiết kế ở hải đảo, vùng duyên hải xa dân cư. Đất nước có thể tiết kiệm hàng tỉ đô la tiền nhập khẩu dầu và than đá để phát điện và giảm chi phí nhập khẩu một số nguyên liệu nhựa cho các ngành sản xuất.

Đơn cử như công nghệ Urban Rig của Nhật, rác nhựa thành dầu diesel, dầu hỏa; hay công nghệ đốt rác phát điện, công nghệ biến vỏ xe thành dầu cũng phổ biến. Thay vì nhập than đá đắt tiền, có thể tính toán tạo nguồn cung phế thải nhựa và vỏ xe để đốt phát điện, sản xuất dầu.

Ngân sách xử lý rác thải trong nước hiện nay thấp, cho nên vấn đề ô nhiễm vẫn cứ quanh quẩn và các nhà quản lý luôn gặp khó.

Hãy nghĩ hướng sáng tạo để xử lý rác mà ít trông cậy vào ngân sách. Tôi ví dụ liên tưởng đến ngành năng lượng tái tạo, chi phí đầu tư phát điện từ điện gió xa bờ còn hiệu quả hơn đào mỏ dầu dưới đáy đại dương sâu. Việt Nam được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá là có tiềm năng điện gió rất lớn, top đầu khu vực.

Chúng ta có sẵn ngay tại đô thị các mỏ tài nguyên để làm năng lượng và phát triển ngành công nghiệp tái chế. Nhà nước hãy tạo cơ chế thuận lợi cho nhà đầu tư - Có thể làm điều tương tự như thời đất nước mở cửa sau đổi mới, khi đó chúng ta mời các tập đoàn dầu khí khai thác mỏ dầu xa bờ còn nay thì đơn giản hơn: Mời nhà đầu tư vào khai thác nguồn tài nguyên rất lớn có sẵn tại đô thị.

Đối với cơ sở/dự án quy mô nhỏ ở xã/ huyện, cần khuyến khích các trường đại học, viện nghiên cứu tại Việt Nam cùng nghiên cứu giải pháp xử lý rác quy mô nhỏ mang tính bền vững, bảo vệ môi trường.

Đơn cử như Trường Đại học công nghệ Kanazawa (KIT Nhật Bản). KIT cho sinh viên làm đồ án tốt nghiệp theo cách đi đến một số địa phương, chính quyền đô thị, doanh nghiệp sản xuất và nhận đề tài là các vấn đề chưa xử lý được của địa phương hoặc nhà máy tại địa phương đó như xử lý rác thải. Sinh viên mang đề tài về làm đồ án tốt nghiệp và được thầy hướng dẫn, gợi ý và cùng phối hợp với cán bộ địa phương, nhân sự nhà máy để hoàn thiện giải pháp xử lý triệt để. Làm xong đồ án tốt nghiệp đạt được luôn 2 mục tiêu: thứ nhất là tốt nghiệp đại học và tặng địa phương/nhà máy một giải pháp hoàn chỉnh.

Ngoài ra, để tạo sự lôi cuốn người dân về rác nhựa, cần mời các nghệ sĩ, nghệ nhân thực hiện các chiến dịch, như tổ chức sáng tác tác phẩm từ rác nhựa. Điều này theo tôi rất cần vì lôi cuốn, khi người dân nhìn thấy các tác phẩm rác nhựa có hồn, họ thích thú và tự thay đổi quan điểm về rác nhựa.

Một gợi ý nữa về thu gom rác đô thị. Nơi thu gom rác đô thị ngoài các thùng rác công cộng nên là nơi nào?

Người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hay có thói quen đem rác thả xuống cống, hố ga. Vậy cơ quan quản lý có thể đặt đề bài cho các nhà thiết kế, kiến trúc sư đô thị thiết kế thêm tính năng cho hố ga: Hố ga vừa là nơi thoát nước vừa là nơi gom rác. Giải pháp này không khó giúp cống rãnh không bị nghẽn.

Tôi ví dụ, miệng hố ga dùng loại nắp đậy bằng nhựa khóa lại được và làm 1 cái rổ treo trong miệng hố ga để hứng rác. Người dọn rác hàng ngày/hàng tuần mở khóa nắp hố ga rồi lấy cái rổ trút rác vào thùng chở đi. Không vất vả lắm vì nắp hố ga là nhựa. Công nghệ nắp hố ga nhựa hiện cũng đã phổ biến và các nắp hố ga đô thị có thể là nhựa tái chế từ những “núi tài nguyên quý trong đô thị” mà tôi đã đề cập.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngành công nghiệp tái chế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.
Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định 33/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.
Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam 2024 và EL Vietnam 2024 là cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, công nghiệp mỏ, giao thông và năng lượng điện.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Theo tính toán, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới.
Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Ngày 16/4/2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và UNIDO đã khai giảng Chương trình đào tạo về chính sách chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư.
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Báo Công Thương có buổi phỏng vấn độc quyền với chuyên gia về những cơ hội và các khuyến nghị khi TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Ứng dụng công nghệ, cải tiến sản xuất và áp dụng sản phẩm xanh hóa là bước đi tất yếu để dệt may Việt Nam phát triển bền vững.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” đã diễn ra vào sáng nay.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp năm 2024

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp năm 2024

Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp Việt Nam 2024 (VINAMAC EXPO 2024) sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/5 tại Hà Nội.
Thanh Hóa: Nhà đầu tư chưa “mặn mà” với các Cụm công nghiệp huyện Bá Thước

Thanh Hóa: Nhà đầu tư chưa “mặn mà” với các Cụm công nghiệp huyện Bá Thước

Do đặc thù là huyện miền núi, kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, nhiều nhà đầu tư đã “một đi không trở lại".
Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4 tới đây, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động